0
Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THẤT THOÁT LÃNG PHÍ TRONG XÂY DỰNG CHUNG CƯ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOAN 2005-2009 (Trang 32 -34 )

IV. Thất thoát lãng phí trong giai đoạn vận hành các dự án xây dựng chung cư – đô thị.

5. Các giải pháp liên quan đến việc phát huy vai trò của thông tin đại chúng

6.1. Đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

- Đối với các dự án đang chuẩn bị đầu tư: phải chọn lọc để đầu tư có trọng điểm, bảo đảm có hiệu quả, phát huy được thế mạnh, khai thác được tiềm năng và thể hiện lĩnh vực mũi nhọn của đơn vị; rà soát lại về quy hoạch, kỹ thuật, công nghệ, thị trường, khả năng bố trí vốn đầu tư cho dự án; không quyết định đầu tư mới các dự án không có hiệu quả.

-Cần quy định công tác kế hoạch hoá đầu tư xây dựng cơ bản như một chế định đặc biệt trong các văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng ở giai đoạn trước khi chuẩn bị đầu tư.

+Kế hoạch phải được công khai hóa để nhân dân biết, theo dõi, giám sát trong quá trình thực hiện đầu tư.

+ Quy định rõ nội dung và trình tự của công tác kế hoạch đầu tư, trong đó quy định rõ những vấn đề liên quan đến việc cấp phát vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm đầu tư tập trung, đúng mục đích, đúng quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm đầu tư có hiệu quả.

- Cần có những quy định cụ thể ngăn cấm việc cho phép đầu tư hoặc quyết định đầu tư khi chưa xác định rõ nguồn vốn, khi chưa có kết quả thẩm định dự án.

+ Coi chỉ tiêu về số lượng công trình hoàn thành và tiến độ thực hiện các công trình là chỉ tiêu pháp lệnh trong các kế hoạch đầu tư.

+ Coi chỉ tiêu về chất lượng công trình, về quy hoạch và tổng mức đầu tư là yêu cầu bắt buộc mà chủ đầu tư cũng phải chịu trách nhiệm.

+Cần quy định cụ thể về các nội dung liên quan đến việc chuẩn bị đầu tư đối với một dự án đầu tư cụ thể (từ khâu lập dự án, thẩm định, quyết định đầu tư…) nhằm bảo đảm tính khả thi và hiệu quả của dự án; cần có tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả dự án đầu tư làm cơ sở cho việc xem xét quyết định đầu tư.

+ Công khai, minh bạch các quy định pháp luật về đầu tư xây dựng; công khai, minh bạch quá trình quản lý đầu tư xây dựng kể từ khâu chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, thẩm định, duyệt dự toán, khảo sát, thiết kế, đấu thầu đến nghiệm thu, thanh quyết toán; công khai các kết quả thanh tra, kiểm tra và kết quả xử lý qua thanh tra, kiểm tra.

+Cần có quy định cụ thể về trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc tham gia ý kiến về dự án đầu tư xây dựng. Các dự án được quyết định đầu tư cần được công khai hoá trên các phương tiện thông tin đại chúng.

6.2.Đối với giai đoạn thực hiện đầu tư.

-Cần tách bạch rõ ràng và rành mạch hơn nữa nội dung giữa quản lý hành chính nhà nước và quản trị kinh doanh ở doanh nghiệp đối với hoạt động đầu tư xây dựng trong tất cả các khâu quản lý đầu tư xây dựng; xác định rõ ràng

+ Cụ thể hơn nữa nội dung quản lý nhà nước và thẩm quyền quyết định đầu tư đối với từng loại dự án đầu tư.

+ Làm rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng Bộ, giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc quản lý đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước (bao gồm vốn ngân sách, vốn tín dụng nhà nước, vốn đầu tư của các doanh nghiệp

nhà nước) và vốn không phải nhà nước; quy định rõ hơn nữa việc phân cấp, giao quyền, trách nhiệm (pháp lý và vật chất) của từng chủ thể tham gia quá trình đầu tư : chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn thiết kế, người thẩm định, người giám sát thi công đối với chất lượng, tiến độ, giải phóng mặt bằng, lập và duyệt thiết kế - tổng dự toán, trách nhiệm về kế hoạch vốn, đấu thầu, thi công, mua sắm, lắp đặt và hạn mức chi phí được duyệt.

- Quy định về trách nhiệm và thẩm quyền quyết định đối với việc thay đổi, điều chỉnh tổng mức đầu tư trên cơ sở bảo đảm hiệu quả dự án đầu tư, điều kiện và giới hạn của việc điều chỉnh tổng mức đầu tư, vì đây là những yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình đầu tư xây dựng.

+Quy định khi phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư phải tiến hành giám sát, đánh giá đầu tư, xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan của việc điều chỉnh dự án và biện pháp xử lý của các bên liên quan trước khi báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh dự án đầu tư.

+Người có thẩm quyền quyết định đầu tư phải chịu trách nhiệm đối với việc điều chỉnh lại dự án do quyết định không đúng.

+Quy định lộ trình loại bỏ dần tình trạng khép kín trong đầu tư xây dựng cơ bản.

-Trong các văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng cũng cần quy định rõ việc chấm dứt vĩnh viễn tình trạng các bộ quản lý ngành giới thiệu nhà thầu. + Quy định cụ thể hơn nữa việc đấu thầu chọn chủ đầu tư, tư vấn quản lý dự án.

+Người có thẩm quyền quyết định đầu tư phải chịu trách nhiệm về các sai phạm trong quá trình thực hiện dự án đầu tư của nhà thầu do mình chỉ định thầu.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THẤT THOÁT LÃNG PHÍ TRONG XÂY DỰNG CHUNG CƯ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOAN 2005-2009 (Trang 32 -34 )

×