Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 115)

2.1. Với Chính phủ, Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục-Đào tạo

- Tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện luật Giáo dục (2005) trong đó cần cụ thể hóa và có những hướng dẫn thực hiện chuẩn hóa đội ngũ CBQL giáo dục. Đồng thời có chế tài khuyến khích và tiến tới phổ cập trình độ cử nhân quản lý giáo dục và thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục cho đội ngũ CBQL trường THPT.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc xây dựng qui hoạch đội ngũ CBQL các trường để kịp thời uốn nắn những khiếm khuyết trong công tác quản lý.

- Chỉ đạo các cơ sở đào tạo và học viện Quản lý Giáo dục Xây dựng ban hành chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho CBQL trường THPT; thống nhất và bắt buộc đối với đội ngũ CBQL để địa phương có thể chủ động trong công tác bồi dưỡng CBQL. Khuyến khích các địa phương trên cơ sở chương trình chung, viết tài liệu bồi dưỡng cho phù hợp với thực tế địa phương.

- Tổ chức nhiều hình thức bồi dưỡng CBQL để mọi người có điều kiện thuận lợi học tập nâng cao kiến thức về QLGD. Nên có chương trình bồi dưỡng định kỳ 5 năm một lần theo nhiệm kỳ và các lớp ngắn ngày hàng năm để CBQL thường xuyên cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ, đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện nay

2.2.Với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Lạng Sơn

- Chỉ đạo Sở GD&ĐT, Sở Nội vụ khẩn chương hoàn thành việc xây dựng quy hoạch phát triển GD& ĐT trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và những năm tiếp theo.

- Điều chỉnh các Qui định về tiêu chuẩn, tiêu chí bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm; chỉ đạo xây dựng đề án triển khai thực hiện nghiên túc việc luân chuyển CBQL trường THPT cho phù hợp với tình hình mới và phù hợp với điều kiện của tỉnh; chỉ đạo sở Giáo dục & Đào tạo xây dựng đề án thi tuyển CBQL trường THPT và đề án phân cấp quản lý, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường THPT.

- Tạo điều kiện cho Sở GD& ĐT tăng nguồn kinh phí chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với CBQL giỏi, CBQL, tạo động lực phát triển cho đội ngũ CBQL GD, chú ý chính sách đặc thù đối với CBQL các trường vùng khó khăn và vùng biên giới.

2.3. Với Sở GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn

- Hoàn thành việc qui hoạch xây dựng phát triển đội ngũ trường THPT đến năm 2015 và những năm tiếp theo.

- Xây dựng đề án tổng thể của ngành về quy hoạch CBQL các trường THPT đến năm 2015 và những năm tiếp theo.

- Xây dựng đề án tổng thể của ngành GD&ĐT Lạng Sơn về công tác đào tạo, bồi dưỡng GV và CBQL GD, chú trọng tăng kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.

- Xây dựng đề án thi tuyển CBQL trường THPT và phân cấp quản lý. - Liên kết để mở các lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng cho CBQL GD ít nhất một lần trong một năm học.

Tạo điều kiện thuận lợi về tinh thần và vật chất cho CBQL trường THPT tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý.

- Tăng cường công tác thanh tra quản lý, kiểm tra đánh giá đối với các trường THPT, kịp thời nắm bắt những điểm mạnh, yếu của từng CBQL để có kế hoạch bồi dưỡng và sử dụng cho phù hợp. Trong đó cần chú ý đánh giá cụ thể, công tâm và khách quan đối với CBQL nhà trường. Các trường hợp CBQL không đáp ứng yêu cầu kiên quyết thay thế.

2.4. Đối với đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Lạng Sơn

- Nêu cao tinh thần trách nhiệm của người CBQL, chủ động, sáng tạo để thích ứng với sự thay đổi.

- Tích cực tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng CBQL do các cấp tổ chức để vừa nâng cao trình độ lý luận và nghiệp vụ quản lý trường học, vừa cập nhật những thay đổi về chính sách giáo dục và những tiến bộ khoa học quản lý giáo dục và quản lý trường học.

- Tích cực trong việc tự bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực bản thân, thông qua các hoạt động thực tiễn trong quản lý tại các nhà trường THPT đang công tác.

- Thường xuyên chủ động tham mưu, đề xuất các nội dung cần bồi dưỡng trong quá trình thực tế công tác còn gặp khó khăn, vướng mắc để các cấp có thẩm quyền kịp thời điều chỉnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của CBQL trường THPT./.

_____________________

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thƣ trung ƣơng đảng. Chỉ thị số 40-CT/TWngày 15/6/2004 về việc xây dựngđội ngũ nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục.

2. Đặng Quốc Bảo. (1984): Những bài giảng về quản lý trường học. Bài giảng lớp cao học QLGD khóa 8, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo. (Tập bài giảng, 1/1997):QLGD, Một số khái niệm về luận đề, Hà Nội.

4. Đặng Quốc Bảo. Phát triển con người và chỉ số phát triển con người. Bài giảng lớp cao học QLGD khóa 8, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hƣng. Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai- vấn đề và giải pháp. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2004.

6. Bộ GD&ĐT (2000) Điều lệ trường trung học; NXB Giáo dục.

7. Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ. Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở phổ thông công lập. Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT- BGDĐT- BNV ngày 23/8/2006. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ. Quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn,cơ cấu tổ chức của Sở GD&ĐT và phòng GD&ĐT. Thông tư liên tịch số

35/2008/TTLT-BGDĐT-BNV,2008.

9. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Bài giảng, 1996) Đại cương về QL, giáo trình dành cho lớp cao học QLGD,Hà Nội.

10. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Những quan điểm Giáo dục hiện đại. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.

11. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Quản lý đội ngũ. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003.

12. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Lý luận Quản lý và Quản lý nhà trường. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.

13. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (2001) “Chiến lược phát triển GD 2001-2010”, Quyết định số 210/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

14. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập nhà nước.

15. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (05/11/2004), Báo cáo tình hình GD Việt Nam.

16. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (2005) Về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL GD giai đoạn 2005-2010”. Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

17. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy đinh về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

18. Nguyễn Đức Chính. Chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục đào tạo.

Bài giảng lớp cao học QLGD khóa 8, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Nguyễn Đức Chính. Đo lường và đánh giá trong Giáo dục.Bài giảng lớp cao học QLGD khóa 8, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

20.Nguyễn Thị Doanh, Đỗ Minh Cƣơng, Phƣơng kỳ Sơn. Các học thuyết quản lý. Nxb chính trị Quốc gia Hà Nội, 1996.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997) Văn kiện Hội nghị lần thứ 3, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX; NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002) Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa IX, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

24. Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn. nghị quyết đại biểu tỉnh Lạng Sơn lần thứ XI.

Lạng Sơn2010.

25. Vũ Cao Đàm. (2002): Phương pháp luận nghiên cứu khoa học; NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

26. Nguyễn Minh Đạo. (1997), Cơ sở của khoa học QL, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

27. Trần Khánh Đức. Một số vấn đề Quản Lý và quản trị nhân sự trong Giáo dục và Đào tạo, Bài giảng lớp cao học QLGD khóa 8, Đại học Giáo dục,

Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.

28. Trần Khánh Đức. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, NXb Giáo dụcViệt Nam, 2010.

29. Trần Khánh Đức. (2003), Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm

đầu của thế kỷ XXI. Nxb Giáo dục Hà Nội.

30. Nguyễn Minh Đƣờng. (1996) Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX07-14, Hà Nội.

31. Phạm Minh Hạc (1984), GDnhân cách,đào tạo nhân lực; Nxb chính trị Quốc Gia Hà Nội.

32. Nguyễn Trọng Hậu. Đại cương khoa học quản lý giáo dục. Tập bài giảng cao học QLGD, Hà Nội, 2009. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

33. Đặng Xuan Hải. Quản lý sự thay đổi.Tập bài giảng cao học QLGD, Hà Nội, 2009.

34. Đặng Bá Lãm Phạm Thành Nghị (1999), Chính sách và kế hoạch trong QLGD; NXB Giáo dục, Hà Nội.

35. Đặng Bá Lãm. (2003) GD Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI Chiến lược phát triển, NXB Giáo dục, Hà Nội.

36. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Quản lý nguồn nhân lực.Tập bài giảng cao học QLGD, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.

37. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Tâm lý họcquản lý. Tập bài giảng cao học QLGD, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.

38. Hồ Chí Minh (1990), Về vấn đề giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội 39. Quốc Hội (2000) Luật giáo dục; NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

40. Vũ Văn Tảo (2002): Đổi mới tư duy QL nhà nước về GD trong triển khai thực hiện chiến lược GD 2001-2010; Tuyển tập: Chiến lược phát triển GD thế kỷ XXI, kinh nghiệm của các Quốc gia, viện nghiên cứu phát triển GD; NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

41. Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn. Quyết định số 15/2006/QĐ- UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung qui hoạch phát triển kinh tế- xã hội Tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010, tầm nhìm đến 2020.

42. Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn. Quyết định số 19/2008/QĐ- UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt Qui hoạch phát triển mạng lưới Giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU HỎI Ý KIẾN CÁN BỘ QUẢN LÝ

UBND TỈNH LẠNG SƠN SỞ GD&ĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG THPT

TỈNH LẠNG SƠN

(Dành cho CBQL trường THPT)

Để có căn cứ thực tế, khách quan và tương đối toàn diện về việc thực trạng đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Lạng Sơn nhằm phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL GD theo tinh thần Chỉ thị 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Xin anh (chị) vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách ghi chép số liệu hoặc đánh dấu X vào cột bên phải những nội dung mà anh (chị) là phù hợp:

1. Xin anh (chị) cho biết một số thông tin về bản thân:

Đơn vị trường THPT ……….…. Chức vụ hiện giữ………..…..……. Chuyên ngành đào tạo………..,đạt GV giỏi năm (nếu có)………… Số năm công tác…….Số năm là hiệu trưởng….. Số năm là phó hiệu trưởng… - Trình độ chuyên môn được đào tạo:

Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ

- Trình độ tin học:

Trình độ A Trình độ B

Trình độ Đại học

Chưa đạt trình độ gì về tin học Chưa biết sử dụng máy tính - Trình độ ngoại ngữ:

Trình độ A Trình độ B Trình độ C

Trình độ Đại học

- Đào tạo, bồi dưỡng về CBQL tại trường CBQL Bộ GD&ĐT tại Hà Nội. Tham gia khoá bồi dưỡng QLGD từ những

năm 1985.

Tham gia kháo bồi dưỡng QLGD từ những năm 1990

Tham gia kháo bồi dưỡng QL từ năm 2000 đến nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chưa tham gia khóa bồi dưỡng QLGD nào. - Chức danh chuyên môn, nghiệp vụ:

Giáo viên trung học Giáo viên TH cao cấp - Danh hiệu thi đua dạt được:

GV giỏi cấp cơ sở (cấp ngành) GV giỏi cấp tỉnh

CSTĐ cấp ngành CSTĐ cấp tỉnh

- Trước khi bổ nhiệm chức vụ CBQL, anh (chị) đảm nhiệm công tác gì?:

Hiệu trƣởng:

Hiệu phó THPT Thư ký HĐ

Tổ trưởng chuyên môn Bí thư Đoàn trường Chủ tịch CĐ

Bí thư chi bộ Giáo viên

2. Việc bổ nhiệm chức vụ QL anh (chị) thấy có phù hợp với mình hay không? Phù hợp

Tương đối phù hợp Không phù hợp Nguyên nhân không phù hợp:

……….………

………

………

………..

3. Những khó khăn anh (chị) gặp phải trong công tác QL: Công tác lập kế hoạch

Việc xây dựng đội ngũ

Việc tham mưu, phối hợp với các cấp chính quyền trên địa bàn Việc phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong trường

Việc kiểm tra đánh giá GV

Việc thực hiện các chế độ chính sách

Các vấn đề khác (ghi rõ) ………... ……….. ……….

4. Để làm tốt hơn công tác QL trường học, anh (chị) thấy mình cần được bồi dưỡng thêm những vấn đề nào (chọn và xếp thứ tự ưu tiên từ 1 đến hết):

- Kiến thức chuyên môn - Nghiệp vụ sư phạm - Nghiệp vụ quản lý - Kỹ năng quản lý

- Kiến thức chính trị - xã hội

- Phương pháp nghiên cứu khoa học - Ngoại ngữ, tin học.

- Anh (chị) lựa chọn hình thức đào tạo, bồi dưỡng nào dưới đây?

- Tập trung: Tại chức:

- Từ xa: Bồi dưỡng ngắn hạn:

- Hội thảo: Đi thực tế: - Tự bồi dưỡng:

- Hình thức khác:……… - Những khó khăn hiện nay anh (chị) gặp phải trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phía nhà nước (nhà trường): - Thiếu kinh phí ĐTBD:

- Chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích ĐTBD: - Chưa cụ thể hóa bằng tiêu chuẩn cán bộ:

Phía bản thân:

- Không có thời gian:

- Ngại học, thiếu nhiệt tình:

- Cá nhân cảm thấy không có nhu cầu phát triển: - Tuổi tác, sức khỏe:

- Ý kiến anh (chị) về công tác bổ nhiệm lại CBQL trường THPT: - Họp toàn thể Hội đồng để lấy ý kiến góp ý, xây dựng cho CBQL: - Không họp HĐ, do lãnh dạo Sở quyết định:

- Xin anh (chị) cho biết ý kiến đánh giá về hệ thống năng lực và phẩm chất đội ngũ CBQL trường THPT theo bản dưới đây:

Về hệ thống Năng lực Số TT Nhận định về năng lực Mức độ (xác định = %) Tốt Khá T. bình Yếu

1 Có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, vững vàng trong hoạt động chuyên môn

2 Nắm vững và thực hiện tốt các văn bản, chỉ thị của cấp trên.

3 Nắm bắt, dự báo tình hình nhanh nhạy, chính xác

4 Chủ động, sáng tạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm

5 Năng lực cải tiến, đổi mới và thích ứng với điều kiện thay đổi.

6 Khả năng lập kế hoạch, sắp xếp công việc khả thi.

8 Năng lực tổ chức, sử dụng có hiệu quả cán bộ trong đơn vị.

9 Năng lực quản lý tài chính, tài sản nhà trường theo pháp luật.

10 Năng lực tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác. 11 Sử dụng và tạo điều kiện sử dụng công nghệ

thông tin

12 Có kỹ năng giao tiếp tốt

13 Tác phong làm việc sâu sát, khoa học.

14 Có kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng hoàn thiện nhân cách. Về hệ thống phẩm chất: Số TT Nhận định về phẩm chất

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 115)