Việc tuyên truyền thực hiện bằng nhiều hình thức với nội dung đơn giản, dễ hiểu cho quảng đại quần chúng. Cần lôi kéo sự tham gia của các ngành, các cấp trong lĩnh vực này như: thông tin văn hóa, y tế, giáo dục, phụ nữ, thanh niên... trong đó chú trọng đến giáo dục học đường.
Một thực trạng hiện nay là đa số các hộ dân, các hộ ven sông rạch vẫn còn thải rác, xác súc vật xuống sông rạch, xả rác bừa bãi nơi công cộng, đã ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe nhân dân cũng như làm giảm mỹ quan đô thị. Do vậy, phải làm cho nhân dân hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ tác động của rác thải đến môi trường và sức khoẻ con người. Từ đó người dân sẽ thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý chất thải rắn, có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường đô thị, tự giác đóng vệ sinh phí, tham gia trực tiếp vào công tác phân loại, giảm thiểu chất thải rắn từ nguồn, thu gom và xử lý rác hợp vệ sinh.
Các hoạt động truyền thông được phát triển cả về qui mô và cường độ với 3 mục đích:
Khuyến khích tăng cường bảo vệ môi trường;
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và nghĩa vụ của người dân đối với công tác quản lý CTR;
Xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường, quản lý rác thải.
Các hoạt động thông tin - giáo dục, tuyên truyền được thực hiện từ tỉnh đến Thành Phố, các xã phường. Hình thức truyền thông được tổ chức đa dạng, phong phú như: hội thảo, tập huấn, qua các phương tiện thông tin đại chúng, các chiến dịch quốc gia, các hội thi tìm hiểu kiến thức về bảo vệ môi trường... Đối tượng truyền thông bao gồm: trẻ em, phụ nữ, nam giới với các độ tuổi khác nhau, các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, các ban ngành, đoàn thể... trong đó chú ý đặc biệt vào đối tượng là phụ nữ và trẻ em. Hoạt động này có sự tham gia của các Sở, Ban, ngành chủ chốt như: Sở KHCN và MT, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hoá thông tin, Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên và lồng ghép với các chương trình khác.
Trang 48
Nâng cao nhận thức của cộng đồng
Vai trò của giáo dục tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường được các nước xem như là công cụ hàng đầu để thực hiện BVMT. Theo các tài liệu báo cáo môi trường thì biện pháp giáo dục chính là chìa khóa quyết định sự thành công của công tác BVMT. Theo các tài liệu báo cáo môi trường thì biện pháp giáo dục chính là chìa khóa quyết định sự thành công của công tác BVMT. Giáo dục theo bốn vấn đề lớn sau đây:
Giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng;
Giáo dục môi trường ở các cấp học từ mầm non cho đến phổ thông, đại học và sau đại học;
Huấn luyện, đào tạo phục vụ công tác quản lý rác thải; Các hoạt động phong trào mang tính tuyên truyền giáo dục.
Thường xuyên nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn đã được qui định trong luật bảo vệ môi trường bằng cách:
Tổ chức các chiến dịch truyền thông gây ấn tượng mạnh nhằm phát động phong trào toàn dân thực hiện Luật bảo vệ môi trường và chỉ thị “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước”. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào: xanh – sạch – đẹp, vệ sinh môi trường, phong trào không vứt rác ra đường và chiến dịch làm sạch thế giới;
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trực tiếp thông qua đội ngũ những người tình nguyện đến từng đoàn viên, hội viên, từng gia đình và vận động toàn dân thực hiện Luật bảo vệ môi trường.
Tổ chức tuyên truyền giáo dục thông qua sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức quần chúng cơ sở, tạo ra phong trào thi đua hình thành thói quen mới, xây dựng nếp sống mới trong tập thể cư dân ở đô thị và khu công nghiệp;
Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng,
Trang 49
niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân... và địa phương để tạo ra dư luận xã hội khuyến khích, cổ vũ các hoạt động bảo vệ môi trường.
Chương trình giám sát môi trường
Để đảm bảo các hoạt động của các cơ sở công nghiệp không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, cũng như đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý ô nhiễm, chương trình giám sát chất lượng môi trường, giám sát công tác xử lý CTR sẽ được thực hiện trong suốt thời gian hoạt động của các cơ sở và của Công ty Phát Triển Nhà và Công Trình Đô Thị. Các chỉ tiêu giám sát môi trường, địa điểm lấy mẫu và tần suất thu mẫu theo đúng như báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan quản lý môi trường về phê duyệt.
Kết quả giám sát sẽ được lưu trữ tại đơn vị và có thông báo về Sở KHCN và MT để theo dõi việc thực hiện.