Kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phân bố về thành phần loài của lưỡng cư, bò sát trong các môi trường sống ở khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa Phượng Hoàng tỉnh Thái Nguyên Phạm Đình Khánh. (Trang 32)

4. Nội dung nghiên cứu

2.3.2Kinh tế

Theo kết quả điều tra dân sinh kinh tế xã hội [10], chất lượng cuộc sống của nhân dân trong khu vực còn ở mức thấp. Sản lượng lương thực bình quân năm đạt: 9.208,8 tấn. Trung bình đạt 451 kg/người/năm. 39% tổng số hộ là hộ nghèo. DC chủ yếu lao động NN (85,7% số lao động), nhưng người dân lại rất thiếu đất sản xuất do đất NN chỉ chiếm 5,07% tổng diện tích đất tự nhiên. Do cuộc sống khó khăn, người dân thường xuyên vào rừng kiếm củi, khai thác gỗ... để kiếm sống đã tác động xấu đến rừng. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm suy giảm giá trị của rừng cả về diện tích và chất lượng.

Chƣơng 3

ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là sự phân bố của thành phần loài LC, BS trong từng môi trường sống ở KBTTN Thần Sa- Phượng Hoàng.

3.2 Địa điểm

Do hạn chế về thời gian, kinh phí và điều kiện đi lại khó khăn trong KVNC, chúng tôi chỉ có thể khảo sát tại 5 xã Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Vũ Chấn, Thần Sa. Ngoài các HST thuộc khu vực rừng đặc dụng trong quy hoạch bảo tồn của KBT, chúng tôi cũng thu thập mẫu vật ở các HST chịu tác động nhiều của con người (nhà ở, đồng ruộng...) nhưng nằm xen kẽ với các HST thuộc rừng đặc dụng trên vì các HST trên luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các tuyến khảo sát được liệt kê ở phụ lục 1.

3.3 Thời gian

Chúng tôi tiến hành khảo sát thực địa theo 4 đợt: đợt I: 30/08/2013- 04/09/2013, đợt II: 01/11/2013-02/11/2013, đợt III: 15/04/2014-17/04/2014 và đợt IV: 08/07/2014- 25/07/2014. Ngoài ra, chúng tôi cũng đặt bình đựng formol bảo quản mẫu ở 5 xã để nhờ người dân thu mẫu.

3.4 Thiết bị nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu 3.4.1 Thiết bị nghiên cứu

Dụng cụ ngoài thực địa: Gậy bắt rắn. Hộp nhựa, giấy thấm nước tốt để giữ dung dịch hóa chất khi cố định mẫu. Túi vải đựng mẫu tươi. Bình nhựa tròn loại 10 lít để đựng hóa chất và đặt tại nhà dân nhờ bắt giúp. Khay men dùng cố định mẫu vật. Bộ đồ mổ (tiểu phẫu).Panh. Hoá chất: cồn 90o, formol. Đèn pin cầm tay và đèn pin đeo đầu. Máy xác định vị Garmin GPS V và Garmin GPSMAP 62s.

Dụng cụ đo nhiệt độ, độ ẩm: nhiệt kế điện tử dạng que có độ chính xác ±10C; nhiệt- ẩm kế Beurer HM16 (Đức) dùng cho không khí với độ chính xác ±0,10C, ngưỡng đo độ ẩm 20-95%.

bảo hộ lao động: giày, găng tay cao su, kính bảo hộ lao động. Phiếu định loại mẫu, nhãn bôcan, giấy bút ghi chép, giấy can...

3.4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu

3.4.2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu ngoài thực địa

- Lựa chọn thời điểm và địa điểm khảo sát:

Thời điểm khảo sát, thu mẫu: Chúng tôi khảo sát chủ yếu vào thời điểm tháng 7, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.

Thời gian thu mẫu: Khảo sát LC chủ yếu vào chiều- tối, từ 16 giờ đến 23 giờ đêm; khảo sát BS tiến hành cả vào ban ngày (10h- 14 h, khi BS thường phơi mình tắm nắng) và chiều tối (khi BS đi ngày lên cây ngủ và BS đi đêm hoạt động).

Địa điểm khảo sát LC: Ban ngày, chọn những nơi ẩm ướt, nơi chúng thích sinh sống như ruộng, ao, hồ, vũng nước, khe suối, hang ẩm,trên các cành cây thấp ven sông suối, trong bụi cây không quá rậm, đám thực vật thủy sinh và phía dưới đá, các vật đổ nát trên mặt đất (lá mục, cây đổ...), đất ẩm, trong gốc cây mục, những chỗ quang đãng có nắng... ở các khu rừng nghiên cứu. Ban đêm, dùng đèn pin soi mọi địa hình và SC, đặc biệt là những nơi ẩm ướt nói trên để phát hiện mẫu. Các điểm để khảo sát BS cũng là mọi SC bắt gặp trong KVNC.

- Lập tuyến khảo sát: Căn cứ vào thảm thực vật và các yếu tố tự nhiên khác, chia khu vực khảo sát thành 4 nơi ở (nước, hang hốc- khe đất đá, trên mặt đất, trên cây), 4 HST theo mức độ tác động của con người, cảnh quan và trạng thái rừng (Khu DC- đất NN, Trảng cỏ- cây bụi, Rừng thứ sinh đang phục hồi, Rừng kín thường xanh). Các tuyến khảo sát được lập để thu mẫu và quan sát đều đi qua các HST và nơi ở trên.

- Ghi chép và thu thập dữ liệu: Thực hiện ghi chép ngay tại vị trí khảo sát gồm:

Ngày, giờ, địa danh (tên khe, suối...và tên thôn, xóm, xã), độ cao tuyệt đối, tọa độ điểm khảo sát (có thể lưu số liệu vào máy định vị).

Điều kiện thời tiết: độ ẩm và nhiệt độ không khí tại thời điểm, vị trí thu mẫu (đặt nhiệt- ẩm kế cách mặt đất 0,5m), nhiệt độ nước (nhúng trực tiếp đầu nhiệt kế vào nước trong vài phút đến khi chỉ số trên thân nhiệt kế không thay đổi); trời mưa, râm hay nắng.

trong hang đất, khe đá...), đặc điểm thực vật, chất nền như đá/ đám lá rụng... quanh vị trí đó.

Mô tả ngắn gọn về mẫu vật: hình thái sơ lược đáng chú ý, màu sắc tự nhiên, trạng thái của chúng khi bị bắt (kêu, hoạt động sinh sản, không hoạt động...).

- Thu thập mẫu vật:

+ Phát hiện mẫu:

Đi dọc suối, ven ao, hồ, ruộng nước... : quan sát bụi cây, cành cây vươn ra gần mặt nước, thảm lá mục, những hòn đá và tảng đá nhô lên trong lòng suối hoặc hai bên bờ suối, thân cây to trên tuyến đi.

Đi theo đường mòn trong rừng: Di chuyển chậm, nhẹ nhàng trên tuyến, hạn chế nói chuyện. Nghe và quan sát trên cành, lá, hốc cây, bụi cỏ để phát hiện mẫu qua tiếng kêu, tiếng động khi chúng di chuyển (như Cóc núi Ophryophryne pachyproctus).

Dùng gậy khua động nhẹ hoặc vạch tìm dưới lá cây, khe đá, vỏ cây và thân cây mục nằm dưới đất.

Ban đêm, dùng đèn pin để soi, phát hiện mắt LC (Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus, Cóc mắt bên Xenophrys major...).

+ Thu mẫu: Với LC, chủ yếu bắt bằng tay, đặt mẫu vào túi vải thoáng khí hoặc túi nilon thổi căng có vật tạo ẩm (giấy, thực vật- rong rêu ẩm ướt). Ếch cây màu xanh có khả năng tiết dịch có mùi hôi làm chết các ếch nhái khác nên đặt trong túi riêng. Với rùa, chỉ cần bắt bằng tay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm rắn, dùng gậy bắt Thằn lằn có thể được bắt bằng tay vào ban ngày và nhất là buổi tối. Rắn, thằn lằn được đặt riêng trong các túi vải sâu.

Những mẫu quan sát hoặc thu được chụp ảnh, ghi chép đặc điểm màu sắc tự nhiên, tóm tắt hình thái, trạng thái khi bị bắt của chúng và xác định thời gian, độ cao, tọa độ điểm khảo sát (lưu số liệu vào máy). Bảo quản túi đựng LC, BS trong bóng râm, nơi mát mẻ, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp.

+ Xử lí mẫu vật:

Gây mê bằng cách cho vào lọ đựng cồn, sau đó mang ra chụp ảnh để ghi lại màu sắc tự nhiên và hình dạng khi còn sống. Sau đó thả lại vào lọ để làm chết.

mẫu, thời gian (ngày) và địa điểm thu mẫu. Nhãn được ghi bằng bút chì hoặc bút bi mực dạng gel màu đen không bị mờ trong dung dịch định hình và bảo quản. Nhãn được đeo vào chân sau của LC, thằn lằn, rùa; vào cổ hoặc đút vào miệng với rắn.

Định hình mẫu: Dùng dung dịch formol 10% tiêm cho tiêu bản. . Xếp tiêu bản ở trạng thái tự nhiên. Để mẫu vào hộp nhựa, tưới cồn 900 hoặc dung dịch formol 10% vào lớp giấy thấm lót ở dưới hộp và giấy thấm phủ phía trên đến ngập giấy phủ chừng vài milimet, đậy kín nắp. Sau vài tiếng (tiêu bản nhỏ) hoặc 1 ngày (tiêu bản lớn) để làm cứng, tiếp tục ngâm mẫu trong dung dịch formol 10% trong 10-12 ngày, vớt mẫu ra rửa sạch, chuyển sang bảo quản lâu dài trong dung dịch cồn 70% hoặc formol 4-5%.

- Phương pháp phỏng vấn:

+ Phỏng vấn để lựa chọn địa điểm khảo sát: phỏng vấn cán bộ của các cơ quan quản lí và chính quyền (Ban quản lí KBT, trạm kiểm lâm, UBND xã) để nắm bắt được điều kiện tự nhiên cụ thể từng phần trong KVNC, trạng thái rừng, tác động của con người đến rừng, sông suối và LC, BS).

+ Đối tượng phỏng vấn chủ yếu là những người dân trong vùng, trực tiếp đi bắt ếch nhái, bò sát và tiếp xúc nhiều với rừng.

Nội dung nói chuyện quanh các vấn đề: những loài ếch nhái thường gặp trong vùng, những loài được dùng làm thực phẩm, để bán cùng giá trị kinh tế, di vật (sọ, mai rùa; rắn, tắc kè ngâm rượu...), mùa xuất hiện, nơi sống, địa điểm gặp mẫu trong vùng, thời gian hoạt động, mùa sinh sản- tập tính sinh sản, thức ăn, nơi ở, phương tiện- cách bắt mẫu, hoàn cảnh bị cắn và độc tính các loài rắn mà người dân trong vùng ghi nhận. Trong quá trình phỏng vấn có đưa ra bộ ảnh mầu chuẩn của loài để xác định được tên một số loài qua sự nhận biết đặc điểm bên ngoài. Sau đó, ghi chọn lọc những gì đã nghe được. Việc này được lặp đi lặp lại nhiều lần ở nhiều người. Tuy nhiên, do nhiều người dân vẫn có sự nhầm lẫn nên phương pháp này chủ yếu để nắm bắt thông tin những loài thường được săn bắt cho mục đích thương mại, làm thức ăn hoặc những loài đã được phát hiện khi cùng đi điều tra thực địa.

Với những người chuyên đi rừng săn bắt, mời họ dẫn đường, trên đường đi hỏi họ về những mẫu họ thu được, bán được bao nhiêu tiền, ở đâu, chỉ lại những địa điểm họ

đã bắt mẫu trên đường đi khảo sát.

3.4.2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

- Định loại mẫu vật: Trên cơ sở dữ liệu thu thập được trên thực địa và dữ liệu thu thập khi phân tích mẫu vật trong phòng thí nghiệm, định loại mẫu theo các tài liệu của René Bourret (1942 [90], 2009 [73]), Đào Văn Tiến (1977, 1978, 1979, 1981) [56], [57], [58], [59], [60], Nguyễn Văn Sáng (2007) [48] ...

- Phương pháp phân tích mẫu vật: Phân tích các đặc điểm hình thái của mẫu. Các hình 3.1-32.9 minh họa cho một số đặc điểm hình thái và cách đo đếm mẫu LC, BS.

Hình 3.1 Bàn chân lƣỡng cƣ không đuôi

a. Mặt trên; b. Mặt dưới

Hình 3.2 Số đo lƣỡng cƣ không đuôi

1.Lỗ mũi; 2.Mắt; 3.Màng nhĩ; 4.Gờ sau mũi; 5.Mí mắt trên; 6.Rộng mí mắt trên; 7.Gian mi mắt; 8.Gian mũi; 9. Khoảng cách trước mắt; 10. Khoảng cách mút mõm- mũi; 11. Khoảng cách mút mõm- mắt; 13.Dài màng nhĩ; 14.Dài thân; 15.Rộng đầu; 16.Lỗ huyệt; 17.Dài đùi; 18.Dài ống chân; 19.Đùi; 20.Ống chân; 21.Cổ chân; 22.Dài củ bàn trong; 23.Dài bàn chân;

Hình 3.3 Tấm đầu của rắn

A. Nhìn trên; B. Nhìn bên; C. Nhìn dưới

F. Tấm trán; G. Vảy họng; In. Tấm gian mũi; T. Vảy thái dương; L. Tấm má; SL. Tấm mép

trên; IL. Tấm mép dưới; V. Vảy bụng; M. Tấm cằm; MA. Tấm sau cằm trước; MP. Tấm sau cằm sau; Pf. Tấm trước trán; R. Tấm mõm; N. Tấm mũi; P. Tấm đỉnh; Pro. Tấm trước

mắt; Pto. Tấm sau mắt; Subo. Tấm dưới mắt

Hình 3.4 Các loại vảy lƣng ở rắn

(Trần Kiên, Nguyễn Quốc Thắng, 1980)

a. Vảy lưng có gờ b. Vảy lưng nhẵn

Hình 3.5 Cách đếm số hàng vảy thân

(Theo Manthey U. & Grossmann W., 1997)

a. Đếm xiên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Đếm theo hình chữ V c. Đếm so le

Hình 3.6 Vảy bụng, vảy dƣới đuôi và tấm hậu môn

(Theo Manthey U. & Grossmann W., 1997) SC: Vảy dưới đuôi;

Hình 3.7. Các tấm trên đầu ở thằn lằn (Mabuya)

(theo Manthey U. & Grossmann W., 1997)

1. Trán; 2. Trước trán; 3. Trán - mũi; 4. Mũi; 5. Trên mũi; 6. Mõm; 7. Má; 8.

Sau mũi; 9. Trên ổ mắt; 10. Trán đỉnh; 11. Gian đỉnh; 12. Đỉnh; 13. Gáy; 14. Trước ổ mắt; 15. Trên mi; 16. Mép trên; 17. Cằm; 18. Sau cằm; 19. Mép dưới;

20. Thái dương; 21. Họng; 22. Màng nhĩ.

Hình 3.8. Lỗ tai thằn lằn (theo Bourret R., 1943)

a. Gekko gecko (lỗ tai dài và sâu); b. Mabuya longicaudata (lỗ tai tròn và sâu); c. Tropidophorus bermorei (màng nhĩ nông); d. Lygosoma quadrupes (lỗ tai rất nhỏ);

e. Dibamus bourreti (tai và mắt ẩn dưới vảy).

Hình 3.9. Mắt thằn lằn (theo Bourret R., 1943)

a. Gekko gecko (không có mí động); b. Lygosoma quadrupes (mí dưới có vảy); c. Mabuya longicaudata (mí dưới có vảy lớn, trong suốt); d. Emoia laobaoensis (mí

dưới có 1 đĩa lớn trong suốt).

3.4.2.3 Phƣơng pháp kế thừa

Sưu tầm các tài liệu công bố về LC, BS ở khu vực nghiên cứu, ở Việt Nam và các nước xung quanh như Trung Quốc, Lào…

3.4.2.4 Phƣơng pháp xử lí số liệu

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thành phần loài lƣỡng cƣ, bò sát ở khu vực nghiên cứu

Chúng tôi đã xác định được ở KVNC có 72 loài LC, BS, trong đó có 20 loài LC thuộc13 giống, 7 họ, 1 bộ và 52 loài BS thuộc 41 giống, 12 họ, 2 bộ. Có 59 loài là kết quả phân tích mẫu LC, BS thu được ở KVNC, 1 loài quan sát và chụp ảnh ở KVNC, còn lại 12 loài theo tài liệu của Đỗ Tước và đtg [63]. Tên latinh của loài và thứ tự sắp xếp các bậc phân loại theo Nguyen Van Sang và đtg (2009). Danh sách thành phần loài ở bảng 4.1.

Bảng 4.1 Danh sách thành phần loài LC, BS ở KVNC

STT Tên khoa học Tên Việt Nam Nguồn

AMPHIBIA LỚP LƯỠNG CƯ

ANURA BỘ KHÔNG ĐUÔI

1. Bufonidae 1. Họ Cóc

1 Duttaphrynus melanostictus (Schneider, 1799)

Cóc nhà M

2. Hylidae 2. Họ Nhái bén

2 Hyla simplex Boettger, 1901* Nhái bén nhỏ M

3. Megophryidae 3. Họ cóc bùn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Ophryophryne pachyproctus Kou, 1985 Cóc núi M

4 Xenophrys major (Boulenger, 1908)* Cóc mắt bên M

4. Microhylidae 4. Họ nhái bầu

5 Microhyla butleri Boulenger, 1900 * Nhái bầu bút lơ M

6 Microhyla heymonsi Vogt, 1911 Nhái bầu hây-môn TL

7 Microhyla pulchra (Hallowell, 1861)* Nhái bầu vân M

5. Dicroglossidae 5. Họ Dicroglossidae

8 Fejervarya limnocharis (Gravenhorst, 1829) Ngoé M

9 Hoplobatrachus rugulosus (Wiegmann, 1834)

Ếch đồng M

10 Limnonectes kuhlii (Tschudi, 1838) Ếch nhẽo M

6. Ranidae 6. Họ ếch nhái

11 Hylarana guentheri (Boulenger, 1882) Chẫu M

13 Hylarana nigrovittata (Blyth, 1856) Ếch suối TL 14 Hylarana taipehensis (Van Denburgh, 1909) Chàng đài bắc TL 15 Odorrana bacboensis (Bain, Lathrop,

Murphy, Orlov and Ho, 2003)

Ếch bắc bộ M

16 Odorrana chloronota (Günther, 1875)* Ếch xanh M

17 Odorrana tiannanensis (Yang & Li, 1980) Ếch ti-an-nan TL

18 Rana johnsi Smith,1921* Hiu hiu M

7. Rhacophoridae 7. Họ ếch cây

19 Polypedates leucomystax (Gravenhorst, 1829) Ếch cây mép trắng M

20 Rhacophorus dennysi Blanford, 1881 Ếch cây xanh đốm M

REPTILIA LỚP BÕ SÁT

SQUAMATA BỘ CÓ VẨY

8. Agamidae 8. Họ nhông

21 Physignathus cocincinus Cuvier, 1829 Rồng đất M

22 Acanthosaura lepidogaster (Cuvier, 1829) Ô rô vẩy M

23 Calotes emma Gray, 1845 Nhông em-ma M

24 Draco maculatus (Gray, 1845)* Thằn lằn bay đốm M

9. Gekkonidae 9. Họ tắc kè (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

25 Gekko gecko (Linnaeus, 1758) Tắc kè TL

26 Gekko japonicus (Schlegel in Duméril & Bibron, 1836)

Tắc kè nhật bản M

27 Hemidactylus frenatus Schlegel, 1836 Thạch sùng đuôi sần M 28 Hemidactylus garnotii Duméril et Bibron,

1836

Thạch sùng đuôi dẹp M

10. Lacertidae 10. Họ thằn lằn thực

29 Takydromus sexlineatus Daudin, 1802 Liu điu chỉ M

11. Scincidae 11. Họ Thằn lằn

bóng

30 Ateuchosaurus chinensis Gray, 1845* Thằn lằn chân ngắn trung quốc

M 31 Eutropis longicaudata (Hallowell, 1856) Thằn lằn bóng đuôi

dài

M

32 Eutropis multifasciata (Kuhl, 1820) Thằn lằn bóng hoa M

33 Plestiodon chinensis (Gray, 1838)* Thằn lằn tốt mã trung quốc

34 Plestiodon quadrilineatus Blyth, 1853 Thằn lằn tốt mã bốn vạch

TL 35 Sphenomorphus maculatus (Blyth, 1853)* Thằn lằn phe no đốm M

12. Varanidae 12. Họ kỳ đà

36 Varanus salvator (Laurenti, 1768) Kỳ đà hoa M

13. Xenopentidae 13. Họ rắn mống

37 Xenopeltis unicolor Reinwardt, 1827 Rắn mống M

14. Colubridae 14. Họ rắn nƣớc

38 Calamaria septentrionalis Boulenger, 1890 Rắn mai gầm bắc M

39 Ahaetulla prasina (Boie, 1827)* Rắn roi thường M

40 Boiga guangxiensis Wen, 1998* Rắn rào quảng tây M

41 Boiga kraepelini Stejneger, 1902* Rắn rào kraipen M

42 Boiga multomaculata (Boie, 1827)* Rắn rào đốm M

43 Coelognathus radiatus (Boie, 1827) Rắn sọc dưa M

44 Cyclophiops multicinctus (Roux, 1907) Rắn nhiều đai M (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

45 Dendrelaphis pictus (Gmelin, 1789) Rắn leo cây thường M

46 Oreocryptophis porphyraceus (Cantor, 1839) Rắn sọc đốm đỏ TL 47 Orthriophis moellendorffi (Boettger, 1886) Rắn sọc đuôi khoanh M

48 Ptyas korros (Schlegel, 1837) Rắn ráo thường M

49 Rhynchophis boulengeri Mocquardt, 1897* Rắn vòi M

50 Sibynophis chinensis (Günther, 1889)* Rắn rồng trung quốc M

51 Enhydris plumbea (Boie in: Boie, 1827) Rắn bồng chì M

52 Amphiesma stolatum (Linnaeus, 1758) Rắn sãi thường M

53 Amphiesma khasiense (Boulenger, 1890)* Rắn sãi khasi M

54 Opisthotropis lateralis Boulenger, 1903* Rắn trán bên M

55 Psammodynastes pulverulentus (Boie, 1827)* Rắn hổ đất nâu QS 56 Rhabdophis subminiatus (Schlegel, 1837)* Rắn hoa cỏ nhỏ M 57 Sinonatrix percarinata (Boulenger, 1899) Rắn hoa cân vân đen M 58 Sinonatrix aequifasciata (Barbour, 1908) Rắn hoa cân đốm M 59 Xenochrophis flavipunctatus (Hallowell,

1860)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phân bố về thành phần loài của lưỡng cư, bò sát trong các môi trường sống ở khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa Phượng Hoàng tỉnh Thái Nguyên Phạm Đình Khánh. (Trang 32)