Hoàn thiện kênh phân phối xuất khẩu trên thị trường truyền thống, mở rộng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu tại Công ty dệt may Bình An.docx (Trang 37 - 39)

III. Một số giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty dệt

2.Hoàn thiện kênh phân phối xuất khẩu trên thị trường truyền thống, mở rộng

khẩu sang các thị trường mới - đồng thời củng cố vững chắc thị trường nội địa

2.1. Hoàn thiện kênh phân phối trên thị trường xuất khẩu truyền thống

Thị trường xuất khẩu truyền thống của Công ty là Nhật Bản. Bằng những nỗ lực và cố gắng không ngừng phục vụ tốt yêu cầu của khách hàng, Công ty đã dần chiếm lĩnh được thị trường Nhật Bản, thị phần ngày càng tăng lên. Trong kế hoạch phát triển, Công ty luôn xác định rõ Nhật Bản luôn là thị trường xuất khẩu truyền thống chủ lực của Công ty.

Hiện nay, hệ thống kênh phân phối của Công ty còn quá nhỏ bé, đơn giản, các nhà phân phối sản phẩm của Công ty luôn tìm cách ép giá buộc Công ty phải giảm giá xuất khẩu, nên hiệu quả và lợi nhuận mang lại cho Công ty chưa cao. Vì vậy đây là một bất lợi lớn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.

Trong thời gian tới, bên cạnh việc xuất khẩu trực tiếp cho các nhà phân phối Nhật Bản, Công ty cần lập kế hoạch đầu tư, thành lập một số cửa hàng bán sản phẩm xuất khẩu của Công ty trực tiếp trên thị trường Nhật Bản. Đồng thời tích cực tìm kiếm mở

rộng quan hệ bán hàng xuất khẩu với các nhà bán lẻ trên thị trường Nhật Bản là các cửa hàng, tạp hoá, siêu thị, khách sạn Nhật Bản. Hiện nay ở Nhật Bản đang phát triển cách thức bán hàng theo đơn đặt hàng, chọn hàng qua cataloge. Mẫu mã các sản phẩm giới thiệu trên cataloge nên thay đổi thường xuyên.

Công ty nên thành lập một đại lý bán hàng xuất khẩu của Công ty tại đây. Việc bán hàng xuất khẩu trực tiếp có thể sử dụng là lực lượng bán hàng của Công ty, hoặc người bán hàng là người Nhật Bản. Sử dụng lực lượng bán hàng xuất khẩu là người Nhật Bản sẽ góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên thị trường này.

2.2. Mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới

Bên cạnh thị trường xuất khẩu truyền thống Nhật Bản, Công ty dệt Minh Khai cần có sự đầu tư nghiên cứu, bằng các chiến dịch quảng cáo, khuếch trương giới thiệu sản phẩm để thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng khác. Dự định của Công ty trong thời gian tới là tìm cách thâm nhập thị trường Mỹ, đẩy mạnh xuất khẩu sang EU.

Để thực hiện mở rộng thị trường xuất khẩu sang Mỹ, EU thì các công việc Công ty cần phải làm là:

- Đầu tư chiều sâu cho công tác nghiên cứu thị trường. - Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Xúc tiến quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, đài, báo, tạp chí, các băng rôn khẩu hiệu, áp phích, quảng cáo trên mạng Internet.

- Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm hàng tiêu dùng trên các thị trường Mỹ và EU nhằm giới thiệu sản phẩm của mìng tới người tiêu dùng.

Các công việc nghiên cứu quảng cáo tham gia hội chợ triển lãm sẽ do các nhân viên phòng marketing đảm nhiệm.

2.3. Củng cố vững chắc thị trường tiêu thụ nội địa

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như ngày nay, các Công ty xuất khẩu không chỉ phải cạnh tranh trên thị trường quốc tế mà sự cạnh tranh còn diễn ra ngay tại thị trường nội địa của chính Công ty xuất khẩu. Thị phần của Công ty xuất khẩu trên thị trường nội địa rất quan trọng.

Những năm qua Công ty dệt Minh Khai chỉ chú trọng tới xuất khẩu, để ngỏ thị trường nội địa trong khi thị trường này đang có nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng các loại sản phẩm của Công ty. Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần phải có sự quan tâm đầu tư đúng đắn tới thị trường nội địa. Hiện tại việc tiêu thụ sản phẩm khăn bông của Công ty trên thị trường nội địa mới chỉ dừng lại ở việc tiêu thụ trên một số tỉnh miền Bắc (chủ yếu là Hà Nội). Sản phẩm được tiêu thụ thông qua những người bán buôn, bán lẻ siêu thị nhà hàng và qua hai cửa hàng giới thiệu sản phẩm, một ở Hà Nội và một ở Hải Phòng. Tuy nhiên cả hai cửa hàng này đều chưa được đặt ở ngay trung tâm thương mại và các khu đông dân nên hiệu quả bán hàng không cao. Công ty nên di chuyển các cửa hàng này tới các khu đông dân, tổ chức thêm một số cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở các khu trung tâm thương mại. Ngoài ra, trong tương lai Công ty cần mở thêm một số đại lý tiêu thụ để tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng ở xa có thể trực tiếp liên lạc với các đại lý. Mặt khác để giữ vững và củng cố vị trí của mình trên thị trường nội địa, Công ty cần tạo nên mối quan hệ gần gũi hơn với khách hàng. Tạo điều kiện cho quá trình mua hàng của khách hàng được nhanh chóng thuận lợi. Đối với những khách hàng mua với số lượng lớn thì Công ty có thể khuyến khích bằng các dịch vụ vận chuyển miễn phí, xong chỉ áp dụng với khách hàng có lô hàng vận chuyển trong phạm vi nội thành Hà Nội, hoặc áp dụng các biện pháp chiết khấu giảm giá đối với khách hàng mua với số lượng lớn, thanh toán nhanh hoặc đúng thời hạn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu tại Công ty dệt may Bình An.docx (Trang 37 - 39)