Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh Đông Đô

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnViệt Nam-Chi nhánh Đông Đô (Trang 25 - 26)

Hiện nay, tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô, việc thẩm định dự án đầu tư thường áp dụng kết hợp đồng thời 2 phương pháp thẩm định, đó là phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp thẩm định dựa trên việc phân tích độ nhạy cảm của dự án.

2.1.3.1 Ph ươ ng pháp thẩm đ ịnh theo trình tự a. Thẩm định tổng quát:

Thẩm định tổng quát là việc nghiên cứu xem xét, đánh giá một cách khái quát các nội dung cơ bản thể hiện tính đầy đủ, tính hợp lý, tính phù hợp của một dự án đầu tư.

Thẩm định tổng quát giúp chúng ta có thể cho phép hình dung một cách khái quát dự án đầu tư. Qua đó hiểu rõ về quy mô cũng như tầm quan trọng của dự án đầu tư trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Dự án đầu tư có thể bị bác bỏ nếu không thoả mãn các yêu cầu về pháp lý, các thủ tục quy định cần thiết và không phục vụ gì cho chiến lược phát triển kinh tế chung của đất nước.

b. Thẩm định chi tiết:

Thẩm định chi tiết là việc nghiên cứu,xem xét một cách khách quan khoa học, chi tiết từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính hiệu quả của dự án đầu tư trên các khía cạnh pháp lý, thị trường, kỹ thuật, kinh tế... Mặc dù vậy vẫn phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế đất nước.

Trong quá trình thẩm định chi tiết từng nội dung, cán bộ thẩm định cần phải đưa ra những ý kiến đánh giá đồng ý hoặc cần phải bổ sung, sửa đổi hoặc cần bác bỏ. Song mức độ chi tiết cho những nội dung cơ bản đó có thể khác nhau tuỳ theo đặc điểm cụ thể của từng dự án đầu tư.

Trong quá trình tiến hành thẩm định chi tiết, có thể sẽ phát hiện được các sai sót. Nếu kết luận rút ra từ nội dung cơ bản trước là điều kiện để tiếp tục phân tích, đánh giá các nội dung cơ bản sau, thì chúng ta có thể bác bỏ dự án đầu tư mà không cần phải đi vào thẩm định các nội dung khác khi một số nội dung cơ bản của dự án đầu tư

không thể chấp nhận được.

2.1.3.2 Ph ươ ng pháp thẩm đ ịnh dựa trên việc phân tích đ ộ nhạy cảm của dự án đ ầu t ư

Phương pháp thẩm định này được dùng vào việc kiểm tra tính vững chắc hiệu quả về mặt tài chính của dự án. Cơ sở thực hiện của phương pháp này là dự kiến một số tình huống có thể xảy ra trong tương lai đối với dự án đầu tư, như giá bán sản phẩm có thể giảm, có thể mức chi phí đầu tư, không đạt công suất thiết kế... Thông qua đó tiến hành khảo sát các tác động của những yếu tố đó đến hiệu quả về mặt tài chính của dự án.

Sau khi tiến hành thẩm định lại dự án đầu tư này trong trường hợp có những biến động, căn cứ vào mức độ sai lệch so với dự kiến, tuỳ vào điều kiện cụ thể của dự án đầu tư để có thể lựa chọn được dự án. Nếu dự án đầu tư vẫn đảm bảo hiệu quả trong trường hợp xảy ra những tình huống đó thì đó là dự án đầu tư có tính vững chắc về mặt tài chính, có độ an toàn cao.Trường hợp ngược lại, cần phải xem xét lại nguy cơ phát sinh các tình huống bất trắc để đưa ra các kiến nghị và biện pháp hữu hiệu để khắc phục hay hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, ảnh hưởng đến hiệu quả về mặt tài chính của dự án...

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnViệt Nam-Chi nhánh Đông Đô (Trang 25 - 26)