Quy trình công nghệ

Một phần của tài liệu Diatomite và ứng dụng trong việc làm vật liệu lọc nước (Trang 56)

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM MẪU VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT

4.3. Quy trình công nghệ

Diatomite

Gia công và Phân loại

Dạng sỏi Dạng cát Dạng cát (1-2cm) ( 2 - 5mm) (1.25 - 2mm)

Đóng bao

Sản phẩm

Nguyên liệu là khoáng diatomite được khai thác tại mỏ Hòa Lộc – Phú Yên. Sau đó được đưa về nhà máy để đưa vào quy trình sản xuất.

Nguyên liệu được lựa chọn chế độ sấy và nung thích hợp, vừa phải đảm bảo hiệu quả quá trình nung, tránh các sự cố sảy ra với sản phẩm nung như nứt, gãy. Vừa phải đạt hiệu xuất quá trình lọc của sản phẩm sau khi nung và hiệu quả kinh tế. Trong quá trình nung, lượng nước có trong khoáng thoát ra ngoài dưới tác động của nhiệt độ (quá trình mất nước lý và hóa học trong quá trình nung) theo các mao quản. như vậy, sau quá trình nung,hệ thống mao quản hình thành rõ ràng.

Còn lại là cấu trúc khung xương bền vững được cấu tạo bởi hai oxite SiO2 và Al2O3. Hệ thống mao quản này giúp diatomite sau khi nung có tác dụng lọc tốt.

Nhóm 3 Trang 57 Sau quá trình nung, sản phẩm nung chuyển qua công đoạn thứ hai là gia công và phân loại. Sản phẩn sau nung được đưa vào hệ thống nghiền bằng các máy nghiền thô. Ra khỏi máy nghiền,sản phẩm nghiền được đưa qua hệ thống sàng phân loại sản phẩm. Sự khác nhau về kích thước hạt sau nghiền được phân loại thông qua kích thước các ray khác nhau, cụ thể là thu được 3 dạng sản phẩm:

 Sản phẩm dạng sỏi: kích thước hạt đạt 1-2cm. Được phân loại bằng các ray với đường kính lỗ ray là 1.5 cm

 Sản phẩm dạng cát: kích thước hạt đạt 2-5mm. Được phân loại bằng các ray với đường kính lỗ ray là 3 mm

 Sản phẩm dạng cát: kích thước hạt đạt 1.25-2mm.

Sau khi phân loại, sản phẩm được đóng bao và đưa vào sử dụng.

Một phần của tài liệu Diatomite và ứng dụng trong việc làm vật liệu lọc nước (Trang 56)