- Cày bừa kỹ cho đất nhỏ, tơi để tạo sự thoáng khí, làm phẳng mặt ruộng, lên luống hợp lý tuỳ thuộc từng vùng, từng địa thế. Dọn sạch cỏ dại, tàn d− cây trồng vụ tr−ớc đem ra khỏi ruộng trồng bông.
- Dùng giống bông chống chịu sâu bệnh (TH2, MCU.9...).
- Luân canh cây bông với cây lúa n−ớc hoặc với cây khoai, cây mía, hoặc cây đậu đỗ sẽ làm giảm nhiều loài sâu bệnh chính hại bông.
- Xen canh bông với cây mía, cây đậu t−ơng, cây đậu xanh hoặc trồng bông gối vào ruộng bắp (ngô) để lợi dụng các hoạt động hữu ích của thiên địch tự nhiên trong hạn chế số l−ợng sâu chính hại bông. Trồng cây bông xen với các cây đậu (đặc biệt là cây đậu xanh) hoặc đậu xanh + cây ngô có tác dụng hạn chế sự lây nhiễm và tác hại của bệnh xanh lùn hại bông.
- Gieo bông vào thời vụ sớm và ở trong cùng một vùng bông nên gieo đồng loạt, gieo gọn trong một khoảng thời gian ngắn để không kéo dài thời vụ bông trên đồng góp phần hạn chế đ−ợc một số sâu chính hại bông.
- Gieo mật độ thích hợp với từng giống bông, không nên gieo quá dày nhằm tạo điều kiện thông thoáng cho ruộng bông.
- Bón phân hoá học cân đối kết hợp với phân hữu cơ hoai mục giúp cây trồng sinh tr−ởng tốt từ đó làm tăng sức chống chịu với sâu bệnh chính hại bông.
- Thu nhổ những cây bị bệnh xanh lùn đem ra khỏi ruộng bông và tiêu hủy chúng.
- Tiêu diệt các loài cây dại là ký chủ của sâu hại bông. Giữ cho ruộng bông sạch cỏ là một yêu cầu quan trọng của việc phòng trừ sâu hại bông. Khi không có bông cũng phải tiêu diệt các cây dại cùng họ với cây bông để trừ nguồn sâu hại bông trên các cây đó.
- Sau khi thu hoạch bông xong cũng phải thu nhặt và tiêu huỷ tất cả tàn d− cây bông để diệt nguồn sâu bệnh nhằm ngăn chặn sự tồn tại và lây lan của chúng sang vụ bông sau.