VỊ TRÍ MỎ VẬT LIỆU XÂY DỰNG THIÊN NHIÊN

Một phần của tài liệu Luận văn kiến trúc - xây dựng Công ty tư vấn Đại Học Xây Đựng (Trang 42 - 45)

1. Vị trí :

Nghiên cứu 2 mỏ đất, mỏ 1 nằm ở bờ phải, cách tuyến đập khoảng 300m về phía thượng lưu, mỏ 2 nằm bên bờ trái. Địa tầng hai mỏ này được đánh giá như sau : Sản

phẩm là các thành tạo edQ+IA1, gồm đất sét, lẫn dăm sạn đá gốc, màu nâu vàng, trạng thái cứng ,chặt vừa, bề dày khai thác trung bình 1.5m, tầng bóc bỏ dày 0,3m. Chất lượng các chỉ tiêu cơ lý thỏa mãn chỉ tiêu cơ lý của đất đắp đối với công trình.

Mỏ đất cí có chất lượng và trữ lượng đảm bảo yêu cầu, điều kiện vận chuyển, khai thác thuận lợi do gần đường giao thông và địa hình tương đối đơn giản. Độ ẩm chế bị W(%): 19; Góc ma sát trong(BH) : 20 độ; Lực dính C(kG/cm2) ; Modul biến dạng E=100kg/cm2.

Để đắp đê quây thượng lưu và hạ lưu, cần tận dụng đất và đá khi đào hồ móng, chú ý tại bãi cần đổ riêng đất và đá, đất được dùng để cho đới chống thấm và đá dùng cho đới chị lực của đê quai.

2. Kết luận và kiến nghị:

Qua công tác khảo sát địa chất công trình Thủy điện A Roàng giai đoạn TKKT – BVTC, có thể rút ra các kết luận về điều kiện ĐCCT như sau :

• Dự án thủy điện A Roàng nằm hoàn toàn trong vùng phân bố của đá granit phức hệ Đại Lộc, đá cứng chắc đến rất cứng chắc. Ngoài ra ở phần lòng sông và các bậc thềm có phân bố các thành tạo bở ròi cát, cuội sỏi và tảng lăn.

• Tại vùng đập và tuyến năng lượng gặp 4 đứt gẫy bậc V có phương Tây bắc- đông nam, cắm về phía đông bắc với góc dốc 70-800.

Theo viện vật lý địa cầu các hoạt động đất tại khu vực thủy điện A Roàng nằm trong vùng phát sinh động Imax=6(MSK-64) với gia tốc nền a=0,0573g.

Tuyến đập nằm trên Suối A lung. Ở lòng sông gồm có 2 phần, phần lòng sông chính có lớp cát sỏi dày 1.0-3.0m. Phần lòng sông chỉ ngập nước vào mùa mưa lộ đá gốc granit nứt nẻ trung bình và yếu(đới IB-IIA). Ở vai trái, có địa hình tương đối dốc, tầng phủ edQ và đới phong hóa mãnh liệt IA1 dày từ 2,5m đến 6,3m, bề mặt đới IB nằm sâu dưới mặt đất từ 1 vài mét ở gần mép sông đến 8-10m ỏ phía sườn núi. Vai phải thoải hơn, tần phủ và đới phong hóa mãnh liệt có bề dày từ một vài mét đến 4,0-5.0m, bề mặt đới đá IB nằm sâu dưới mặt đất từ một vài mét đến 7-8m. Tai vai phải gặp 1 đứt gẫy bậc V phát triển theo phương Tây Bắc –Đông Nam.

Tuyến ống composit có chiều dài khoảng 900m chạy men theo sườn núi có địa hình 465-475m hoàn toàn nằm trong đới phong hóa mãnh liệt và đới phong hóa mạnh của đá granit phức hệ Đại Lộc. Điều kiện địa chất của mái đào tuyến ống composit không thuận lợi do mái dốc cao, đá gốc phong hóa sâu, lớp phủ thực vật không còn. Với

phương án tuyến ống hở composit, thi công và lắp đặt cho giá thành rẻ hơn, tuy nhiên trong quá trình thi công phụ thuộc nhiều vào thời tiết, quá trình vận hành kém an toàn .

• Tuyến hầm dần có chiều dài khoảng 630m, kích thước, đường kính hầm 2.3m, nằm cách bề mặt địa hình 20-65m, trong vùng phân bố đá granit. Trong phạm vi tuyến hầm gặp 1 đứt gẫy bậc V. Đoạn đầu hầm và đoạn cuối hầm nằm trong đá đới IB và IA2, cần được gia cố bằng áo BTCT. Còn lại khoảng gần 500m hầm nằm trong đá granit đới IIA có cường độ kháng nén của mẫu đá là 80Mpa, không cần gia cố tạm thời cũng như gia cố vĩnh viễn. Đã kiến nghị chọn phương án đường hầm vì bảo đảm an toàn trong quá vận hành.

• Tuyến đường ống áp lực có chiều dài khoảng 670m, đoạn từ bể áp lực xuống đến cao độ 295m, địa hình dốc 250-270, đoạn còn lại có độ dốc thoải. Trên toàn tuyến, điều kiện địa chất thay đổi lớn. Tầng phủ edQ+IA1 dày từ một vài mét đến 12m, bề mặt đới IB nằm sâu dưới mặt đất từ 8,4m-33,7m. Mố néo cần ít nhất là đặt trên đá đới IB, nếu đặt trên đới IA2 thì cần là móng cọc nhồi sâu tới bề mặt đá đới IB.

• Hồ thủy điện A Roàng không có khả năng mất nước, bờ hồ tương đối ổn định, dự báo trong quá trình hồ vận hành chỉ xảy ra các khối trượt lở nhỏ trong phạm vi đới dao động mực nước, gây ảnh hưởng không đáng kể tới dung tích và sự làm việc thường của hồ chứa.

Về vật liệu xây dựng: Mỏ đá Hưng Thịnh tại xã Hưng Phong cách tuyến đập khoảng 20km và vị trí mỏ cát sỏi Hồng Quảng cách tuyến đập khoảng 30km là những mỏ đang được nhân dân khai thác, có chất lượng tốt và trữ lượng lớn nên chọn làm vật liệu xậy dựng công trình. Đất đắp ở gần công trình, thuận lợi cho công tác khai thác và vận chuyển. Cần tận dụng đất đá đào ở hố móng để đắp đê quây.

Theo kết quả lập bàn đồ địa chất Hóa-Huế -Đà nẵng tỷ lệ 1/200.000 và kết quả đo vẽ ĐCCT tỷ lệ 1/10.000 và tỷ lệ 1/1.000 trong phạm vi công trình không thấy có các khoáng sản kim loại, phi kim loại, quý hiếm.

Tóm lại điều kiện địa chất công trình dự án thủy điện A Roàng là thuận lợi Công tác khảo sát địa chất công trình có khối lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định, đảm bảo đủ cơ sở để lập Thiết kế kỹ thuật- Bản vẽ thi công công trình thủy điện A Roàng.

CHƯƠNG 7. CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ CẦN LƯU Ý

Một phần của tài liệu Luận văn kiến trúc - xây dựng Công ty tư vấn Đại Học Xây Đựng (Trang 42 - 45)