Hoạt động và hệ thống khám chữa bệnh tại tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại thanh hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện (Trang 27)

Bảng 4. Đặc thù bệnh viện trong khu vực nghiên cứu

Tổng BVĐK BV khác Tổng BVĐK nhà nƣớc (cấp tỉnh và huyện) BVĐK tƣ nhân CK công cộng CK tƣ nhân 28 2 9 2 41 30 11 41 % 73.2% 26.8% 100%

Toàn tỉnh Thanh Hóa có 30 BVĐK (bao gồm BV công cộng và tƣ nhân) chiếm 73.2%, 11 BV khác chiếm 26.8% (BV tƣ nhân chỉ tính ở thành phố Thanh Hóa). Trong 30 BVĐK, có 2 BVĐK tuyến tỉnh với 1050 giƣờng bệnh, và 26 BVĐK

Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện 22

tuyến huyện với 3120 giƣờng bệnh. Đặc thù các BV trong khu vực nghiên cứu đƣợc thể hiện ở bảng 4. Ngoài các loại hình BV nhà nƣớc và tƣ nhân, Sở Y tế Thanh Hóa còn quản lý (số liệu năm 2011):

- Các trung tâm trực thuộc Sở Y tế: 07. - Trung tâm y tế (TTYT) huyện: 27

- Phòng khám đa khoa khu vực: 12

- Trạm y tế: 636

- Cơ sở sản xuất thuốc: 01 - Trƣờng đào tạo y dƣợc: 03

BVĐK tỉnh Thanh Hóa là cơ sở khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe nhân dân thuộc tuyến cao nhất trên địa bàn toàn tỉnh với quy mô 650 giƣờng bệnh, công suất sử dụng giƣờng bệnh năm 2010 là 192%. Đây là trung tâm chẩn đoán điều trị kỹ thuật cao, tâm điểm có bán kính ảnh hƣởng rộng lớn trong hệ thống y tế tỉnh nhà cũng nhƣ một số tỉnh bạn. Hiện tại BV có trên 700 cán bộ y bác sỹ cùng cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp và đi đầu trong ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến hiện đại, BV luôn thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch đƣợc giao trên các lĩnh vực khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, hỗ trợ tuyến dƣới. Tổng số bệnh nhân điều trị nội trú năm 2010 là 43529 ngƣời, ngoại trú 5332 ngƣời [11].

1.5.3. Quy định và hƣớng dẫn QLCTYT tại tỉnh Thanh Hóa

Thực hiện Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Ké hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng; Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trƣờng cho một số đối tƣợng thuộc khu vực công ích; Quyết định số 43/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trƣởng Bộ Y tế về việc lập ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế và Công văn số 251/UBND-VX ngày 18 tháng 01 năm 2008 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa đã có nhiều công văn chỉ đạo các bệnh viện thực hiện Quy chế quản lý chất thải y tế.

Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện 23

Trong công văn số 496/SYT-NVY ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Sở Y tế Thanh Hóa về việc Thực hiện Quy chế xử lý chất thải Y tế tại các bệnh viện, giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa cũng đã chỉ đạo các BV thực hiện một số nội dung:

1) Các BV đã có lò đốt chất thải rắn, hệ thống xử lý chất thải lỏng phải kiểm tra, vận hành, bảo dƣỡng và xử lý theo đúng quy định, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng.

2) Riêng các BV chƣa có lò đốt CTR, yêu cầu các đơn vị hợp đồng với các BV lân cận để xử lý.

3) Một số BV chƣa có hệ thống xử lý chất thải lỏng phải có phƣơng án xử lý trƣớc khi thải ra môi trƣờng.

4) Các đơn vị vi phạm Quy chế quản lý và xử lý chất thải y tế gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng đến sức khỏe cộng đồng sẽ chịu trách nhiệm trƣớc các cơ quan chức năng và pháp luật của nhà nƣớc về công tác bảo vệ môi trƣờng.

1.5.4. Các hoạt động quản lý CTR y tế tại tỉnh Thanh Hóa

Tại các BV, TTYT huyện, các phòng khám chữa bệnh tƣ nhân luôn có một tổ công nhân vệ sinh chuyên trách nhiệm việc quét dọn, thu gom rác thải. Tất cả rác thải của các cơ sở y tế đƣợc phân loại ngay tại phòng bệnh theo đúng quy định của Bộ Y tế, chất thải sinh hoạt cho vào các túi màu xanh; túi màu đen đựng chất thải hóa học nguy hại; chất thải lây nhiễm đƣợc cho vào hộp cứng màu vàng (đối với chất thải sắc nhọn) và túi màu vàng.

Đối với các BV, lƣợng chất thải nguy hại đƣợc nhân viên vệ sinh vận chuyển đến nhà chứa rác và tiến hành đốt tại các lò đốt theo quy định. Đối với các cơ sở y tế nhƣ TTYT huyện, các phòng khám chữa bệnh, trạm y tế xã phƣờng sẽ thuê xe vận chuyển đến đốt tại các BV. Rác thải sinh hoạt hợp đồng với công ty Môi trƣờng Đô thị đem chôn lấp tại bãi chôn lấp rác của thành phố.

1.5.5. Hiện trạng hệ thống kỹ thuật quản lý CTR y tế tại tỉnh Thanh Hóa

Hệ thống thu gom, vận chuyển, lưu trữ CTR y tế bên trong các cơ sở y tế

Tại mỗi khoa, phòng đều có đặt thùng đựng chất thải y tế cho từng loại chất thải. Túi sạch thu gom chất thải luôn có sẵn tại nơi chất thải phát sinh để thay tế cho túi cùng loại đã đƣợc thu gom chuyển về nơi lƣu giữ tạm thời chất thải của cơ sở y

Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện 24

tế. Chất thải đƣợc vận chuyển trong các cơ sở y tế bằng xe đẩy, thùng nhựa có bánh xe, thùng không có bảnh xe (đƣợc xách bằng tay) và đƣợc chứa tại các buồng chứa rác của bệnh viện, lòng lò đốt…

Hệ thống xử lý chất thải rắn y tế:

- Tuyến huyện, thị xã: 26/26 bệnh viện có lò đốt đi vào sử dụng.

- Khu vực thành phố Thanh Hóa: 02/11bệnh viện có lò đốt đi vào sử dụng, trong đó có 01 hệ thống cần thay thế - Lò đốt Hoval Bệnh viện đa khoa tỉnh, đƣợc lắp đặt cách đây 10 năm, hiện tại đã xuống cấp, quá tải, công nghệ lạc hậu. Hiện trạng cơ sở trang thiết bị xử lý CTRYT Thanh Hóa đƣợc thể hiện ở bảng 5 dƣới đây.

Bảng 5. Hiện trạng cơ sở trang thiết bị xử lý chất thải rắn y tế (Sở Y tế Thanh Hóa 2011) TT Tên bệnh viện Lò đốt chất thải Tình trạng hoạt động của lò đốt Nơi tiêu hủy ở tỉnh HĐ với CTMTĐT Có Không Tốt Không tốt Hỏng Cần

thay Có Không Có Không (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Tâm thần x x x 2 Phụ sản x x 3 BV Nhi x x x 4 BVĐK Tỉnh x x x 5 BV Y học dân tộc x x x 6 Lao và Bệnh phổi x x x 7 Ngọc Lặc x x x 8 Mắt x x x 9 Điều dƣỡng x x x

Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện 25

TT Tên bệnh viện Lò đốt chất thải Tình trạng hoạt động của lò đốt Nơi tiêu hủy ở tỉnh HĐ với CTMTĐT Có Không Tốt Không tốt Hỏng Cần

thay Có Không Có Không

PHCN 10 Nội tiết x x x 11 Hợp Lực x x x 12 Tâm An x x x 13 Bình Tâm x x x 14 Da Liễu x x x 15 Hoằng Hóa x x x 16 Quảng Xƣơng x x x 17 Yên Định x x x 18 Thọ Xuân x x x 19 Nga Sơn x x x 20 Nông Cống x x x 21 ĐK Thành Phố x x x 22 Bỉm Sơn x x x 23 Hậu Lộc x x x 24 Thiệu Hóa x x x 25 Vĩnh Lộc x x x 26 Triệu Sơn x x x 27 Sầm Sơn x x x 28 Đông Sơn x x x 29 Tĩnh Gia x x x 30 Hà Trung x x x 31 Bá Thƣớc x x x

Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện 26

TT Tên bệnh viện Lò đốt chất thải Tình trạng hoạt động của lò đốt Nơi tiêu hủy ở tỉnh HĐ với CTMTĐT Có Không Tốt Không tốt Hỏng Cần

thay Có Không Có Không

32 Quan Hóa x x x 33 Quan Sơn x x x 34 Lang Chánh x x x 35 Thƣờng Xuân x x x 36 Nhƣ Xuân x x x 37 Nhƣ Thanh x x x 38 Mƣờng Lát x x x 39 Thạch Thành x x x 40 Cẩm Thủy x x x

1.5.6. Đề xuất điều tra, đánh giá bổ sung về Quản lý CTR của đề tài

- Đặc điểm hệ thống khám chữa bệnh tại Thanh Hóa.

- Tỷ lệ phát sinh chất thải y tế tại các tuyến bệnh viện của Thanh Hóa. - Đặc thù hiện trạng Quản lý CTR y tế tại tỉnh Thanh Hóa.

Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện 27

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu và đối tƣợng nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu:

- Nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa - Đề xuất các giải pháp cải thiện hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế

Đối tượng nghiên cứu: là chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa.

2.2. Nội dung nghiên cứu

 Nghiên cứu đặc thù mạng lƣới y tế Thanh Hóa

 Điều tra, đánh giá về khối lƣợng, quy trình phân loại, thu gom, lƣu giữ, xử lý CTR y tế tại tỉnh Thanh Hóa.

 Điều tra, đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế.

 Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý CTR y tế phù hợp tại tỉnh Thanh Hóa.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu có liên quan

Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu có liên quan từ những tài liệu, các công trình nghiên cứu có liên quan đến khu vực nghiên cứu. Với đề tài nghiên cứu của luận văn, tài liệu, số liệu có liên quan đƣợc thu thập tại Vụ Kế hoạch – Tài chính thuộc Bộ y tế, tại phòng Nghiệp vụ y, phòng Kế hoạch – Tài chính Sở y tế Thanh Hóa, tại phòng Công nghệ Khai thác Chế biến Tài nguyên Thiên nhiên – Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và tại bệnh viện đa khoa và trung tâm y tế thành phố Thanh Hóa; thu thập và thống kê các tài liệu đã công bố trong và ngoài nƣớc liên quan tới quản lý chất thải rắn y tế bằng mạng internet.

2.3.2. Thiết kế câu hỏi, tiến hành điều tra hiện trạng QLCTRYT

- Với nội dung nghiên cứu đề ra thì cần có bảng hỏi để bổ sung thông tin chi tiết về hiện trạng quản lý CTRYT tại Thanh Hóa. Qua khảo sát thực tế, qua những tài liệu, báo cáo về quản lý CTRYT của các đơn vị nghiên cứu khác, luận văn đƣa ra phiếu câu hỏi trọng tâm vào các vấn đề: i) tổng khối lƣợng CTRYT nguy hại ; ii)

Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện 28

thực hành phân loại thu gom, cách tái chế, xử lý ; iii) biện pháp đào tạo cán bộ về quản lý CTR tại cơ sở ; iv) nhận thức về quy chế quản lý CRTYT, thể hiện qua bảng 6.

- Phiếu điều tra sẽ dành để phỏng vấn trƣởng khoa chống nhiễm khuẩn hoặc y tá trƣởng và cán bộ quản lý lò đốt, phòng hành chính tổng hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cách điều tra : phỏng vấn trực tiếp tại các bệnh viện tuyến tỉnh và bệnh viện tuyến huyện nằm tại thành phố và gửi phiếu tra về các bệnh viện đa khoa tuyến huyện.

Bảng 6. Nội dung phiếu điều tra quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa

Chủ đề Nội dung trong câu hỏi

Thông tin chung về Bệnh viện huyện /TTYT

Tên, loại BV, các chỉ tiêu chính (số y bác sĩ, số GB, các khoa phòng..)

Khối lƣợng CTRYT Khối lƣợng lƣợng phát sinh trên ngày Thực hành phân loại, thu gom, vận

chuyển, lƣu giữ, xử lý, tiêu hủy CTRYT

Thực hành phân loại, hộp vật đựng vật sắc nhọn, thùng chứa CTRYT, quy cách, màu, nơi lƣu giữ, quy định nội bộ

Có các phƣơng tiện để thu gom, lƣu chứa xử lý CTYTNH

Chôn tiêu huỷ (Chôn, đốt ngoài trời) có lò đốt, các thông số kỹ thuật của lò đốt.

Quy chế, nhân lực và đào tạo cán bộ y tế về QLCTYT

Quy chế hiện có của cơ sở y tế và cán bộ, nhân viên chuyên trách trong QLCTRYT

Có đội ngũ cán bộ QLCTYT không? Các chi phí liên quan đến

QLCTYT tại cơ sở Các chi phí liên quan đến thu gom, tiêu huỷ CTYT

2.3.3. Phƣơng pháp quan sát thực tế

Phƣơng pháp quan sát thực tế là một phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp về đối tƣợng nghiên cứu bằng cách ghi chép trực tiếp lại những nhân tố có liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu tại hiện trƣờng, khi sự việc đang diễn ra. Quan sát cho phép phát hiện vấn đề, kiểm tra và hiệu chỉnh những thông tin đã thu đƣợc qua

Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện 29

phỏng vấn và từ tài liệu thứ cấp.Việc quan sát cho phép đánh giá một cách tổng quan về hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa.

2.3.4. Phƣơng pháp phỏng vấn bằng thƣ

Phƣơng pháp phỏng vấn bằng thƣ đƣợc thực hiện theo cách: bảng câu hỏi đƣợc soạn sẵn, gửi kèm theo phong bì và thông qua công tác thanh, kiểm tra đến các bệnh viện huyện trong tỉnh của Sở y tế Thanh Hóa để gửi đến 25/26 bệnh viện tuyến huyện ở xa.

2.3.5. Phƣơng pháp phỏng vấn qua điện thoại

Phƣơng pháp phỏng vấn qua điện thoại tiến hành phỏng vấn đối tƣợng đƣợc điều tra bằng điện thoại theo bảng câu hỏi đƣợc soạn sẵn. Phƣơng pháp đƣợc áp dụng trong luận văn với mục đích để kiểm tra lại thông tin đã đƣợc điều tra trong bảng câu hỏi. Các đối tƣợng gọi điện đến là lãnh đạo, hoặc các cán bộ phụ trách về quản lý chất thải rắn y tế tại các cơ sở y tế mà chƣa tiếp xúc trong quá trình điều tra bằng bảng hỏi.

2.3.6. Tổng hợp, phân tích số liệu

Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện 30

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Kết quả điều tra đánh giá bổ sung về hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại tỉnh Thanh Hóa tại tỉnh Thanh Hóa

3.1.1. Đặc điểm hệ thống khám chữa bệnh tại Thanh Hóa

Thanh Hóa là một tỉnh lớn của nƣớc ta, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong các đơn vị hành chính trực thuộc trung ƣơng. Với 2/3 diện tích là đồi núi, Thanh Hóa đƣợc chia làm 2 vùng rõ rệt là miền núi, trung du và đồng bằng. Với những khoảng cách từ vùng núi đến thành phố trực thuộc tỉnh khá xa, không thuận tiện việc khám chữa bệnh cho ngƣời dân. Chính vì vậy, ngoài BVĐK Tỉnh đƣợc đặt tại Thành phố Thanh Hóa, năm 2004 Thanh Hóa thành lập BVĐK khu vực Ngọc Lặc tại huyện miền núi Ngọc Lặc.

BVĐK khu vực Ngọc Lặc là BV có vị trí quan trọng hàng đầu trong hệ thống cơ sở khám chữa bệnh khu vực miền tây Thanh Hóa. BVĐK khu vực Ngọc Lặc chính là trung tâm chẩn đoán điều trị kỹ thuật cao, có ảnh hƣởng rộng lớn trong hệ thống y tế của tỉnh. Hiện tại, BV có trên 300 cán bộ y bác sỹ cùng cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp với nhiều kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đƣợc ứng dụng [14].

Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 71 đơn vị y tế công lập, bao gồm các BVĐK, CK, các TTYT tuyến tỉnh, tuyến huyện và 21 BV, phòng khám đa khoa tƣ nhân với gần 10.000 giƣờng bệnh. Các BV luôn trong tình trạng quá tải bệnh nhân, công suất sử dụng giƣờng bệnh chiếm đa phần từ 130% đến hơn 200%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mật độ các cơ sở y tế tại phía Đông của Thanh Hóa dày đặc hơn ở phía Tây

Một phần của tài liệu điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại thanh hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện (Trang 27)