Sự phát triển của giác quan.

Một phần của tài liệu Sinh học phát triển (Trang 31 - 33)

Cơ quan cản giác chính của đầu phát triển từ sự tương tác giữa ống thần kinh với một loạt biều bì gọi là tấm ngoại bì sọ. Phần phía trước của tâm ngoại bì sọ là hai tấm khứu giác sẽ tạo thành các hạch của dây thần kinh khứu giác. Tương tự, tấm thính giác lõm vào tạo thành mê lộ của tai trong.

Ngoại bì tạo thành các loại mô khác nhau, nội bì tạo thành lớp màng lót bên trong ống tiêu hóa và ống hô hấp cùng các cơ quan phụ. Trung bì tạo ra tất cả các cơ quan nằm giữa lớp ngoại bì và nội bì.

Các vùng của trung bì và các cơ quan được tạo thành từ chúng:

SỰ PHÁT TRIỂN HẬU PHÔI.

Thời kì phát triển hậu phôi bắt đầu từ sau khi con non được nở ra từ trứng hoặc được sinh ra từ mẹ, kéo dài đến lúc trưởng thành, thành thực rồi trải qua quá trình già. Sự phát triển cá thể chấm dứt bằng cái chết của sinh vật.

1. Sự biến thái ở Lưỡng cư.a. Những biến đổi về hình thái. a. Những biến đổi về hình thái.

Ở Lưỡng cư, sự biến thái thường liên quan đến những biến đổi để chuẩn bị cho một sinh vật ở nước trở thành một sinh vật ở cạn. Ở Lưỡng thê có đuôi những biến đổi này bảo gồm sự tái hấp thu vây đuôi, sự tiêu biến mang ngoài và những biến đổi trong cấu trúc da. Ở Lưỡng cư không đuôi, phần lớn các cơ quan đều có sự biến đổi: mất mang trong, tiêu biến đuôi; phát triển các chi và các tuyến dưới da; hộp sọ bằng sụn được thay thế bằng xương; phổi rộng ra, tai giữa phát triển; răng sừng tiêu biến, cơ lưỡi phát triển, ruột ngắn lại (do chuyển từ kiểu ăn cỏ sang ăn thịt).

Cùng với việc thay đổi nơi cư trú và phương thức dinh dưỡng, hệ thần kinh và giác quan cũng biến đổi. Một kết quả thấy rõ nhất là sự di chuyển của mắt từ vị trí hai bên về phía trước.

b. Những biến đổi về sinh hóa.

Ở nòng nọc, sắc tố chính của võng mạc là porphyropsin. Khi biến thái, sắc tố này trở thành rhodopsin.

Hemoglobin của nòng nọc được biến đổi thành hemoglobin trưởng thành, gắn oxi chậm hơn và nhả oxi nhanh hơn.

Các emzim của gan cũng thay đổi, liên quan đến việc thay đổi nơi cư trú. Nòng nọc bài tiết ammonia trong khi ếch trưởng thành bài tiết urea.

Những thay đổi do biến thái trong quá trình phát triển của ếch được tạo ra bởi các hocmon thyroxin và triiodithyronine của tuyến giáp.

2. Sự già.

Sự lão hóa là sự gia tăng theo thời gian những sai hỏng trong các chức năng sinh lí cần thiết cho sự sinh sản và sự sống. Sự lão hóa có liên quan đến các yếu tố di truyền.

Nguyên nhân gây lão hóa:

- Các sai hỏng do sự oxi hóa gây tổn thương màng tế bào, protein và acid nucleic.

- Sự sai hỏng và tính không bền vững về di truyền dẫn đến hoạt động của các enzim sửa sai giảm nên tốc độ đột biến tăng nhanh hơn.

- Sự tổn thương trong bộ gen ti thể làm giảm sự sản sinh năng lượng, sản sinh ra các ROS do sai hỏng trong hệ thống dẫn truyền điện tử và tạo ra sự nội hoại tử.

Một phần của tài liệu Sinh học phát triển (Trang 31 - 33)