Nhận thức về tư duy nhiệm kì

Một phần của tài liệu tiểu luận về vấn đề giảm bớt ảnh hưởng của tư duy nhiệm kì trong quy hoạch và quản lý đô thị (Trang 25)

Theo ông Bùi Đức Lại, nguyên chuyên gia cao cấp của Ban Tổ chức Trung ương, tư duy nhiệm kỳ có một số biểu hiện sau: “Thích làm các việc hoành tráng, có tiếng, để ghi dấu ấn của cá nhân mình, khóa mình. Những việc đó

thường là việc bề nổi, dễ làm, ngon ăn, nhưng không cơ bản. Để làm, họ bất chấp những điều kiện khách quan, những lãng phí gây ra...

Tìm cách né tránh, trì hoãn những nhiệm vụ cơ bản nhưng thầm lặng, hoặc khó khăn cần nhiều tâm lực thời gian. Đùn đẩy trách nhiệm kết luận và xử lý những vấn đề gai góc nảy sinh trong nhiệm kỳ, vin cớ chuyện thuộc nhiệm kỳ

trước để đẩy trách nhiệm cho khóa trước, người trước, hoặc vin cớ chưa chín muồi để gói lại, chuyển giao cho khóa sau. Nếu khóa sau cũng lặp lại cách làm này thì việc giải quyết vấn đề bị đẩy lùi vô thời hạn”.

GS. TS Tô Duy Hợp - Nguyên Trưởng phòng Xã hội học nông thôn - Viện Xã hội học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam chỉ ra một triệu chứng khác

của tư duy nhiệm kỳ: “Điều tôi cho là nguy hại nhất là xuất hiện tư duy nhiệm kỳ và thuyết hạ cánh an toàn ở các nhà quản lý.

Tác hại của "tư duy nhiệm kỳ" là đầu nhiệm kỳ đề ra những "chương trình hành động" rất "hoành tráng" nhưng tổng kết nhiệm kỳ thì có "chương trình" không còn được nhắc đến vì vượt ra ngoài tầm của một địa phương. Tai hại hơn

là nó tạo ra những "dự án chờ", mất lòng tin của dân. Trong thực tế không ít cấp uỷ trong nhiệm kỳ mới đề ra những công trình tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của nhiệm kỳ cũ còn làm dở bảo đảm nối mạch trong chương trình phát triển xã hội, tạo ra những bước phát triển vững chắc của địa phương.

Nhiều đề án quy hoạch dễ thấy hình hài của tư duy nhiệm kỳ bởi mặc dù quy hoạch, nhưng người ta ít nhìn thấy tương lai trong đó, chỉ thấy những lợi ích nhãn tiền về bất động sản về các dự án cho một nhóm lợi ích.

Câu nói của Tổng thống Mỹ Barack Obama đáng để suy ngẫm: “Thà làm một nhiệm kỳ tốt còn hơn hai nhiệm kỳ tồi”.

Khi mỗi công dân có ngay trong mình lòng yêu nước, thì biểu hiện của tư duy nhiệm kỳ ở nghĩa tiêu cực nhất, sẽ hết đất sống. Người lãnh đạo thậm chí hy sinh danh vọng của nhiệm kỳ mình, để vì quyền lợi của dân như đã có tấm gương ông Kim Ngọc, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú trước đây.

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã chọn những việc khó trong nhiệm kỳ của mình khi chỉ ra những việc cần làm ngay và chèo lái công cuộc Đổi Mới. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh chỉ làm một nhiệm kỳ, nhưng nhiệm kỳ gây dấu ấn không thể phai trong tâm thức người Việt Nam.

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt dù lúc đương chức hay đã về hưu, lúc nào cũng thể hiện trọn vẹn một tấm lòng và trách nhiệm với đất nước và thời cuộc. Với những người lãnh đạo ái quốc, nhiệm kỳ với họ được hiểu đến trọn đời.

Một phần của tài liệu tiểu luận về vấn đề giảm bớt ảnh hưởng của tư duy nhiệm kì trong quy hoạch và quản lý đô thị (Trang 25)