Giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan liên quan đến hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị định

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh an giang đến năm 2015 (Trang 25)

- Tổ tiết kiệm và vay vốn: được xếp loại tốt trên 60% và không có Tổ yếu kém.

3.2.3. Giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan liên quan đến hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị định

liên quan đến hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP:

* Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp:

- Củng cố, kiện toàn Ban đại diện Hội đồng quản trị theo quy định; nâng cao chất lượng hoạt động của Ban đại diện; tập trung kiểm tra, giám sát cơ sở; tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các xã yếu kém, các huyện yếu kém đến tận cơ sở ít nhất 1quý/lần. Gắn kết hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội với hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để nguồn vốn tín dụng chính sách phát huy hiệu quả và tránh được rủi ro.

- Thực hiện họp định kỳ đối với Ban đại diện các cấp. Các kỳ họp 6 tháng, họp năm Ban đại diện cấp tỉnh mở rộng thành phần mời đến Trưởng Ban đại diện cấp huyện, Ban đại diện cấp huyện mở rộng thành phần mời đến Trưởng Ban giảm nghèo cấp xã để sơ, tổng kết kiểm điểm, đánh giá việc củng cố chất lượng tín dụng ở từng huyện, thị, thành, từng xã.

- Thành lập Tổ thu hồi nợ ở những nơi có nợ khó thu hồi do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã làm Tổ trưởng và các thành viên là đại diện các Hội đoàn thể, Thương binh xã hội, tư pháp, công an, Trưởng ấp, cán bộ tín dụng Phòng giao dịch …

- Tổ chức đánh giá các đơn vị làm tốt để học tập kinh nghiệm và phổ biến ra toàn huyện, toàn tỉnh.

* Hội đoàn thể các cấp:

- Phòng giao dịch huyện phối hợp vối Hội đoàn thể cấp huyện rà soát, đánh giá lại việc thực hiện ủy thác theo Hợp đồng ủy thác của Hội tại từng xã, từng ấp để nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác của Hội. Hội cấp xã cần làm được khâu thường xuyên kiểm tra, giám sát Tổ tiết kiệm và vay vốn, nhất là những Tổ yếu kém; đối chiếu nợ từng hộ vay theo quy định và làm tốt công tác tuyên truyền, làm rõ nhận thức, trách nhiệm trả nợ, trả lãi của người vay.

- Việc ký Hợp đồng ủy thác với từng Hội cấp xã phải quán triệt nguyên tắc “Hội nào làm tốt thì ký hợp đồng ủy thác, nếu làm kém thì không ký, nếu đã ký mà làm không tốt thì chuyển sang cho Hội làm tốt”. Những nơi Hội đoàn thể không có chuyển biến tích cực thì cương quyết chuyển sang cho Hội đoàn thể khác.

* Đối với Uỷ ban nhân dân cấp xã:

- Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban nhân dân cấp xã để thường xuyên có giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng chính sách và các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng tại địa bàn xã. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện phải làm tốt việc giúp cho Uỷ ban nhân dân xã giao chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng chính sách từng chương trình đến các khóm, ấp. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Trưởng ấp đại diện cho chính quyền cơ sở giám sát ngay từ khi bình xét cho vay tại các Tổ tiết kiệm và vay vốn và ký trên biên bản họp bình xét cho vay.

- Uỷ ban nhân dân cấp xã thường xuyên rà soát, bổ sung đối tượng được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi vào Danh sách hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đảm bảo chính xác, kịp thời để tạo thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi và ngân hàng có căn cứ thực hiện việc cho vay.

- Đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp xã giao rõ trách nhiệm cho Trưởng khóm, ấp trong việc quản lý vốn tín dụng chính sách từ khâu nhận chỉ tiêu phân bổ vốn đến tổ chức giám sát bình xét cho vay tại Tổ, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của người vay, giám sát hoạt động của Tổ và tham gia đôn đốc, xử lý thu hồi nợ của hộ vay.

* Đối với Tổ tiết kiệm và vay vốn:

- Tổ chức rà soát lại kết quả xếp loại chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn chính xác, tiến hành phân tích, làm rõ các nguyên nhân dẫn đến tồn tại yếu kém. Căn cứ kết quả rà soát để thực hiện việc củng cố, sắp xếp lại Tổ hoạt động yếu kém. Ưu tiên Tổ thành lập theo địa bàn cụm dân cư liền kề trong từng ấp, nhằm tạo thuận lợi cho tổ viên và thực hiện được các nội dung về công khai, dân chủ; thực hiện được công tác giám sát việc bình xét cho vay, trả nợ, trả lãi, gửi tiết kiệm, xử lý rủi ro; tiết giảm chi phí cho tổ trưởng trong hoạt động nghiệp vụ.

- Kiên quyết thay đổi Ban quản lý, đặc biệt là Tổ trưởng yếu kém hoặc Tổ trưởng có hiện tượng lạm quyền. Ban quản lý tổ phải có ít nhất 2 người hoạt động theo đúng nhiệm vụ được phân công, duy trì sinh hoạt tổ, chấn chỉnh hoạt động của tổ để thực hiện tốt khâu bình xét cho vay và đôn đốc, giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi, gửi tiền tiết kiệm theo đúng quy định. Các khoản vay mới phải được bình xét công khai, dân chủ và phù hợp với phương án sử dụng vốn, khả năng quản lý vốn của hộ vay.

- Sau củng cố Tổ tiết kiệm và vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với Hội đoàn thể tổ chức tập huấn cho Ban quản lý Tổ và cán bộ Hội làm ủy thác.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh an giang đến năm 2015 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w