TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện (Trang 64)

chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện

1.7.1 Nhận xét về quy trình kiểm toán tại Công ty

Cấu trúc bộ máy của AASC hiện nay khá chặt chẽ. Với sự nỗ lực hết mình của Ban giám đốc Công ty và đội ngũ cán bộ trong Công ty, tổ chức bộ máy Công ty ngày càng hoàn thiện, đồng thuận về tư tưởng từ ban giám đốc Công ty đến KTV, kỹ thuật viên, trợ lý kiểm toán và nhân viên. Tuy nhiên, do đặc thù của loại hình hoạt động rộng và phân tán trên các địa bàn nên trong một số trường hợp cơ cấu tổ chức không thể phát huy hết hiệu quả. Việc phân chia các phòng nghiệp vụ chỉ mang tính tương đối nên không thể hiện được chức năng và thế mạnh chuyên biệt của các phòng, ban. Khi mà, các loại hình dịch vụ cung cấp đa dạng thì cơ cấu tổ chức càng phải chặt chẽ và khoa học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Công ty nhưng cũng cần phải linh hoạt vì kiểm toán là công việc mang tính mùa vụ.

Quy trình thực hiện kiểm toán chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của các KTV, các chuyên gia và sự học hỏi các công ty kiểm toán, đặc biệt là các công ty kiểm toán nước ngoài. Chương trình thường xuyên được bổ sung, hoàn thiện và nâng cao qua các năm hoạt động gồm: các hồ sơ mẫu, các câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB, các mẫu quy định chung về lập kế hoạch kiểm toán, chương trình kiểm toán cụ thể đối với từng khoản mục trên BCTC của các doanh nghiệp nói chung. Quy trình kiểm toán của AASC tuân thủ các yêu cầu của Chuẩn mực kiểm toán quốc tế và chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Tuy nhiên Công ty cần tập trung cho việc xây dựng một quy trình chuẩn áp dụng thống nhất giữa văn phòng Công ty và các chi nhánh; đồng thời chú trọng hơn nữa vào việc lập kế hoạch kiểm toán, đặc biệt là kế hoạch kiểm toán tổng quát và chương trình kiểm toán vì lập kế hoạch kiểm toán chi phối chất lượng chung của toàn bộ cuộc kiểm toán.

Đối với chất lượng kiểm toán, AASC là một trong những Công ty kiểm toán tiên phong trong việc thành lập một phòng chức năng chuyên biệt là kiểm soát chất lượng và đào tạo phục vụ cho tất cả các phòng chức năng khác và hỗ trợ đắc lực trong việc đánh giá sản phẩm kiểm toán do Công ty cung cấp. Công ty cần chú trọng hơn nữa tới công tác kiểm soát chất lượng bao gồm kiểm soát chất lượng cho toàn Công ty và cho từng hợp đồng kiểm toán để phản ánh kịp thời, phát hiện các vướng mắc, sai sót trong quá trình kiểm toán. Bộ phận kiểm soát chất lượng phải thực sự là công cụ hỗ trợ cho các nhà quản lý.

Với đội ngũ KTV và trợ lý kiểm toán trẻ tuổi, năng động, sáng tạo trong công việc nên một phần công việc kiểm toán cũng được thực hiện trên các công cụ là phần mềm

1.7.2 Nhận xét về thực trạng việc thực hiện kiểm toán TSCĐ tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) và các phương hướng hoàn thiện

1.7.2.1 Sử dụng ý kiến của chuyên gia

Cơ sở đưa ra kiến nghị

TSCĐ là một khoản mục đặc biệt, có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. Do vậy, kết quả kiểm toán khoản mục TSCĐ không chỉ có ảnh hưởng trong một năm kiểm toán mà trong nhiều năm, suốt đời hữu dụng của tài sản. KTV phải có những hiểu biết sâu sắc về bản chất của TSCĐ để kiểm tra. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, trang thiết bị ngày càng được cải tiến, nâng cấp. Đối với một KTV, thật khó để vừa học tập không ngừng nâng cao chuyên môn kiểm toán của mình, vừa phải am hiểu tường tận mọi đặc tính của TSCĐ, cả hữu hình và vô hình đặc thù ở các đơn vị khác nhau, lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau. Theo Nguyên tắc kiểm toán quốc tế số 18 “Sử dụng tư liệu của các chuyên gia”: trình độ học vấn và kinh nghiệm của bản thân sẽ giúp KTV nắm bắt được các vấn đề kinh doanh nói chung nhưng KTV không thể là những chuyên gia thông thạo của các chuyên ngành khác. Khi thực hiện kiểm toán một khách hàng có các nghiệp vụ phức tạp, KTV có thể thu thập các ý kiến đánh giá và ý kiến xác định của các chuyên gia. Ví dụ:

Đánh giá một loại tài sản nào đó như đất đai, nhà cửa, máy móc thiết bị, các công trình nghệ thuật, vàng bạc, đá quý, kim khí quý…

Xác định số lượng hoặc chất lượng hiện có của tài sản như: trữ lượng quặng, trữ lượng khoáng sản, nhiên liệu trong lòng đất, dưới đại dương, thời gian hữu ích còn lại của tài sản máy móc…

Việc đánh giá gía trị TSCĐ rất phức tạp, nhất là đối với điều kiện hiện nay của nước ta - một nước đang phát triển, việc mua sắm TSCĐ tại các doanh nghiệp có quá nhiều nguồn gốc xuất xứ: có thể mua mới hàng trong nước, nhập khẩu mới hoặc nhập khẩu tài sản đã qua sử dụng, Khi thực hiện quan sát kiểm kê, đánh giá giá trị tài sản, KTV không thể đánh giá một cách chính xác được giá trị của tài sản, bởi nhiều khi máy móc hình thức rất mới nhưng công nghệ lại lạc hậu… Như vậy việc sử dụng ý kiến đánh giá của các chuyên gia bên ngoài - một loại bằng chứng đặc biệt trong kiểm toán khoản mục TSCĐ giúp KTV đưa ra ý kiến chính xác về số liệu đơn vị báo cáo.

Thực tế tồn tại

Tại AASC, kiểm toán khoản mục TSCĐ mới chỉ sử dụng ý kiến của chuyên gia khi định giá lại TSCĐ (trong trường hợp nghiệp vụ TSCĐ phát sinh của đơn vị khách hàng đòi hỏi cần định giá lại tài sản), còn các trường hợp khác khi thực hiện kiểm toán BCTC chưa có kế hoạch sử dụng chuyên gia bên ngoài trợ giúp kiểm toán khoản mục TSCĐ.

Tính khả thi

Việc có sử dụng chuyên gia bên ngoài hay không ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian kiểm toán, chi phí kiểm toán và chất lượng cuộc kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, cần xem xét có sử dụng chuyên gia bên ngoài đối với khoản mục TSCĐ hay không tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của khoản mục TSCĐ của đơn vị khách hàng cụ

việc kinh doanh của khách hàng, xác định mức độ phức tạp của cơ cấu và chủng loại TSCĐ để ra quyết định về việc sử dụng chuyên gia. Nếu có, dự tính phí chuyên gia để tính toán ra mức phí kiểm toán phù hợp, tiến hành kí kết hợp đồng kiểm toán.

Cũng theo Nguyên tắc kiểm toán quốc tế số 18: Trước tiên, các KTV phải cân nhắc tính khách quan, kỹ năng và trình độ nghiệp vụ của các chuyên gia. Các tư liệu chuyên gia cung cấp được coi như là những bằng chứng đặc biệt của cuộc kiểm toán. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, các KTV phải đánh giá và tổng hợp về những ý kiến, tư liệu của chuyên gia thành kết quả kiểm toán, bởi KTV là người chịu trách nhiệm cuối cùng đối với kết quả kiểm toán, không phải là chuyên gia.

1.7.2.2 Áp dụng các thủ tục phân tích

Cơ sở đưa ra kiến nghị

Theo Nguyên tắc kiểm toán quốc tế số 12 “phương pháp phân tích”: Phương pháp phân tích được coi là một dạng của phương pháp kiểm toán cơ bản nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán. Nguyên tắc này yêu cầu sử dụng phương pháp phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch và soát xét lại toàn bộ các bước công việc của một cuộc kiểm toán. Nguyên tắc này cũng hướng dẫn việc sử dụng phương pháp phân tích như là các biện pháp kiểm tra cơ bản. Trong nguyên tắc này, phương pháp phân tích được sử dụng để mô tả các tỷ lệ quan trọng, các chỉ số,kể cả việc điều tra kết quả các khoản mục và các biến động bất thường.

Theo tiến trình phát triển của kiểm toán hiện đại, việc sủ dụng thủ tục phân tích sẽ được tích cực khuyến khích sử dụng mỗi khi có điều kiện thoả mãn. Thủ tục phân tích sẽ được xem xét thực hiện để có thể bỏ qua kiểm tra chi tiết, tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán; đồng thời nâng cao hiệu quả cuộc kiểm toán.

Thực tế tồn tại

Tại AASC hiện nay, thủ tục phân tích chưa được áp dụng triệt để, hầu hết các khoản mục được kiểm toán nếu có sử dụng thủ tục phân tích thì chỉ là kết hợp với thủ tục kiểm tra chi tiết. Trong điều kiện hiện tại, KTV không có trong tay số liệu ngành để so sánh nên không thể đưa ra các kết luận chính xác đối với các biến động bất thường trong kinh doanh. Vì vậy, thủ tục phân tích chỉ dừng lại ở việc phân tích các biến động nhằm hiểu rõ hơn tình hình hoạt động của khách hàng, đồng thời phán đoán những rủi ro có thể xảy ra đối với từng khoản mục trên BCTC. Sau đó, kết quả của quá trình phân tích sẽ được sử dụng để hướng các thủ tục kiểm tra chi tiết vào các sai sót tiềm tàng.

Các kiểm toán viên chưa thực hiện thủ tục phân tích dọc – phân tích tỷ suất cho các khoản mục tài sản cố định và ít sử dụng các thông tin phi tài chính, do đó chưa thấy hết được tính hợp lý cũng như chưa hợp lý trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Giải pháp hoàn thiện

Để hoàn thiện và nâng cao quy trình phân tích đối với các khoản mục trên BCTC nói chung và TSCĐ nói riêng, KTV vận dụng quy trình phân tích chuẩn kết hợp với xét đoán

Kiểm toán khoản mục TSCĐ, KTV không chỉ kiểm toán trực tiếp số dư của khoản mục TSCĐ mà còn phải thực hiện kiểm toán các khoản mục liên quan khác như: khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. KTV có thể tính toán và phân tích một số tỷ suất sau: so sánh tỷ suất tổng chi phí khấu hao TSCĐ với tổng nguyên giá TSCĐ năm nay với năm trước; so sánh tỷ suất tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trên tổng nguyên giá TSCĐ năm nay với năm trước…

Khi thực hiện một thủ tục phân tích không phát hiện thấy có các biến động bất thường có nghĩa là khả năng sai số hoặc sai nguyên tắc hạch toán kế toán là không trọng yếu. Trong trường hợp đó, thể thức phân tích cấu thành bằng chứng thật sự để chứng minh tính trung thực và hợp lý trong trình bày số dư tài khoản liên quan, và việc tiến hành kiểm tra chi tiết sẽ được loại trừ hoặc quy mô mẫu có thể giảm bớt. Lúc đó hiệu quả của cuộc kiểm toán được nâng cao, chất lượng vẫn đảm bảo được thời gian và chi phí.

Trong quá trình thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ, KTV cần thực hiện thường xuyên thủ tục phân tích tỷ suất đối với khoản mục TSCĐ để thấy được sự hợp lý trong sử dụng tài sản của doanh nghiệp từ đó có các kiến nghị tư vấn thích hợp đối với đơn vị được kiểm toán. Với những khách hàng có khoản mục TSCĐ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản, các thủ tục kiểm toán đơn giản kiểm toán viên nên tính thêm các tỷ suất liên quan đến đầu tư TSCĐ, tỷ suất tài trợ TSCĐ để phân tích, tỷ suất đầu tư để đánh giá năng lực hiện có của doanh nghiệp, đánh giá mức độ trang bị máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh và cho công tác quản lý,

Tính khả thi

Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) có đặc điểm khách hàng là những Tổng Công ty lớn, do vậy việc lấy số liệu, các tỷ suất chung của toàn ngành liên quan đến công việc kiểm toán là có thể thực hiện được. Vì đa số khách hàng của Công ty là thường niên nên KTV rất am hiểu về đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị cũng như của toàn ngành, đó là cơ sở rất tích cực để tiến hành các thủ tục phân tích.

1.7.2.3 Hoàn thiện công tác tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB

Cơ sở đưa ra kiến nghị

Đánh giá vai trò chung của hệ thống KSNB và vai trò kiểm soát đối với từng khoản mục thường được thực hiện ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Công việc này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đánh giá rủi ro kiểm soát, từ đó xác định được các thử nghiệm kiểm toán nhằm giảm thiểu rủi ro kiểm toán xuống mức thấp nhất.

Thực tế tồn tại

Tại AASC, các KTV luôn thận trọng và đảm bảo thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết về khách hàng. Trong mỗi File “Hồ sơ kiểm toán”, KTV đều lưu giữ bảng câu hỏi tìm hiểu về hệ thống KSNB ứng với mỗi phần hành. Việc đánh giá hệ thống KSNB tại AASC được thiết kế trên chương trình kiểm toán nhưng thực tế công việc này chỉ được thực hiện đối với những khách hàng lớn và có bên thứ ba soát xét chất lượng thực hiện kiểm toán. Hơn nữa, việc đánh giá nhiều khi mang tính chất khái quát, không chi tiết và thường không lưu lại trên giấy làm việc mà chủ yếu qua sự phán xét của KTV. Thực tế này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chung của công tác kiểm toán, đặc biệt đối

Khi tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng, kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán chủ yếu thông qua phỏng vấn Ban Giám đốc đơn vị khách hàng, Thêm vào đó, các tài liệu thu thập được lưu ít trong Hồ sơ kiểm toán, chủ yếu bao gồm: quy chế làm việc, quy chế quản lý tài chính, Báo cáo của Ban kiểm soát., Biên bản họp HĐQT. Các thông tin này được xếp vào một File mà không có sự chắt lọc, phân tích, tổng hợp. Điều này sẽ khó khăn cho các lần kiểm toán tiếp theo, nhất là khi công việc do KTV mới đảm nhiệm.

Giải pháp hoàn thiện

Các thông tin thu thập được về khách hàng đặc biệt là những thông tin về tình hình kinh doanh, cơ sở pháp lý nên được chắt lọc, sắp xếp để tiện cho việc theo dõi. KTV cũng nên tổng hợp các thông tin thu thập được dưới dạng chắt lọc những thông tin quan trọng nhất vừa làm bằng chứng đánh giá hệ thống KSNB vừa là tài liệu tham khảo cho kỳ kiểm toán sau.

Trong bảng câu hỏi đánh giá về hệ thống KSNB ứng với từng phần hành, ngoài các câu hỏi Có, Không, Không áp dụng, KTV nên thiết kế mở rộng Bảng câu hỏi dưới dạng câu hỏi mở. Ngoài ra, sau khi có các thông tin về khách hàng, KTV nên tóm tắt các thông tin đó dưới dạng Bảng tường thuật hoặc lưu đồ.

Tính khả thi

Để mô tả về hệ thống KSNB, các KTV của AASC sử dụng Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB. Ưu điểm của công cụ này là được lập sẵn nên KTV có thể tiến hành nhanh chóng và không bỏ sót các vấn đề quan trọng. Nhưng do được thiết kế chung, nên Bảng câu hỏi có thể không phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp. Do đó, KTV nên sử dụng kết hợp Bảng câu hỏi với lưu đồ hoặc Bảng tường thuật.

Nếu như việc Bảng câu hỏi cho KTV những đánh giá, nhận định các điểm yếu của hệ thống KSNB thì vẽ sơ đồ sẽ giúp KTV có cái nhìn tổng quát về hệ thống KSNB. Kết hợp hai hình thức này sẽ cho phép KTV có sự nhận xét chính xác hơn khi đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng.Việc sử dụng kết hợp Bảng câu hỏi với Lưu đồ hoặc Bảng tường thuật sẽ giúp KTV hiểu tốt hơn về hệ thống KSNB, vừa làm cơ sở đưa ra ý kiến tư vấn cho khách hàng sau này.

1.8 Các kiến nghị khác

1.8.1 Kiến nghị với Hội nghề nghiệp

Ở các nước phát triển trên thế giới, hội nghề nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực kiểm toán, đây là cơ quan bảo vệ quyền lợi và cơ hội phát triển

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện (Trang 64)