Thử nghiệm các dầu pha chế tại cơ sở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sản xuất dầu bôi trơn cho quá trình đúc nhôm kim loại (Trang 42)

Các dầu tách khuôn được tiến hành thử nghiệm tại cơ sở như sau:

1. Kết quả thử tại Công ty TNHH Cơ khí và Thương mại Hồng Phi:

Dầu tách khuôn đang được sử dụng trên dây chuyền đúc nhôm liên tục tại công ty là dầu Bestril 80AG là dầu graphit của hãng Brugarolas (bảng 3.13) được nhập khẩu từ Tây Ban Nha.

Bng 3.13.Một số chỉ tiêu chất lượng của dầu Bestril 80AG

TT Thông số Phương pháp Dầu TK1

1 Tỉ trọng ASTM D 1298 1,081

2 Độ nhớt ở 40oC, cSt ASTM D 445 293,00

3 Chỉ sốđộ nhớt ASTM D 2270 143 4 Nhiệt độ chớp cháy, oC ASTM D 92 278

5 Ăn mòn đồng ASTM D 130 1a 6 Điểm đông đặc, oC ASTM D 97 - 24 7 Hàm lượng nước, % V ASTM D 95 0 8 Tạp chất cơ học, % kl ASTM D 473 0

Dầu tách khuôn TK3 được sử dụng thử nghiệm thay thế cho dầu Bestril 80AG ở dạng không pha (neat). Kết quả:

- Tách khuôn tốt, không làm ảnh hưởng đến băng chuyền, tốc độ ra sản phẩm; - Bề mặt nhôm thành phẩm sạch, bóng, không bị dính bám cặn hay tạp chất;

42 

- Tốc độ giảm nhiệt độ của tấm nhôm (được xác định bằng cách đo nhiệt độ bề mặt nhôm trong khoảng thời gian từ khi ra khỏi khuôn đến khi đạt nhiệt độ môi trường).

- Theo dõi bề mặt nhôm sau 2 tuần có đối chứng với nhôm được đúc dùng dầu 80AG nhận thấy không có sự khác biệt, bề mặt nhôm không có dấu hiệu bị ăn mòn, bị rỗ hay bị mốc.

- Bề mặt khuôn sạch, róc.

- Lượng tiêu hao dầu tương tự dầu Bestril 80AG.

Kết luận: có thể dùng dầu TK3 thay thế dầu Bestril 80AG đang sử dụng.

2. Kết quả thử tại Công ty Phụ tùng Xe máy Oto Showa Việt Nam

Công ty Phụ tùng Xe máy Oto Showa Việt Nam chuyên sản xuất bộ phận giảm sóc cho xe máy và ô tô cho hãng Honda Việt Nam bằng công nghệ đúc áp lực hợp kim nhôm. Phân xưởng Pro 2 là nơi phủ khuôn và đúc. Hiện nay toàn bộ chất phủ khuôn của nhà máy được trực tiếp chuyển từ công ty mẹ ở Nhật Bản sang Việt Nam. Chất phủ khuôn được sử dụng là dòng sản phẩm Dycote của Hãng Foseco, Nhật Bản có thành phần chính là TiO2 hoặc Graphit pha trong dung môi và các phụ gia. Các chất này ở dạng paste được pha với nước tinh khiết theo tỉ lệ nhất định rồi được phun vào khuôn tạo hình trước khi đúc, tỉ lệ pha với nước hiện đang áp dụng trong Công ty là 1:2.

Dầu tách khuôn 2 đề xuất thử nghiệm ở dạng nhũ pha trong nước với tỉ lệ 1:2. Tuy nhiên sau khi kiểm tra sơ bộ, cán bộ kỹ thuật của nhà máy chỉ chấp nhận thử ở tỉ lệ pha 1:1 với nước tinh khiết và được phun bằng súng phun lên bề mặt khuôn đã gia nhiệt. Kết quả:

- Trạng thái tia hóa chất khi phun bằng súng phun: hóa chất ra đều thành tia liên tục nhỏ đều cần đối, không bị tòe, không làm tắc súng phun trong quá trình phun phủ;

- Bề mặt khuôn sau phủ lần 2 có độ nhám mịn đều, không nhám sùi, không mỏng quá;

- Sau khi đúc, bề mặt sản phẩm không có cặn, không bị ố;

- Khuôn không dính nhôm, không bị biến dạng, không nứt, sứt vỡ bất thường; - Tỉ lệ tiêu hao: lượng dầu nhũ sử dụng tương đương nhưng do tỉ lệ pha

loãng với nước của dầu TK2 ít hơn nên thực tế tiêu hao TK2 nhiều hơn so với sản phẩm Dycote.

Kết luận: chưa nhận thấy sự khác biệt trên sản phẩm đúc và khuôn đúc khi sử dụng dầu tách khuôn 2 với các hệ phun phủ đang dùng tại nhà máy trong quá trình đúc và quá trình theo dõi sau 4 tuần thử nghiệm.

Với mẫu Dầu TK1, Công ty Showa không đồng ý cho thử nghiệm với mục đích phủ khuôn. Tuy nhiên, ở giai đoạn cắt và xử lý sản phẩm sau đúc Công ty đang gặp vấn đề: dùng dầu diesel làm mát và bôi trơn cho quá trình cắt nhưng dầu này khi phun áp lực vào lưỡi dao cắt lại gây mùi, lượng tiêu hao lớn. Sản phẩm sau cắt có xuất hiện vết ố trên bề mặt.

Nhóm đề tài đã đề xuất dùng dầu TK1 ở dạng neat thay cho dầu diesel để làm mát và bôi trơn cho lưỡi cưa. Kết quả như sau:

- Độ bôi trơn tốt hơn: sản phẩm khi cắt đẩy nhẹ tay hơn so với dùng diesel; - Không gây mùi khó chịu như diesel, lượng tiêu hao ít hơn;

- Sản phẩm sau cắt không xuất hiện vết ố;

Và hiện nay phòng Nghiên cứu Phát triển đang cung cấp định kỳ hàng tháng 01 phuy dầu TK1 dưới tên thương mại là RD-04 cho Công ty Showa. Đây là bằng chứng thiết thực cho tính hiệu quả và khả năng ứng dụng vào thực tế của các sản phẩm nghiên cứu từđề tài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sản xuất dầu bôi trơn cho quá trình đúc nhôm kim loại (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)