- Có 56 56 %
- Không 44 44 %
10. Bạn đã dành thời gian học môn Tiếng Anh mỗi ngày ở nhà là:
- Không có 73 40 %
- Nửa giờ 26 58 %
- Một giờ 1 1 %
- Hai giờ 0 0 %
11. Việc thực tập nghe nói Tiếng Anh của bạn thì:
- Thường xuyên 0 0 %
- Thỉnh thoảng 5 50 %
- Rất ít khi 29 38 %
Nhận xét:
50% HS đều nhận thức rằng Tiếng Anh rất có ích cho các em sau này tìm việc làm hoặc làm công cụ để học cao hơn một số ít cho rằng để đi lao động xuất khẩu. Tuy nhiên, có đến 32% ý kiến không thích học môn này và 43% cho là bình thường, tức là chưa tìm được động cơ học tập Tiếng Anh. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, thật đáng tiếc khi mà trong xu thế hội nhập hiện nay vẫn còn có những học sinh xem nhẹ môn ngoại ngữ. Nguyên nhân có thể là do các em đã không xác định đúng động cơ, mục đích học tập vì các em chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không biết rằng một lúc nào đó ngoại ngữ sẽ giúp em rất nhiều trong công việc sau này và trong cả cuộc sống hàng ngày khi mà thời đại CNTT và kĩ thuật hiện đại đang bùng nổ chúng ta sẽ không thể thiếu ngoại ngữ.
Chỉ có 37% HS được hỏi có động cơ học tập. Đây là một vấn đề rất quan trọng trong học tập ngoại ngữ. Nếu người học không có động cơ học tập thì khó có thể tiếp thu và sử dụng hiệu quả một ngoại ngữ. Đó cũng là nguyên nhân chỉ có 7% HS tham gia tích cực các hoạt động học trên lớp. Chương trình học hiện nay được cho là chưa phù hợp, số GV hướng dẫn phương pháp học tập bộ môn chưa đều và giảng dạy chưa thực sự có hiệu quả. Tuy nhiên, GV vẫn còn tập trung nhiều vào kiến thức ngôn ngữ.
Xu hướng dạy học hiện nay chú trọng vào việc hướng dẫn phương pháp học tập bộ môn để dần hướng đến việc tự học của HS. Tự học chính là việc bản thân HS tự tổ chức hoạt động học thông qua các công việc cụ thể như: tự lập kế hoạch học tập bộ môn, tự làm các bài tập, chuẩn bị bài học trước khi đến lớp, đọc sách, nghiên cứu các tài liệu liên quan, thảo luận với bạn bè, tự tìm kiếm thông tin có liên quan đến nội dung bài học, môn học qua các nguồn tư liệu để giải quyết các nhiệm vụ học tập của bản thân. Qua khảo sát hoạt động tự học của HS, có thể thấy như sau: Có đến 66% HS không dành thời
gian học tập Tiếng Anh .Chính vì xác định không đúng động cơ học tập nên ngoài thời gian học ở trường ở lớp, số các em đầu tư tự học là rất ít. Qua trao đổi với các em, hầu hết các em cho biết việc dành thời gian học ngoại ngữ ở nhà là rất hạn chế, các em ít khi ôn lại bài hay làm bài tập ở nhà mà hầu hết đều nhờ vào sự giảng dạy của GV trên lớp.
Về cả kĩ năng thực hành khi học ngoại ngữ, đa số các em cho rằng cả bốn kĩ năng: “nghe, nói, đọc, viết" đều rất quan trọng. Trong số đó, hai kĩ năng "nghe" và "nói" các em rất ngại sử dụng nên ít sử dụng vì cho rằng hai kĩ năng này rất khó. Bởi các em không được thường xuyên luyện nghe, luyện nói. Các em thường chỉ chú trọng việc làm bài tập ngữ pháp, luyện các dạng bài trước khi làm bài kiểm tra. Cơ hội giao tiếp với người nước ngoài là không có. Các em cho rằng khó khăn trong việc học ngoại ngữ chủ yếu là cách thành lập cấu trúc câu, nghĩa là sắp xếp trật tự từ của câu sao cho đúng và hợp lý. Bên cạnh đó là một vài kĩ năng khác như phát âm, cách học từ vựng, kĩ năng nghe... Với các phương pháp dạy học ngoại ngữ, các em hứng thú với các kĩ năng chủ yếu sau: vấn đáp, đàm thoại, hoạt động nhóm, dạy có phương tiện hiện đại hỗ trợ... bởi các em cho biết những phương pháp dạy học đó mang một không khí thoải mái, cởi mở giữa thầy và trò trong lớp. Do đó học sinh có thể tiếp thu bài dễ dàng mà không bị áp lực căng thẳng.
Bảng 2.14: Ý kiến của học sinh về hoạt động tự học môn Tiếng Anh T T Các hoạt động S ố lượ ng - % Tần xuất thực hiện TX TT CBG 1 Lập kế hoạch tự học SL 8 23 69 %
2 Phát hiện và lựa chọn kỹ năng còn yếu đề tự học thêm SL 9 25 66
%
3 Đọc và học thêm tài liệu, sách tham khảo Tiếng Anh khác SL 6 29 65
%
4 Nghe và ghi chép những vấn đề giáo viên giảng trên lớp SL 52 43 5
%
5 Có ý thức tham gia tích cực các hoạt động trên lớp SL 9 47 44
%
6 Hệ thống hoá các kiến thức đã học SL 15 26 69
%
7 Trao đổi thắc mắc với thầy cô và bạn SL 15 43 42
%
8 Luôn hoàn thành bài tập ở nhà theo yêu cầu của giáo viên
SL 26 57 17
%
9 Sử dụng nhiều phương tiện học tập khác nhau ở nhà (vi tính, cassette..)
SL 0 2 98
%
10 Luyện tập đều 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết SL 0 7 93 %
11 Tự kiểm tra kết quả học tập SL 3 24 73
%
Ghi chú: - Thường xuyên: TX - Thỉnh thoảng: TT - Chưa bao giờ: CBG
Nhận xét:
Trong 11 nội dung của hoạt động tự học, chỉ có nội dung 4 “Nghe và ghi chép những vấn đề giáo viên giảng trên lớp” là có tỉ lệ cao nhất (56%). Tiếp theo là mức độ hoàn thành bài tập ở nhà mà thầy cô đã giao (52%). Điều đó chứng tỏ HS vẫn còn thụ động, chưa thực sự tích cực, chủ động trong học tập môn Tiếng Anh. Đó cũng là lý do hầu hết HS không lập kế hoạch tự học (92%), không xem tài liệu tham khảo có liên quan đến môn học (94%), không sử dụng các phương tiện nghe nhìn như máy cassette, Internet để học tập
Tiếng Anh (100% thỉnh thoảng hoặc chưa bao giờ). Đặc biệt có đến 97% thực hiện chưa tốt việc tự kiểm tra kết quả học học tập để có sự điều chỉnh phù hợp. Từ đó, có thể kết luận rằng ý thức tự học của HS chưa cao, hầu hết vẫn phải nhờ thầy cô.
2.2.5. Hiệu quả đào tạo
Trong những năm qua, chất lượng giáo dục huyện Bắc Sơn – Lạng Sơn luôn có sự chuyển biến qua từng năm. Chất lượng thi tốt nghiệp của HS luôn đạt ở mức cao.
Bảng 2.15: Kết quả thi tốt nghiệp THPT của các trƣờng THPT huyện Bắc Sơn – Lạng Sơn các năm học 2008 – 2010
Trường THPT
Tổng số HS
khối 12 Đỗ tốt nghiệp THPT
Đỗ tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh
08- 09 09-10 2008-2009 2009-2010 2008-2009 2009-2010 SL % SL % SL % SL % Bắc Sơn 456 464 400 87,7 440 94,8 116 25,4 180 38,7 Vũ Lễ 246 191 216 87,8 181 94,7 25 10,2 44 23,0 Toàn Huyện 702 655 616 87,7 621 94,8 141 20,1 224 34,1 Toàn Tỉnh 8419 8474 7166 85,1 7946 93,7 2498 31,3 3092 36,4
Từ bảng kết quả trên có thể thấy rằng, chất lượng dạy học bộ môn Tiếng Anh ở các trường THPT huyện Bắc Sơncòn quá thấp.
2.2.6. Đánh giá thực trạng hoạt động dạy học Tiếng Anh ở các trƣờng trung học phổ thông huyện Bắc Sơn – Lạng Sơn
2.2.6.1. Ưu điểm
Nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn Tiếng Anh trong nhà trường phổ thông hiện nay, đội ngũ CBQL ở các trường THPT huyện Bắc sơn – Lạng Sơn trong những năm gần đây đã có sự đầu tư rõ rệt về cả CSVC và tăng cường nâng cao năng lực của đội ngũ GV nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn này. 100% GV Tiếng Anh THPT được bồi dưỡng nâng cao trình độ
sư phạm, được tham dự các lớp tập huấn chương trình thay SGK, 100% GV đạt chuẩn. Về chất lượng dạy học Tiếng Anh, đã có sự thay đổi về phương pháp giảng dạy của GV theo hướng dạy học tích cực, HS có cơ hội được luyện tập thực hành giao tiếp nhiều hơn.
2.2.6.2. Tồn tại
Tuy có sự đầu tư nhưng chất lượng dạy học Tiếng Anh ở các trường THPT huyện Bắc Sơn – Lạng Sơnchưa đạt yêu cầu mong muốn. Về đội ngũ GV, đến nay vẫn chưa có GV Tiếng Anh có trình độ sau cao học. Về tỷ lệ bộ môn Tiếng Anh đỗ tốt nghiệp còn quá thấp so với các môn học khác.
2.2.6.3. Những vấn đề cần rút ra từ chất lượng dạy học Tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông huyện Bắc Sơn – Lạng Sơn
a. Một số nguyên nhân:
- Do đặc thù miền núi, địa bàn chia cắt, có nhiều học sinh dân tộc, kinh tế còn nghèo, phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, trình độ dân trí chưa thật cao nên phụ huynh HS chưa thật sự quan tâm đến việc nâng cao trình độ ngoại ngữ cho con em.
- Những năm gần đây, tuy đã được đầu tư nhiều để nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Anh THPT, nhưng CSVC thật sự vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, chưa có phòng Lab cho HS thực tập giao tiếp, GV vẫn dùng máy cassette để dạy là chính.
- Trình độ đội ngũ GV chưa cao và chưa đồng đều, hầu hết đội ngũ GV Tiếng Anh đều là những GV hệ tại chức, hệ mở và hệ cử tuyển. Mặc dù đã được các cấp lãnh đạo quan tâm nâng cao trình độ sư phạm nhưng cho đến nay vẫn chưa có GV Tiếng Anh THPT đạt trên chuẩn.
- Về phía HS, thuộc khu vực miền núi nghèo nàn nên hầu hết đến lớp 6 các em mới bắt đầu làm quen ngoại ngữ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự tiếp cận chương trình SGK Tiếng Anh mới. Hơn nữa, do không có điều kiện tiếp xúc với người nước ngoài mà đặc biệt là người bản ngữ nên các em ngại giao
tiếp bằng Tiếng Anh. Đó cũng là một cản trở khiến các em không có động cơ học tập Tiếng Anh. Ngoài ra, khả năng sử dụng Tiếng Việt của các em nhìn chung còn yếu nên cũng ảnh hưởng đến việc học tập ngoại ngữ.
b. Những bất cập so với đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008- 2020”
- Về CSCV: Đến nay vẫn chưa có danh mục thiết bị tối thiểu phục vụ cho việc dạy và học ngoại ngữ bậc THPT, chưa ban hành tiêu chuẩn phòng học tiếng nước ngoài ở các trường THPT.
- Để đảm bảo chất lượng dạy ngoại ngữ, số HS trên mỗi lớp phải không quá 30 học sinh. Tuy nhiên, do CSVC ở các trường trong huyện chưa đáp ứng nhu cầu nên sĩ số lớp hiện nay vẫn trên 40 em.
- Về GV, hiện nay trong huyện chưa có GV Tiếng Anh THPT đạt trình độ trên chuẩn, chưa có cơ hội được giao lưu học tập ở nước ngoài, chưa có trường nào thỉnh giảng GV Tiếng Anh là người bản ngữ.
2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy Tiếng Anh ở các trƣờng trung học phổ thông huyện Bắc Sơn trung học phổ thông huyện Bắc Sơn
Trong các hoạt động QL của người CBQL thì QL hoạt động dạy học đóng vai trò then chốt, quyết định sự thành bại của nhà trường. Trong những năm qua, chất lượng dạy học ở huyện Bắc Sơn – Lạng Sơn luôn được đánh giá cao chính là nhờ sự năng động, nhiệt huyết và kỹ năng QL tốt của các CBQL trong huyện. Đối với môn Tiếng Anh, qua thực tế tìm hiểu và k
ết quả khảo sát công tác quản lý dạy học, chúng tôi có kết quả như sau:
2.3.1. Quản lý hoạt động dạy Tiếng Anh
Không thể QL thành công bất kỳ một hoạt động nào nếu chúng ta không có sự nhận thức đầy đủ và đúng đắn về nó. Qua khảo sát các CBQL trong huyện, chúng tôi có kết quả sau đây:
Cách tính những nội dung điều tra mức độ nhận thức:
Sau đó lấy điểm tổng, điểm trung bình của mỗi nội dung và xếp thứ bậc.
Bảng 2.16: Mức độ nhận thức các biện pháp quản lý hoạt động dạy Tiếng Anh ở các trƣờng THPT huyện Bắc Sơn
TT Các hoạt động
Mức độ nhận thức Kết quả
RQT QT I QT
KQT X Thứ bậc
1. Quản lý kế hoạch dạy học
a. Xây dựng kế hoạch năm học và đề ra các
chỉ tiêu 7 1 0 0 31 3,9 1
b. Chỉ đạo, duyệt kế hoạch dạy học của tổ
chuyên môn 6 2 0 0 30 3,8 2
c.
Chỉ đạo, duyệt kế hoạch dạy học của GV (cả kế hoạch năm học và kế hoạch bài học - lesson plan)
3 5 0 0 27 3,4 5
d. Giám sát việc thực hiện các kế hoạch và có
điều chỉnh kịp thời 3 5 0 0 27 3,4 5
3,6 2. Quản lý chƣơng trình dạy học và mục tiêu dạy học
a. Định hướng cho giáo viên xác định đúng mục
tiêu dạy học theo tình hình thực tế của nhà trường 3 5 0 0 27 3,4 5 b. Chỉ đạo việc thiết kế chương trình dạy học
theo tình hình của nhà trường 2 4 2 0 24 3,0 8
c.
Chỉ đạo xếp thời khóa biểu đúng đủ thời lượng, có khoa học về quy luật nhận thức và đáp ứng được nguyện vọng của GV
1 2 5 0 20 2,5 11
d. Thường xuyên theo dõi tiến độ thực hiện
chương trình dạy học và có can thiệp kịp thời. 3 3 2 0 25 3,1 7 e. Quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên 4 4 0 0 28 3,5 4 f. Có ứng dụng CNTT & TT trong quản lý
chương trình dạy học 2 5 1 25 3,1 7
3. Về quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên
a. Chỉ đạo hình thức, cách thức soạn giáo án
đúng đặc thù bộ môn Tiếng Anh 2 5 1 0 25 3,1 7 b.
Chỉ đạo thực hiện các bước lên lớp đúng đặc thù bộ môn Tiếng Anh và theo hướng dạy học tích cực
3 5 0 0 27 3,4 5
c. Quy định về số lượng, nội dung và chất
lượng các loại hồ sơ giáo viên theo quy định 2 2 4 0 22 2,8 10 d. Quy định về kỷ cương, chế độ hội họp, báo
cáo thống kê định kỳ 3 4 1 0 26 3,3 6
e. Giám sát việc dự giờ thăm lớp, rút kinh
nghiệm giảng dạy của giáo viên 2 3 3 0 23 2,9 9 f. Chỉ đạo và giám sát việc thực hiện thao
giảng, chuyên đề ngoại khóa 1 2 5 0 20 2,5 11 g. Chỉ đạo, giám sát nội dung sinh hoạt của tổ
chuyên môn 1 2 5 0 20 2,5 11
h. Quản lý, giám sát việc sử dụng đồ dùng dạy
học - đặc biệt là các phương tiện CNTT&TT 3 3 2 0 25 3,1 7 i. Quản lý chặt chẽ việc dạy thêm, học thêm 2 2 2 2 20 2,5 11
j.
Tổ chức, giám sát việc kiểm tra học sinh định kỳ, việc chấm trả bài khách quan, đúng quy chế
2 2 4 0 22 2,8 10
k.
Định huớng tổ chức các hoạt động NGLL nhằm giúp HS phát triển kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh
1 2 5 0 20 2,5 11
2,9 4. Quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học
a. Chỉ đạo giáo viên áp dụng các phương pháp
b. Tạo phong trào đổi mới phương pháp dạy
học trong nhà trường 2 2 4 0 22 2,8 10
c.
Có quy định về áp dụng công nghệ thông tin & truyền thông trong đổi mới phương pháp dạy học
1 2 2 3 17 2,1 12
d.
Tổ chức cho giáo viên dự giờ thao giảng và thực hiện các chuyên đề ngoại khóa về đổi mới phương pháp dạy học tích cực
2 5 1 0 25 3,1 7
2,8 5. Quản lý sử dụng và bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho giáo viên
a. Có chú ý xây dựng tập thể đòan kết, giúp đỡ
lẫn nhau nâng cao trình độ sư phạm 2 6 0 0 26 3,3 6 b. Phân công giảng dạy hợp lý, có chú ý đến
phát triển năng lực sư phạm cho giáo viên 3 5 0 0 27 3,4 5 c. Làm tốt công tác bồi dưỡng giáo viên theo
chu kỳ
3 5 0 0 27 3,4 5