1. Vị trí quan sát của người dự
• Người dự giờ nên đứng một chỗ trong suốt thời gian dự giờ, tránh đi lại làm ảnh hưởng đến lớp học.
• Người dự giờ nên đứng ở vị trí có thể quan sát học sinh một cách tốt nhất.
• Nên đứng ở hai bên lớp học.
• Vẽ sơ đồ chỗ ngồi của từng học sinh.
- Khi bắt đầu giờ học người dự giờ cần vẽ sơ đồ chỗ ngồi của học sinh.
- Trong quá trình quan sát người dự giờ cần đánh dấu, ghi chép những biểu hiện tâm lý, thái độ, hành vi của một số học sinh (có thể quan sát được) trong các hoạt động/tình huống cụ thể như: Hoạt động nào? Bài tập nào? Thời điểm nào? Biểu hiện của học sinh đó như thế nào? Vì sao lại như vậy?
HS17 HS18 HS19 HS20 HS21 HS22 HS23 HS24
HS9 HS10 HS11 HS12 HS13 HS14 HS15 HS16
HS1 HS2 HS3 HS4 HS5 HS6 HS7 HS8
Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm 27
2. Quan sát học sinh
• Thái độ của học sinh khi tham gia học thể hiện qua nét mặt, hành vi (thích thú, tích cực, chán nản, uể oải..).
• Khả năng thực hiện các nhiệm vụ học tập (có vừa sức không, có hiểu lời hướng dẫn không?...).
• Hoạt động nào học sinh hứng thú/không hứng thú? Vì sao?
• Giáo viên làm thế nào dể cuốn hút học sinh tham gia?
• Những học sinh nào chưa/không tham gia vào các hoạt động?
• Chú ý đến học sinh rất tích cực và những học sinh chưa tích cực.
• Quan sát học sinh làm việc cá nhân/hoạt động nhóm. Khi học sinh làm việc
trong nhóm: Thời gian có đủ để học sinh thực hiện nhiêm vụ được giao hoặc nắm được nội dung bài học không? Có bao nhiêu học sinh tham gia thực hiện nhiêm vụ? Có học sinh nào không tham gia? Vì sao? Trong trường hợp đó, chúng ta có thể làm gì để tất cả học sinh đều tham gia một cách có ý nghĩa?
• Có học sinh nào không làm việc khi giáo viên giao nhiệm vụ cho cá nhân? Vì sao?
• Giáo viên có biết khai thác kinh nghiệm/kiến thức của học sinh không?
• Những kiến thức/kỹ năng mới nào mà học sinh học được thông qua hoạt động/ giờ học.
3. Ghi chép theo phiếu quan sát
Sử dụng phiếu quan sát để ghi chép nhanh các thông tin một cách ngắn gọn, cụ thể và dễ dàng đối chiếu tổng hợp thông tin một cách hệ thống, khoa học.
PHIẾU QUAN SÁT
Nội dung hoạt động Biểu hiện của học sinh Nguyên nhân, biện pháp
Hoạt động 1. Tên hoạt động
Nội dung của hoạt động, nhiệm vụ, câu hỏi, bài tập…
Cảm xúc, thái độ, hành vi, trả lời câu hỏi,… Bài tập, sản phẩm…
Vì… Nên… Có thể là…
Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm 28