Xây dựng phân hệ dạng mở, áp dụng vào phân hệ quản trị bán hàng

Một phần của tài liệu ERP và mô hình hóa quản lý doanh nghiệp (Trang 37)

bán hàng

Quá trình phát triển dựa trên các phân hệ rời rạc do đó chúng ta sẽ nghiên cứu xem xét ERP dựa trên các mô hình (mô hình chức năng, mô hình dữ liệu, mô hình quy trình nghiệp vụ, mô hình phân hệ) để từ đây chúng ta đưa ra các công việc cần làm khi xây dựng một phân hệ cụ thể sao cho nó có thể thích ứng với các phân hệ khác xây dựng sau nó. Yêu cầu của phân hệ xây dựng thỏa mãn 2 yếu tố (hình vẽ)

PHÂN HỆ ĐANG XÂY DỰNG

Chức năng yêu cầu Tích hợp tương lai

Tích hợp tương lai Tích hợp tương lai

Tích hợp tương lai

Hình 2.6 - Phân hệ dạng mở

+ Yếu tố thứ nhất là thỏa mãn yêu cầu trước mắt: các chức năng thực tại yêu cầu cần xây dựng để đáp ứng ngay nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp (có thể bao gồm tích hợp với các hệ thống hiện tại không phải ERP)

+ Yếu tố thứ hai là thỏa mãn việc tích hợp với các phân hệ khác (ERP) trong tương lai.

Hai yếu tố này liên quan tới nhau do dữ liệu của chức năng yêu cầu hiện tại sẽ là nguồn dữ liệu tổng hợp để tích hợp tương lai, cũng có thể dữ liệu sẽ được thay thế bằng nguồn dữ liệu lấy từ các phân hệ khác khi tích hợp. Trong phạm vi luận văn chúng ta sẽ không xem xét tới yếu tố thứ nhất mà chúng ta tập trung xem xét tới yếu tố thứ hai.

Giống như việc xây dựng một căn hộ, khi chưa có tiền chúng ta có thể xây dựng 1 tầng, nhưng để chuẩn bị cho việc xây dựng mở rộng hơn nữa trong tương lai, ngoài việc tính toán xây dựng tầng 1 như thế nào, các phòng bố trí ra sao, sơ đồ đường đi của đường điện nước... chúng ta cần phải xem xét đánh giá các yêu cầu tương lai khi xây

thêm tầng 2, nhà bếp... như thiết kế móng phải chắc hơn, bố trí đường điện, nước sẵn sàng có thể móc nối lên tầng trên...

Áp dụng trong trường hợp cụ thể là yêu cầu về bài toán quản trị bán hàng, mục tiêu của chúng ta cần phải xác định được các dữ liệu mà phân hệ này cần từ ERP cũng như các dữ liệu mà phân hệ này cung cấp cho ERP. Trên cơ sở đó xây dựng các giao diện giao tiếp dạng dịch vụ để có thể dễ dàng kết nối với hệ thống ERP.

Đề xuất mô hình xây dựng:

Mô hình xây dựng

Bước 1: Phân tích yêu cầu hiện tại

Tại bước này, từ mô hình chức năng và mô hình dữ liệu, chúng ta liệt kê toàn bộ các thực thể và các chức năng của hệ thống.

Lấy kết quả của quá trình phân tích (biểu đồ luồng dữ liệu, biểu đồ tương tác trong phân tích thiết kế sử dụng UML và mô hình khái niệm ER) chúng ta xây dựng hai bảng như ví dụ ở phía dưới.

Bảng 1: Danh sách các thực thể trong phân hệ bán hàng

STT Thực thể Ghi chú

1 Khách hàng 2 Nhân viên 3 Phiếu báo giá 4 Phiếu đặt hàng 5 Đơn hàng 6 Vật tư 7 Phiếu thu 8 Báo cáo Bảng 2: Danh sách các chức năng STT Chức năng Ghi chú

1 Báo giá cho khách hàng 2 Khách đặt mua hàng 3 Khách mua hàng

4 Thanh toán 5 Báo cáo cấp trên

Bước 2: Xác định các phân hệ có thể tích hợp với phân hệ cần xây dựng

Dựa vào quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp cụ thể và cấu trúc của ERP chúng ta sẽ liệt kê ra các phân hệ tương tác với phân hệ cần xây dựng cùng với chức năng và thực thể tương ứng trong từng phân hệ nghiệp vụ. Ví dụ chức năng báo giá

Chờ 1 báo giá Nhận báo giá Thực thể báo giá Thực thể báo giá Chờ tổng hợp giá V Tạo báo giá Tạo xong báo giá V Lưu trữ

báo giá Gửi báo giá

Đã lưu trữ (Kết thúc) Đã gửi báo giá (Kết thúc) Thực thể báo giá Sản phẩm Chi phí quản lý Nhập hàng KHO HÀNG, KẾ TOÁN BÁN HÀNG

Việc xác định các phân hệ tương tác và các chức năng phụ thuộc vào định hướng mở rộng kinh doanh cũng như hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên phải xác định dựa trên mô hình tổng thể của ERP. Ví dụ cụ thể có thể xem xét ở bảng phía dưới

STT Nội dung Ghi chú

I. Phân hệ quản lý kho hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Danh mục thực thể 1 Nhà cung cấp 2 Nhân viên 3 Vật tư hàng hóa 4 Kho hàng 5 Phiếu nhập kho 6 Phiếu xuất kho 7 Phiếu kiểm kê kho 8 Phiếu chuyển kho 9 Thẻ kho

10 Báo cáo cấp trên

Danh mục chức năng

1 Nhập hàng vào kho 2 Xuất hàng

3 Kiểm kê kho 4 Chuyển kho 5 Báo cáo cấp trên

II. Phân hệ quản trị nhân sự

Danh mục thực thể

1 Nhân viên 2 Phòng ban 3 Phiếu lương

5 Phiếu yêu cầu tạm ứng lương 6 Phiếu tạm ứng lương

7 Phiếu hoàn ứng 8 Bảng chấm công

9 Phiếu yêu cầu tuyển dụng

Danh sách chức năng

1 Đào tạo nhân viên 2 Tuyển dụng nhân viên 3 Tính lương

4 Tạm ứng lương 5 Chấm công 6 Báo cáo cấp trên

III. Phân hệ báo cáo thống kê

Danh mục thực thể

1 Báo cáo

Danh mục chức năng

1 Báo cáo cấp trên

IV. Phân hệ kế toán

Danh mục thực thể

1 Sổ cái

2 Sổ phụ (sổ tiền mặt, sổ lương, sổ công nợ...) 1 Phiếu thu 2 Phiếu chi 3 Phiếu kế toán Danh mục chức năng 1 Thu tiền 2 Chi tiền

3 Chức năng khác 4 Báo cáo cấp trên

Sơ đồ tương tác các phân hệ

QUẢN LÝ BÁN HÀNG

KẾ TOÁN

KHO HÀNG BÁO CÁO QUẢN TRỊ

NHÂN SỰ

Bƣớc 3: Xác định các dữ liệu chia sẻ giữa phân hệ cần xây dựng và các phân hệ trong bƣớc 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tại bước này chúng ta phải làm 3 việc

Xác định các thực thể và chức năng chung: Tìm điểm chung giữa các phân hệ Các thực thể chung chính là phần tiếp giáp giữa các phân hệ. Việc xác định các thực thể chung là bước đầu tiên xây dựng nên ranh giới tiếp giáp.

Xác định phân hệ nguồn tạo thực thể: Xác định dữ liệu phân hệ hiện tại sẽ lấy đầu vào từ đâu và cung cấp dữ liệu gì cho các phân hệ khác

Khi xây dựng phân hệ riêng rẽ, các thực thể sẽ được quản lý trực tiếp (thêm/xóa/sửa/tìm kiếm) trong phân hệ đó, tuy nhiên khi tích hợp vào hệ thống ERP, do nguyên tắc dữ liệu nguồn dữ liệu duy nhất của ERP (dữ liệu không trùng lặp mà chia sẻ giữa các phân hệ), đôi khi thực thể có thể được tạo và quản lý bởi phân hệ khác. Phân hệ đang xây dựng sẽ truy cập và lấy thông tin từ phân hệ nguồn.

Tại bước này chúng ta cũng cần liệt kê ra danh sách các thực thể mà phân hệ đang xây dựng sẽ cung cấp cho các phân hệ khác.

Xác định các giao tiếp khác:

Giao tiếp khác bao gồm các điều kiện kiểm tra ràng buộc khi mở rộng hệ thống. Điều này có thể thực hiện dựa trên mô hình nghiệp vụ. Từ mô hình nghiệp vụ chúng ta xác định được các mối liên hệ ràng buộc giữa các phân hệ bị lược bỏ trong quá trình xây dựng phân hệ riêng rẽ (do khi xây dựng phân hệ riêng rẽ không có thông tin để kiểm tra các ràng buộc này).

Ví dụ: Khi xây dựng phân hệ quản lý bán hàng bạn chưa có chức năng công nợ, khi tích hợp vào ERP, bạn có thể truy xuất thông tin công nợ từ phân hệ kế toán và kiểm tra xem khách hàng có vượt quá giới hạn nợ hoặc nợ quá hạn không? Một ví dụ khác là truy xuất thông tin hàng tồn kho tại phân hệ kho hàng không cho phép xuất hàng khi không đủ hàng trong kho. Các ràng buộc này bị lược bỏ nếu xây dựng phân hệ quản trị bán hàng riêng lẻ.

QUẢN LÝ BÁN HÀNG

KẾ TOÁN

KHO HÀNG BÁO CÁO QUẢN TRỊ

NHÂN SỰ

Cung cấp thông tin

Cung cấp thông tin

Lấy thông tin / Kiểm tra

Nhân viên Lấy thông tin

Doanh thu Cung cấp thông tin

Vật tư Khách hàng

Phiếu thu

Lấy thông tin Cung cấp thông tin

Hóa đơn bán hàng

Cung cấp thông tin Phiếu đặt hàng

Phiếu báo giá

Phòng ban Lấy thông tin

Bƣớc 4: Xây dựng phân hệ với các giao tiếp dữ liệu đã xác định ở bƣớc 3

Từ thông tin ở bước 3, ta tiến hành xây dựng các giao diện tương tác:

STT Tên giao diện Hƣớng

dữ liệu

Phân hệ tƣơng

tác Miêu tả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 LayDanhSachNhanVien Từ Quản trị nhân sự Lấy danh sách nhân viên

2 LayThongTinPhongBan Từ Quản trị nhân sự Lấy thông tin phòng ban

3 LayDanhSachVatTu Từ Kho hàng Lấy danh sách vât tư

4 KiemTraDuHangXuat Từ Kho hàng Kiểm tra xem có đủ

hàng để xuất bán hay không

5 KiemTraDuocPhepBan Từ Kế toán Kiểm tra xem có được

phép bán cho khách hàng không?

6 CungCapHoaDonBanHang Đến Kế toán Đưa ra thông tin hóa đơn bán hàng cho phân hệ kế toán 7 CungCapDanhSachKhachHang Đến Báo cáo quản

trị, Kế toán

Đưa ra thông tin khách hàng 8 CungCapThongTinDoanhThu Đến Báo cáo quản

trị, Nhân sự

Các giao diện cung cấp dữ liệu cho ERP sẽ được xây dựng ngay trong phân hệ còn các giao diện lấy dữ liệu từ ERP sẽ được thiết kế trong các phân hệ khác tuy nhiên do chúng ta đã định nghĩa chuẩn giao tiếp nên có thể dễ dàng kết nối tới phân hệ quản trị bán hàng.

Nếu tích hợp mô hình xây dựng này vào quá trình phân tích thiết kế hệ thống phân hệ bán hàng chúng ta có các bước xây dựng khác đi như sau:

Bước 1: Mô tả mô hình nghiệp vụ

- Mô tả bằng lời các hoạt động cho sản phẩm dịch vụ

- Mô tả các biểu đồ hoạt động cho các tiến trình cung cấp dịch vụ Bước 2: Phân tích

- Tách các tiến trình dịch vụ thành các phần (hoạt động) thuộc vào các phân hệ khác nhau

- Chỉ ra yêu cầu dữ liệu cho các dịch vụ

- Chỉ ra tương tác giữa các phân hệ về mặt dữ liệu

- Xác định các giao diện trao đổi dữ liệu giữa các phân hệ Bước 3: Đặc tả yêu cầu của phân hệ bán hàng

Bước 4: Thiết kế hệ thống bán hàng Bước 5: Thiết kế các giao diện tương tác

Chương 3. XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY DON’S TÂY HỒ

Một phần của tài liệu ERP và mô hình hóa quản lý doanh nghiệp (Trang 37)