- Thứ nhất: Công tác quản lý các khoản phải thu của công ty chưa chặt chẽ Vòng
3.2.3 Quản lý chặt chẽ hàng tồn kho, giảm tối đa lượng hàng tồn kho.
lập kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chi tiết số lượng theo từng tháng, quý. Kiểm tra chất lượng hàng hóa khi nhập về. Nếu hàng kém phẩm chất thì phải đề nghị người bán đền bù tránh thiệt hại cho công ty.
Định kỳ phải tiến hành kiểm kê đánh giá và đánh giá lại vật tư hàng hóa, để xác định lượng hàng hóa dữ trữ cho hợp lý, đảm bào an toàn cho kinh doanh. Công ty nên căn cứ vào các hợp đồng mua bán với khách hàng, xem xét các khách hàng quen của công ty hay có nhu cầu cần cung cấp hàng hóa vào thời điểm nào, số lượng mua nhiều hay ít. Từ đó xác định lượng hàng cần dự trữ.
Bảo quản tốt hàng tồn kho. Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng hóa tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn.
Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa. Từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc nhập hàng và lượng hàng hóa trong kho trước sự biến động của thị trường. Đây là biện pháp quan trọng để bảo toàn vốn của công ty.
Thực hiện tốt công tác quản lý hàng tồn kho sẽ giúp cho công ty tiết kiệm được một lượng VLĐ nhất định, từ đó công ty có thể giảm các khoản vốn vay ngắn hạn và chi phí sử dụng vốn tăng vòng quay hàng tồn kho giảm số ngày một vòng quay hàng tồn kho và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty.