THIẾT KẾ XÂY DỰNG MÔ HÌNH
3.1.2.1 Thông số kỹ thuật
a. Điện dung danh định
Là giá trị ghi trên thân tụ bằng chữ số hoặc bằng màu. b. Điện áp danh định
Là điện áp tối đa cho phép áp dụng ở hai đầu tụ điện.Vượt qua trị số này tụ bị hư. Thường điện thế này ghi trên thân tụ.
Trị số này biểu thị chất liệu của chất điện môi và cũng là biểu thị dòng điện rĩ qua tụ điện.
d. Đơn vị
Đơn vị điện dung là Farad (F)
Farad là đơn vị rất lớn nên thường ta dùng các ước số sau: -Micro Farad =1/1000000 F =10-6 F
-Nano Farad =1/1000 µF = 10-9 F -Pico Farad =1/1000000 µF = 10-12 F
3.1.2.2 Phân loại và cấu tạo
a. Phân loại
Thường người ta phân loại tụ điện theo chất điện môi dùng trong tụ điện. Tụ điện có điện dung cố định:
-Tụ sứ là tụ điện có điện môi làm bằng sứ. -Tu mica là tụ điện có điện môi làm bằng mica. -Tu giấy là tụ điện có điện môi làm bằng giấy.
-Tụ hoá là tụ điện có điện môi làm bằng chất hoá học. Tụ điện có điện dung biến đổi:
-Tụ biến đổi. -Tụ nửa biến đổi.
b. Cấu tạo:
Tụ sứ:
Ký hiệu:
Trên một miếng sứ đặc biệt hình vuông hay hình tròn dẹp và mỏng như chiếc khuy áo làm chất điện môi, ở hai bên mặt có tráng kim loại bạc, hình thành hai má của tụ điện.Trị số của tụ điện vào khoảng từ vài pF đến vài chục nghìn
Tụ giấy:
Gồm có hai lá kim loại đặt xen kẽ giữa hai bản giấy dùng làm chất cách điện và cuộn tròn thành một ống. Ở hai đầu cuộn dây có dây dẫn nối với lá kim loại đưa ra để hàn tụ này có thể có vỏ bọc bằng kim loại hay ống thuỷ tinh, ở hai đầu có đổ nhựa bọc kín.
Tụ này có ưu điểm là tuy kích thước nhỏ nhưng có điện dung lớn. Khuyết điểm của tụ là rò điện lớn, dễ bị chập.
Tụ mica:
Tụ gồm những lá kim loại đặt xen kẽ với những lá mica dùng làm điện môi. Tụ mica co tính năng tốt hơn tụ giấy nhưng đắt hơn.
Tụ hoá:
Loại tụ này dùng một dung dịch hoá học đặt giữa hai lá bằng nhôm làm hai cực của tụ. Khi có điện áp một chiều đặt giữa hai lá thì sinh ra một lớp oxit nhôm mỏng làm chất điện môi. Khi dùng tụ hoá cần chú ý dấu các cực âm dương theo đúng cực tính của điện áp.
3.1.3 Diode