BAØI 13 : PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠ

Một phần của tài liệu chuong 2 (Trang 30 - 33)

I./ MỤC TIÊU :

1./ Kiến thức :HS hiểu được những nguyên tắc và biện pháp phòng ; trừ sâu bệnh hại

2./ Kỹ năng : Rèn kỹ năng vận dụng , quan sát

3./ Thái độ : Biết vận dụng những hiểu biết đã học vào công việc phòng trừ sâu , bệnh ở gia đình

II./ CHUẨN BỊ : Hình vẽ : 21 ; 22 ; 23 (SGK) – Bảng phụ

III./ PHƯƠNG PHÁP : giảng giải + hỏi đáp + hoạt động nhóm

IV./ TIẾN TRÌNH BAØY DẠY :

1./ Mở bài : Hàng năm ở nước ta sâu bệnh đã làm thiệt hại tới 10  12% sản lượng thu hoạch nông sản . Nhiều nơi sản lượng thu hoạch rất ít hoặc mất trắng . Do vậy việc phòng trừ sâu bệnh phải được tiến hành thường xuyên kịp thời . Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm được các biện pháp phòng trừ sâu bệnh phổ biến

2./ Phát triển bài :

Hoạt động 1 : I./ Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -GọiHS đọc phần I SGK

-Nêu nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại -Để tăng cường sức sống, sức chồng chịu của cây đối với sâu bệnh gia đình ta đã áp dụng biên pháp gì ?

-Tại sao phải lấy nguyên tắc phòng là chính để phòng trừ sâu bệnh hại ?

-Phòng là chính, trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để. Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ

-Bón nhiều phân hữu cơ, làm cỏ vun xới, trồng giống cây chống sâu , bệnh, luân canh

-Ít tốn công, cây sinh trưởng tốt, sâu bệnh ít, giá thành thấp

Tiểu kết : Phòng trừ sâu ; bệnh phải đảm bảo các nguyên tắc phòng là chính; trừ sớm ; kịp thời; nhanh chóng và triệt để .Sử dụng các biện pháp tổng hợp để phòng trừ

Hoạt động 2 : II./ Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại -Gọi HS nêu biện pháp 1

-GV đưa ra các tác dụng

+Diệt trừ mầm mống sâu bệnh ?

+Tránh thời kỳ sâu, bệnh phát sinh mạnh ?

+Tăng cường sức chống chịu cho cây ?

-Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại

-HS chọn điền vào biện pháp phòng trừ cho thích hợp

+Vệ sinh đồng ruộng, làm đất +Gieo trồng đúng thời vụ

+Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí +Luân canh

ăn của sâu bệnh? -Nêu biện pháp 2

-Cho Hs xem hình vẽ 21;22

-Nêu các biện pháp thủ công phòng trừ sâu bệnh hại

-Cho HS thảo luận nhóm về ưu; nhược điểm

-Gọi các nhóm báo cáo, GV bổ sung -Nêu biện pháp 3

-Gọi HS đọc phần III SGK

-Ưu điểm của biện pháp hóa học ? -Nhược điểm vủa biện pháp hoá học ? -Để kháêc phục nhược điểm trên cần thực hiện các yêu cầu nào ?

-Cho HS quan sát hình 23. Nêu cách sử dụng thuốc trừ sâu bệnh

-Nêu quy định về an toàn lao động khi tiếp xúc với thuốc hoá học

-Biện pháp thứ 4 là gì ? -Gọi HS đọc phần 4 SGK -Ưu điểm của biện pháp -Nêu biện pháp thứ 5 -Gọi HS đọc phần 5 SGK

-Để áp dụng biện pháp phòng trừ thích hợp phải căn cứ vào đâu ?

-Nêu vận dụng tổng hợp các biện pháp cho thích hợp không nên chỉ dùng 1 biện pháp

-Biện pháp thủ công -HS quan sát

-Bắt sâu hại, dùng vợt, bẫy đèn hoặc bã độc để diệt sâu

-HS thảo luận

Ưu : Đơn giản dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu bệnh mới phát sinh

Nhược : Hiệu quả thấp ; tốn công -Biện pháp hóa học

-Diệt sâu bệnh nhanh; ít tốn công

-Gây độc cho người; cây trồng, gia súc, ô nhiễm môi trường, giết chết các vi sinh vật khác trong ruộng

-Sử dụng đúng loại thuốc, nồng độ và liều lượng, phun đúng kỹ thuật

-23a : phun thuốc 23b : rắc thuốc vào đất

23c : trộn thuốc vào hạt giống

-Đeo khẩu trang, đi găng tay, dày ủng, đeo kính, mặc áo dài tay, quần dài, đội nói

-Biện pháp sinh học

-Hiệu quả cao không gây ô nhiễm -Biện pháp kiểm dịch thực phẩm

-Loại sâu, bệnh hại và điều kiện cụ thể

Tiểu kết : Các biện pháp phòng, trừ sâu, bệnh hại là : biện pháp cánh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh, biện pháp thủ công, biện pháp hóa học, sinh học và kiểm dịch thực vật

-Tuỳ theo từng loại sâu, bệnh hại và điều kiện cụ thể mà áp dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp, lấy biện pháp canh tác làm cơ sở

3./ Kết luận chung : HS đọc phần ghi nhớ SGK 4./ Kiểm tra đánh giá : HS trả lời câu hỏi SGK / 33

V./ DẶN DÒ : -Vẽ nhẵn hiệu thuốc trừ sâu , bệnh hại -Đọc trước bài thực hành 14

Tiết : 14 Ngày dạy : 21/10/04

Một phần của tài liệu chuong 2 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w