Dấu chấm phẩy và lời giải thíc h:

Một phần của tài liệu giáo trình tin học đại cương (Trang 41)

- Trong pascal dấu chấm phẩy được dùng để ngăn cách giữa các lệnh (hay kết thúc một lệnh).

VD: Readln(a); Write(a);

- Trong một chương trình pascal ta có thể đưa vào lời giải thích câu ghi chú nhằm làm cho chương trình dễ đọc, dễ hiểu. Các lời giải thích hình thành không ảnh hưởng đến chương trình. Tuy nhiên nó phải được đặt giữa các dấu {}

VD: {chương trình tính tổng S=1+2+3+…+n}

BÀI 2: CÁC KIỂU DỮ LIỆU I. Các kiểu đơn gỉan chuẩn

1.1.Kiểu dữ liệu là gì :

Một kiểu dữ liệu (data Type) được định nghĩa với hai điểm chính là: - Một tập hợp các giá trị mà một biến thuộc kiểu đó có thể nhận được - Trên đó xác định một số phép toán

Trong ngôn ngữ lập trình Turbopascal có các kiểu dữ liệu sau: + Kiểu logic (Boolean)

+ Kiểu số nguyên (integer) + Kiểu số thực (real) + Kiểu ký tự (char) 1.2. Kiểu có cấu trúc: Gồm có các kiểu có cấu trúc: - Cấu trúc tuần tự: Lệnh gán, lệnh ghép - Cấu trúc rẽ nhánh( If…Then….) - Cấu trúc lặp ( For..To ..Do)

II.Các kiểu đơn giản chuẩn 2.1. Kiểu logic:

- Được định nghĩa bởi tên chuẩn là: Boolean

- Miền giá trị của nó chỉ có hai giá trị True (đúng), False (sai) True > False

- Các phép tóan logic: and, or, not Bảng logic: x y Not x x and y x or y True True False False True False True False False False True True True False False False True True True False 2.2. Kiểu số nguyên:

- Số nguyên được khai báo bởi tên chuẩn là: integer - Miền giá trị: -32768 -32767

- Các phép toán:

+ Số học: +, -, *, /, div, mod VD: 7 div 2 = 3, 7 mod 2 = 1 + Quan hệ: <, >, <=, >=, =, <>.

- Ngoài ra kiểu số nguyên được khai báo bởi các tên chuẩn như: + Short int (-128 # +127)

+ Byte (0 # 255) + Longint, Word.

2.3. Kiểu số thực:

- Được khai báo bởi tên chuẩn: Real. - Các phép toán bao gồm:

+ Số học: +, -, *, /.

+ Quan hệ: <, >, <=, >=, =, <>.

Ngoài ra kiểu số thực được khai báo bởi tên chuẩn Single, Double, Extendect,Comp.

- Được định nghĩa bởi tên chuẩn: Char.

- Miền giá trị bao gồm tất cả các ký tự trong bảng ASCII.

- Quan hệ thứ tự: Ký tự nào có mã ASCII lớn hơn được coi là lớn hơn. - Hằng ký tự là một ký tự được biết được đặt giữa các dấu nháy đơn. VD: ’A’, ’B’, ’a’, ’b’.

Một phần của tài liệu giáo trình tin học đại cương (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)