Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 38 - 46)

vụ đi kèm, chẳng hạn: tín dụng tài trợ XNK, bảo lãnh ... và để thực hiện tốt các hoạt động dịch vụ này đòi hỏi các NHTM phải chủ động được nguồn ngoại tệ. Tuy nhiên, hiện nay do thị trường ngoại hối ở Việt Nam hoạt động nhìn chung còn khá phức tạp, cho nên không phải hầu hết các ngân hàng đều có thể dễ dàng chủ động được nguồn ngoại tệ với giá cả hợp lý. Do vậy, để tạo thuận lợi cho hoạt động TTQT của các NHTM nói chung, cũng như nói riêng đối với SGD, thì NHNN cần phải:

- Thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, dần hoàn thiện hoạt động của thị trường ngoại hối ở Việt Nam. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là nơi trao đổi cung cấp ngoại tệ nhằm giải quyết các nhu cầu về ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau. Do đó, việc phát triển và hoàn thiện thị trường này là điều kiên cơ bản quan trọng để các NHTM mở rộng kinh doanh ngoại tệ, tạo thuận lợi cho hoạt động TTQT. Để phát triển và hoàn thiện thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, cần thiết phải đa dạng hoá các loại ngoại tệ mua bán trên thị trường, đa dạng hoá các hình thức giao dịch, xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, nới rộng biên độ giao dịch, tiến tới tỷ giá hoàn toàn do cung cầu thị trường quyết định. Đây là yếu tố dăc biệt

quan trọng để thị trường ngoại hối hoạt động hoàn hảo, giúp các NHTM chủ động được nguồn ngoại tệ theo đúng giá thị trường.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng NHNN, cập nhật liên tục thông tin về tình hình tài chính, khả năng thanh toán, quan hệ tín dụng, tư cách pháp nhân, của các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, qua đó giúp SGD chủ động phòng ngừa rủi ro hiệu quả.

3.3.2. Đối với Nhà nước

Chính phủ cần tiếp tục có những chính sách phát triển kinh tế đối ngoại. Tiếp tục phát triển chính sách đa dạng hoá đa phương hoá, duy trì và mở rộng thị trường, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, thông tin thị trường quốc tế, thông qua đó thúc đẩy sự phát triển của hoạt động XNK của đất nước. Hơn nữa, cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành liên quan, tránh chồng chéo, mâu thuẫn trong các văn bản pháp quy, xây dựng môi trường pháp lý mottj cách đồng bộ, tạo thuận lợi cho hoạt động TTQT của các Ngân hàng cũng như bảo vệ quyền lợi cho các bên trong hoạt động xuất nhập khẩu.

- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện các hình thức đầu tư, tranh thủ nguồn tài trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, khuyến khích Việt Kiều bỏ vốn đầu tư trong nước.

- Tiếp tục lộ trình cải cách hành chính, tạo hành lang thông thoáng cho các hoạt động kinh tế nói chung, hoạt động thanh toán XNK nói riêng.

- Phát huy vai trò của Hiệp hội Ngân hàng Việt nam, tạo thuận lợi cho các NHTM trong nước hợp tác tìm hiểu khách hàng và các đối tác nước ngoài, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong môi trường quốc tế cạnh tranh gay gắt, thông qua đó hạn chế những rủi ro trong hoạt động TTQT.

KẾT LUẬN

Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa nền kinh tế và thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ, thì thanh toán quốc tế là một hoạt động cơ bản, có vai trò và vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế. Nó là kết quả và tiền đề cho phát triển kinh tế đối ngoại, từ đó phát triển kinh tế đất nước. Chuyên đề đã giải quyết được một số công việc chủ yếu sau đây:

Một là, chuyên đề đã giới thiệu khái quát về SGD vietcombank và phân

tích sơ lược về tình hình hoạt động kinh doanh của SGD trong giai đoạn 2006 – 2009.

Hai là, chuyên đề đã phân tích thực trạng phát triển hoạt động TTQT của

SGD Vietcombank Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2009.

Ba là, chuyên đề đã nêu bật những ưu điểm, đồng thời cũng chỉ ra những

nhược điểm và nguyên nhân của những nhược điểm (bao gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan).

Bốn là, chuyên đề đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động

TTQT tại Sở Giao Dịch Vietcombank Hà Nội, đồng thời đề xuất một số kiến nghị góp phần thực hiện tốt các giải pháp đã đề xuất.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do còn hạn chế về kiến thức chuyên môn cũng như thời gian thực tế nên chuyên đề không thể tránh được các hạn chế và thiếu sót, em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến các thầy cô và các cán bộ công tác tại Sở Giao Dịch Vietcombank Hà Nội để em có thể tiếp tục hoàn thiện đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – TS. Bùi Huy Nhượng đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

MỤC LỤC

Trang

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước...38

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DN : Doanh Nghiệp. KD : Kinh Doanh. TD : Tín Dụng. NH : Ngân Hàng. KH : Khách Hàng. XNK : Xuất Nhập Khẩu. PGD Phòng giao dịch SGD : Sở giao dịch NHNN : Ngân hàng nhà nước

NHNT TW : Ngân hàng Ngoại thương Trung ương KDXNK : Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu.

SXKD : Sản Xuất Kinh Doanh. DNNN : Doanh Nghiệp Nhà Nước.

TTQT : Thanh Toán Quốc Tế.

TMQT : Thương Mại Quốc Tế.

NHTM Ngân hàng thương mại

NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VCB Vietcombank

NHNT Ngân hang Ngoại thương

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Trang

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước...38

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 38 - 46)