BẢNG XẾP HẠNG TRỤ CỘT THƯƠNG MẠ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NĂNG LỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CẤP ĐỊA PHƯƠNG 2013 (Trang 48)

KẾT QUẢ CỤ THỂ

BẢNG XẾP HẠNG TRỤ CỘT THƯƠNG MẠ

Có thể thấy rằng, năng lực hội nhập Thương mại của các địa phương không có quá nhiều sự chênh lệch ngoại trừ Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm kinh tế lớn nhất toàn quốc. Các địa phương khác thuộc nhóm đầu đều là những điểm sáng về kinh tế của cả nước như Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bắc Ninh, Long An, Khánh Hoà, Đà Nẵng. Trong đó, mMột số đia phương cũng đã thể hiện được năng lực của mình khi vị trí trong bảng xếp hạng đã được cải thiện rất ấn tượng như: Bà Rịa Vũng Tàu, An Giang, Kiên Giang. Điểm đặc biệt của Bà Rịa – Vũng Tàu là thặng dư xuất nhập khẩu của địa phương này đạt mức cao nhất trong 63 tỉnh thành phố trong khi một số địa phương khác liên tục giữ trong tình trạng nhập siêu. Điều đó chứng tỏ rằng Bà Rịa – Vũng Tàu đang được lựa chọn như một cửa ngõ quốc gia để mang hàng hoá của Việt Nam đi ra thị trường bên ngoài. Trong khi đó, An Giang và Kiên Giang cũng là hai địa phương có sự bứt phá mạnh mẽ về Thương mại khi giữ vị trí thứ tư và thứ năm trong Bảng xếp hạng. Đó là bởi An Giang đã tập trung vào nâng cao giá trị của các mặt hàng nông sản mà chủ lực là mặt hàng gạo và trở thành địa phương dẫn đầu cả nước về tổng giá trị sản xuất nông nghiệp trong 5 năm 2007 – 2011. Đồng thời, sức tiêu thụ được thống kê cho An Giang thông qua chỉ tiêu về Tổng mức bán lẻ doanh thu dịch vụ và tiêu dùng đạt được con số rất khả quan (hơn 46 nghìn tỷ đồng năm 2011, mức tăng bình quân là 18%/ năm). Đối với Kiên Giang, là một địa phương mới nổi trong thời gian gần đây, là địa phương có sự cân bằng tương đối trong sản xuất công nghiệp - nông nghiệp – lâm nghiệp và đặc biệt có sự nổi bật về tổng giá trị sản xuất thuỷ sản của cả nước khi dẫn đầu về giá trị thuỷ sản năm 2011 (gần 18 nghìn tỷ đồng).

Các địa phương thuộc nhóm Hội nhập mức Trung bình là những địa phương mặc dù đã gặt hái được các kết quả về Xuất nhập khẩu, Mức tăng trưởng về sản xuất công nghiệp trong việc dịch chuyển hoá cơ cấu nền kinh tế và Đẩy mạnh sức tiêu thụ hàng hoá của người dân địa phương song sự nỗ lực đó vẫn cần được chuyển hoá hiệu quả hơn trong thời gian sắp tới.

Các địa phương còn lại là Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Đắk Nông mặc dù xếp ở cuối bảng nhưng cũng cần nhìn nhận sự cố gắng của địa phương trong việc cải thiện chất lượng hệ thống thương mại bất chấp những khó khăn về địa hình, thời tiết.

ĐẦU TƯ

Dòng chảy đầu tư

Nơi nào tạo ra năng suất sinh lời cao nhất, nơi đó sẽ thu hút đầu tư. Điều này được xét đến trong các giả định là các địa phương khác nhau sẽ có những điều kiện hay yêu cầu pháp luật cơ bản là như nhau đối với môi trường hoạt động cho nhà đầu tư. Đối với các ngành thâm dụng lao động, đầu tư sẽ chảy đến nơi nào có nguồn nhân công lao động dồi dào với giá rẻ. Đối với các ngành đòi hỏi nhân công có tri thức, đầu tư sẽ chảy đến để đạt được các lợi thế dẫn đầu về công nghệ. Đối với các thể chế hay chính quyền tạo ra các điều kiện khuyến khích hay thu hút đầu tư tốt, khả năng sắp xếp các nguồn lực địa phương và quốc tế được kết hợp hiệu quả, nơi đó sẽ có dòng đầu tư chảy vào. Khi khó có thể đo lường năng suất sinh lời dự kiến, đầu tư sẽ chảy đến nơi người lao động có năng suất lao động cao hơn so với lao động tương tự tại địa phương khác với mức giá lao động rẻ hơn.

Giai đoạn đầu cho thu hút đầu tư của các quốc gia đang phát triển và chính bản thân các địa phương, các vùng đất thường gắn với việc quy hoạch lại các dự án kêu gọi đầu tư gắn với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Chưa từng có một chiến lược kinh tế xã hội nào có điều tra về kỳ vọng của người dân địa phương đối với sự phát triển của địa phương trong tương lai 30, 50 hay 100 năm sau. Mặc dù người chủ thực sự của một địa phương chính là cư dân của địa phương đó. Do thiếu các nghiên cứu về tầm nhìn, năng lực và định hướng chiến lược cho khác biệt hóa, các địa phương thường rơi vào cái bẫy phong trào và thành tích, đòi hỏi đến yếu tố toàn diện thay vì lựa chọn phát triển ưu tiên. Bên cạnh đó, sự điều hành mang tính nhiệm kỳ đòi hỏi phải có thành tích trong ngắn hạn, điều này nhiều khi bỏ qua các mục tiêu trong dài hạn. Các dự án mong muốn được đầu tư đều đại trà, không có gì khác biệt hay nổi trội so với các địa phương khác. Khi không đủ khác biệt hóa, người ta không thể biết rõ bản sắc đầu tư của địa phương là gì để theo đuổi, hay để đối tác nhớ đến. Nỗ lực sau này của các địa phương tại Việt Nam là trên nền tảng các dự án kêu gọi đầu tư, được dịch sang tiếng Anh thành danh mục và tổ chức các đoàn khảo sát, trưng bày và giới thiệu tại các thị trường mục tiêu, với mong muốn các nhà đầu tư tại thị trường mục tiêu tiềm năng này sẽ vào đầu tư tại địa phương trong tương lai. Do các quy định về ngân sách chi cho hoạt động xúc tiến đầu tư từ cả trung ương lẫn địa phương còn hạn chế ở cả định mức chi lẫn phương pháp giải ngân, nhiều hoạt động do được thực hiện ở nước ngoài nên còn chưa có quy định và hướng dẫn; điều này dẫn đến các hoạt động xúc tiến đầu tư này chưa đủ sâu và còn mang tính hình thức, hàm nghĩa chưa tìm được đúng nhà đầu tư tiềm năng thực sự có nhu cầu đầu tư vào địa phương. Một số đoàn khảo sát có thành phần còn mang tính danh nghĩa và ngoại giao thay vì hoạt động xúc tiến đầu tư thực thụ. Kết quả của các đoàn xúc tiến đầu tư không cao, trừ các trường hợp các đoàn của Chính phủ và Nhà nước trong đó thực thi hóa các cam kết đầu tư và công tác chuẩn bị lựa chọn các cơ hội kết hợp đầu tư đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Đối với các đoàn mà trưởng đoàn là lãnh đạo địa phương, thì công tác xúc tiến đầu tư phụ thuộc vào kinh nghiệm và quan hệ đối ngoại mà hệ thống lãnh đạo địa phương đã tích lũy. Thành công của một địa phương từ việc có chiến lược thu hút đầu tư chuyên nghiệp là chưa có.

Tuy nhiên, việc tổ chức nhiều các hoạt động xúc tiến đầu tư cũng làm thay đổi nhận thức của đối tác về thị trường Việt Nam. Thay đổi nhận thức của chính những người làm công tác xúc tiến đầu tư tại địa

Đầu tư nước ngoài

Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu đến từ Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký lên tới 38 tỷ USD (chiếm gần 50% tổng vốn đầu tư). Cụ thể, Nhật Bản tiếp tục là nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất của Việt Nam (2047 dự án với tổng vốn điều lệ là 10 tỷ USD), Singapore (1186 dự án với 7 tỷ USD), Đài Loan (2262 dự án với 11 tỷ USD) và Hàn Quốc (3431 dự án với gần 9 tỷ USD). Tuy nhiên, khi xem xét về hàm lượng vốn đầu tư trung bình trên từng dự án thì Luxembourg là vùng lãnh thổ có giá trị lớn nhất với 30. 23 triệu USD/ dự án.

Lĩnh vực đầu tư chủ yếu là Công nghiệp chế biến và chế tạo (với vốn đăng ký 118 tỷ USD từ 8422 dự án), Hoạt động kinh doanh bất động sản (48 tỷ USD từ 400 dự án), Dịch vụ lưu trú và ăn uống (10 tỷ USD) và Dịch vụ xây dựng (9 tỷ USD). Xét về tỷ trọng vốn trên số dự án và tỷ lệ dự án được cấp phép, Công nghiệp chế biến, chế tạo và Bất động sản vẫn tiếp tục chiếm đa phần. Địa phương tiếp nhận nhiều vốn nhất trong giai đoạn này là Thành phố Hồ Chí Minh với 12 tỷ USD vốn điều lệ từ hơn 4000 dự án đầu tư đã cấp phép, tiếp theo là Đồng Nai với 8 tỷ USD đến từ gần 1200 dự án và Hà Nội ở vị trí thứ ba với hơn 7 tỷ USD của 2581 dự án.

Đáng chú ý là khi xem xét tỷ trọng vốn đầu tư (đăng ký, điều lệ) trên tổng số dự án đã được cấp phép thì thấy rằng một số địa phương dẫn đầu về giá trị vốn đăng ký nhưng lại có khoảng chênh lệch rất lớn đối với giá trị vốn điều lệ bình quân, ngụ ý rằng thực chất những khoản vốn đầu tư cao là do có sự xuất hiện của một vài dự án lớn nhưng chưa phản ánh đầy đủ hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài của địa phương đó. Ví dụ, Thanh Hoá, Phú Yên, Quảng Ngãi là điểm được lựa chọn của các nhà máy lọc dầu; còn Thái Nguyên, Bắc Ninh là sự lựa chọn của hãng điện tử Samsung. Đối với Gia Lai là các dự án về ….

Ngoài sự khác biệt giữa vốn đăng ký với vốn điều lệ, phản ánh việc nhiều nguồn vốn được huy động từ nội địa cho phát triển dự án thì còn có sự khác biệt giữa vốn đăng ký với vốn giải ngân. Nhiều dự án không thể giải ngân do công tác đền bù và giải phóng mặt bằng được triển khai chậm từ phía chính quyền địa phương. Một số khác do năng lực thẩm thấu và sử dụng vốn yếu kém do thiếu người và công nghệ, đơn vị cung cấp dịch vụ hậu cần để có thể tiêu được tiền từ các dự án. Một số dự án còn không lường hết được các rủi ro về văn hóa và môi trường văn hóa đem lại dẫn đến việc thiếu sự phối hợp của người dân địa phương trong triển khai.

Đầu tư nội địa

Kết quả khảo sát cho thấy mức độ khiêm tốn các doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng hoạt động kinh doanh sang các địa phương khác (27.7%) trong khi 17.54% doanh nghiệp đã và đang thực hiện các hoạt động kinh doanh với đối tác tại thị trường nước ngoài. Có hai xu hướng đầu tư sang tỉnh khác của các doanh nghiệp: (1) đầu tư vào các địa phương trung tâm như Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội để tận dụng nguồn lực về công nghệ, nguồn vốn và đồng thời tìm kiếm những khách hàng tiềm năng sẵn sàng cho đơn hàng có giá trị cao hơn (2) là xuất phát từ các tỉnh thành phố lớn, dòng chảy đầu tư đi đến các địa phương khác để tận dụng cơ hội khai thác tài nguyên, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó đóng góp vào hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản cho địa phương đó.

Bên cạnh các khoản đầu tư của doanh nghiệp, hoạt động đầu tư trong dân cũng đang trở thành một nguồn cung mới mà giới tài chính Việt Nam cũng như nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm. Tồn tại dưới dạng tiết kiệm với nhiều dạng hàng hoá như tiền, vàng, cổ phiếu hoặc trái phiếu, kết quả khảo sát đã cho thấy đa số người dân Việt Nam vẫn đang lựa chọn những phương án đầu tư “an toàn” như Gửi có lãi suất ở Ngân hàng (41%), Để tại nhà (22%) và Mua vàng để cất trữ (15%).

ngân hàng) và mua cổ phiếu hơn so với các hình thức đầu tư khác trong khi người dân Quảng Ninh lại ưa thích hình thức đầu tư vào nhà đất. Người dân Hà Nội, Đồng Nai và Bến Tre dường như không quá quan tâm đến một lựa chọn nào cụ thể. Đối sánh giữa nhóm địa phương thì thấy rằng các địa phương mà người dân có mức tiết kiệm dành đầu tư ở mức ít đều nằm bao ngoài cùng với người dân ở thành phố lớn như Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh cũng không có độ lệch rõ ràng với hình thức đầu tư nào cụ thể. Xu hướng giữ tiền mặt hoặc gửi tiền Việt tại ngân hàng có lãi suất cũng không thu hút đối với người dân mà thay vào đó là vàng và ngoại tệ.

Yếu tố hấp dẫn đầu tư

Nguồn vốn đầu tư sẽ đi vào nơi nào có năng suất cao nhất hoặc tạo ra hiệu quả kinh doanh cao nhất, mà phần lớn hiệu quả và năng suất này kết tinh từ năng suất lao động. Có nghĩa rằng, nếu vốn đầu tư chảy vào Việt Nam nhiều hơn thì bản chất rằng lao động Việt Nam làm việc có năng suất cao hơn so với lao động trung bình trên thế giới. Thực tế, lao động Việt Nam lại không được đánh giá cao về năng suất làm việc và khoản thuế thu được từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại không cao, dẫn đến những giả thiết về hiện tượng chuyển giá đã được minh chứng. Trong những năm trở lại đây, các địa phương và cơ quan quản lý Nhà nước đã ý thức được hiện tượng này nên đã có những chính sách và động thái nhằm giảm thiểu thiệt hại cho việc chuyển giá của các nhà đầu tư nước ngoài gây ra. Việc lựa chọn đầu tư kỹ càng và khắt khe hơn đã phần nào ảnh hưởng đến sự quan tâm của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội cho các địa phương vẫn còn tài nguyên để khai thác (đất, rừng, biển) nhưng lại hạn chế về mặt giao thông.

Để giữ chân dòng vốn đầu tư cũng như đảm bảo cho việc thu hút đầu tư một cách bền vững đòi hỏi địa phương cần đi vào gốc rễ của vấn đề về môi trường đầu tư. Theo kết quả khảo sát, Lực lượng lao động chuyên môn đặc thù và Trình độ Tiếng Anh của người lao động địa phương vẫn là hai nội dung nhận được nhiều đánh giá kém nhất, và không có nhiều sự thay đổi so với kết quả nghiên cứu năm 2010. Trong đó, dẫn đầu về tỷ lệ đánh giá “kém” là Trình độ Tiếng Anh của người lao động địa phương với 24.5% (2012). Mặc dù đã có sự cải thiện hơn so với 34.5% (2010) nhưng con số này vẫn chứng tỏ rằng lao động Việt Nam vẫn còn rất khó khăn để sẵn sàng bước ra hội nhập với thị trường lao động quốc tế khi yếu tố về ngôn ngữ luôn là tiêu chí hàng đầu của các doanh nghiệp trong hoạt động tuyển dụng.

Tiếp theo là việc đánh giá thấp về việc Thiếu chiến lược, kế hoạch và quy hoạch dự án rõ ràng, minh bạch; và Dịch vụ và mạng lưới hỗ trợ sản xuất kinh doanh kém. Số liệu đã cho thấy tỷ lệ gần như không thay đổi (thậm chí có tăng lên một lượng nhỏ) của nhận định “kém”, ngụ ý rằng địa phương chưa quan tâm đúng mức đến các yếu tố hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh doanh thay vì chỉ thực hiện các cam kết đầu tư ban đầu. Định hướng thu hút đầu tư với thông tin rõ ràng, công khai và minh bạch cùng với các kế hoạch giới thiệu hình ảnh địa phương ra nước ngoài cần có lộ trình thực hiện bài bản và chuyên nghiệp hơn.

Tương tự, Tính chuyên nghiệp trong giao tiếp và kinh doanh cũng gần như không có sự dịch chuyển tốt hơn so với kết quả khảo sát của năm 2010 trong khi Tinh thần sáng tạo trong kinh doanh đã có nhiều nhận định tốt hơn (nhận định “kém” giảm từ 31.3% năm 2010 xuống 13.7% năm 2012). Môi trường kinh doanh càng khó khăn hơn, quá trình thải loại các doanh nghiệp hoạt động yếu kém và lựa chọn các doanh nghiệp có sản phẩm và dịch vụ sáng tạo càng trở nên quan trọng hơn. Đổi mới sáng tạo là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp tồn tại bền vững và lâu dài.

Thực hiện so sánh về các yếu tố hấp dẫn đầu tư của 3 cặp nhóm địa phương có nhiều nét tương đồng như An Giang – Kiên Giang, Nghệ An – Thanh Hoá, Quảng Ngãi - Quảng Nam, thấy rằng 3 tỉnh ở nhóm trên là Kiên Giang, Thanh Hoá và Quảng Ngãi được đánh giá là có thế mạnh về tính minh bạch của chiến lược và các kế hoạch quy hoạch dự án đầu tư. Cụ thể, Quảng Ngãi được đánh giá tốt nhất ở việc nâng cao chất lượng cuộc sống của địa phương và có lực lượng lao động chuyên môn đặc thù; Kiên Giang được ghi nhận ở Năng suất lao động và các chương trình xúc tiến đầu tư tốt. Ngược lại, với các địa

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NĂNG LỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CẤP ĐỊA PHƯƠNG 2013 (Trang 48)