3.4.2.1. Đánh giá mức độ phù hợp về quy mô
Nhƣ đã trình bày ở trên, bãi rác Đá Mài có tổng diện tích 25 ha, thuộc loại bãi rác có quy mô vừa. Bãi rác đƣợc thiết kế cho quy mô xử lý rác phát sinh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên tính đến năm 2020.
3.4.2.2. Đánh giá mức độ phù hợp về thiết kế
Bãi rác Đá Mài là bãi chôn lấp hợp vệ sinh, do vậy thiết kế bãi rác phải đảm bảo quy định theo TCVN 261:2001 – Bãi chôn lấp chất thải rắn, Tiêu chuẩn thiết kế và TCVN 6696:2000 – Chất thải rắn – Bãi chôn lấp hợp vệ sinh – Yêu cầu chung về bảo vệ môi trƣờng.
Bãi rác phải đảm bảo có các công trình theo yêu cầu, dƣới đây là bảng tổng hợp các công trình cần có và hiện có tại bãi rác Đá Mài (căn cứ so sánh theo TCVN 6696:2000).
Bảng 3.7: Đối chiếu các hạng mục công trình của bãi rác Đá Mài với yêu cầu theo TCVN 6696:2000
STT Danh mục đầy đủ các công trình của một bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh
Bãi rác Đá Mài
Có Không
1 Một hoặc nhiều ô chôn lấp x
2 Sân phơi và ô chứa bùn x
3 Hệ thống thu gom, xử lý nƣớc rác x
4 Hệ thống thoát và ngăn nƣớc mặt x
5 Hệ thống hàng rào hoặc cây xanh x
6 Vùng đệm cây xanh x
7 Hệ thống biển báo x
8 Hệ thống quan trắc môi trƣờng (khí, nƣớc, đất) x 9 Hệ thống điện, chiếu sáng và cấp thoát nƣớc x
10 Trạm cân x
11 Trạm kiểm tra x
12 Trạm rửa xe x
13 Văn phòng điều hành x
14 Nhà nghỉ cho nhân viên x
15 Bãi chứa hoặc kho chứa chất phủ mặt x
16 Kho chứa phế liệu x
17 Kho chứa chất phủ mặt x
18 Trạm sửa chữa bảo dƣỡng điện, máy x
19 Nơi để xe x
Qua bảng tổng hợp trên cho thấy về cơ bản Bãi rác Đá Mài đƣợc thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
3.4.3. Đánh giá mức độ phù hợp về công nghệ và môi trƣờng
Để đánh giá mức độ phù hợp về công nghệ của bãi rác Đá Mài, dựa trên các nghiên cứu về công nghệ xử lý rác thải đã và đang đƣợc áp dụng trên thế giới cũng nhƣ tại Việt Nam.
Nhƣ vậy bãi rác Đá Mài áp dụng công nghệ chôn lấp để xử lý rác thải, đây là công nghệ xử lý có tính truyền thống, rẻ tiền và dễ áp dụng. Tuy nhiên với công nghệ này cần phải có một quỹ đất lớn, đồng thời bãi chôn lấp phải đảm bảo các yêu cầu của bãi chôn lấp hợp vệ sinh và hệ thống xử lý nƣớc thải phải đảm bảo xử lý đạt các quy chuẩn thải trƣớc khi thải ra môi trƣờng.
Bãi rác Đá Mài là bãi chôn lấp hợp vệ sinh có công trình xử lý nƣớc thải. Tuy nhiên qua kết quả quan trắc nƣớc rỉ rác của bãi rác Đá Mài (xem chi tiết tại bảng 3.2) cho thấy nƣớc thải chƣa đảm bảo quy chuẩn để xả ra môi trƣờng. Điều đó cho thấy hệ thống xử lý nƣớc thải chƣa đảm bảo.
Qua khảo sát nhận thấy nhƣ sau:
Hệ thống thoát nƣớc bề mặt của bãi rác đã xuống cấp, bùn đất đã bồi lắng làm cản trở dòng chảy, gây khó khăn trong quá trình tiêu thoát nƣớc, làm nƣớc mặt tràn vào khu vực các ô chôn lấp.
Về hệ thống xử lý nƣớc thải: Bể xử lý nƣớc thải của Bãi rác đã bị nứt ở phần đáy gây thất thoát nƣớc rỉ rác. Tại phần bể thu gom nƣớc rỉ rác, một phần nƣớc rỉ rác không đƣợc thu gom vào bể mà thải trực tiếp ra suối Đá Mài.
Bãi rác chƣa đƣợc thiết kế hệ thống thu gom khí thải bãi rác, khí bãi rác đƣợc thoát tự do ra môi trƣờng.
Chƣa có quan trắc ảnh hƣởng của bãi rác tới nƣớc ngầm, do vậy chƣa thể đánh giá ảnh hƣởng của bãi chôn lấp này tới môi trƣờng nƣớc dƣới đất
Các xe chở rác sau khi ra khỏi bãi rác chƣa đƣợc rửa sạch theo đúng yêu cầu, do vậy làm rơi rớt nƣớc rỉ rác trên quãng đƣờng vận chuyển
Bên cạnh những vấn đề trên, nhận thấy tuyến đƣờng nội bộ của Bãi rác rơi vãi rất nhiều rác thải, ruồi phát triển dày đặc.
Dƣới đây là một số hình ảnh hiện trạng bãi rác Đá Mài:
Hình 3.13: Đường nội bộ bãi rác Đá Mài
3.4.4. Đánh giá công tác quản lý bãi rác Đá Mài
Bãi rác Đá Mài chịu sự quản lý trực tiếp của Công ty TNHH MTV môi trƣờng và công trình đô thị Thái Nguyên. Tổng số cán bộ, nhân viên của Công ty là 339 ngƣời làm các nhiệm vụ vệ sinh môi trƣờng; quản lý, khai thác các công viên, vƣờn hoa, cây cảnh; quản lý, khai thác hệ thống chiếu sáng công cộng, hệ thống thoát nƣớc công cộng, các công trình công cộng; quản lý, duy tu đƣờng giao thông đô thị và quản lý nghĩa trang, nghĩa địa. Công ty có trách nhiệm điều hành, quản lý trực tiếp hoạt động của bãi rác Đá Mài.
Tuy nhiên trong quá trình quản lý, vận hành bãi rác còn cho thấy nhiều nhƣợc điểm bộc lộ nhƣ để các hộ chăn nuôi gia súc (chăn nuôi bò) đƣợc chăn thả bò trong bãi rác, cổng của bãi rác đã hƣ hỏng từ lâu, cho phép lao động phổ thông vào nhặt rác, phân loại thủ công rác trong bãi rác, các xe chở rác không đƣợc làm vệ sinh sau khi ra khỏi bãi rác…
Công ty bố trí hai bảo vệ nhằm đảm bảo an ninh trong quá trình hoạt động của bãi rác, tuy nhiên lực lƣợng này là quá mỏng nhất là trong trƣờng hợp có sự cố xảy ra.
3.5. Đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng tại bãi rác Đá Mài
Để giảm các tác động của bãi rác Đá Mài tới môi trƣờng, tôi xin đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nhƣ sau:
- Tiến hành nạo vét, tu sửa lại toàn bộ hệ thống mƣơng rãnh thoát nƣớc bề mặt của bãi rác. Gia cố lại các taluy đã bị sụt lún. Vét sạch toàn bộ lƣợng bùn đất, khơi thông dòng chảy cho hệ thống kênh, mƣơng thoát nƣớc của bãi rác
- Tu sửa lại hệ thống xử lý nƣớc thải của bãi rác: Gia cố lại các bể xử lý
- Lắp đặt hệ thống đốt phóng không khí bãi rác, không để các khí này phát tán tự nhiên ra môi trƣờng
- Định kỳ phun chế phẩm EM, hạn chế phát sinh ruồi trong khu vực bãi rác
- Triển khai chƣơng trình 3R tại trên địa bàn thành phố Thái Nguyên: 3R (giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng) là chƣơng trình thực hiện nhằm giảm các áp lực của chất thải
rắn sinh hoạt tới môi trƣờng. Thực hiện chƣơng trình 3R phân loại rác hữu cơ và vô cơ tại nguồn sẽ góp phần giảm thiểu lƣợng rác hữu cơ phải vận chuyển, xử lý tại bãi rác Đá Mài, góp phần tăng tuổi thọ của bãi rác.
- Bổ sung chƣơng trình giám sát nƣớc ngầm: Qua nhiều nghiên cứu cho thấy bãi chôn lấp chất thải rắn là nguồn gây ô nhiễm nƣớc ngầm rất lớn, do vậy để kiểm soát ô nhiễm cần có chƣơng trình quan trắc nƣớc ngầm.
Chƣơng trình quan trắc nƣớc ngầm phải đảm bảo quan trắc hiệu quả đồng thời đƣa ra các báo cáo về tính chất nƣớc ngầm đảm bảo ngăn ngừa sớm các khả năng gây ô nhiễm nƣớc ngầm. Các quan trắc về động thái nƣớc ngầm phải đƣợc thực hiện ngay từ thời điểm lựa chọn vị trí bãi chôn lấp. Tuy nhiên việc này chƣa đƣợc thực hiện trong quá trình lựa chọn vị trí bãi rác Đá Mài cũng nhƣ giám sát trong quá trình vận hành của bãi rác. Do đó đề xuất chƣơng trình giám sát nƣớc ngầm. Tiến hành lấy mẫu nƣớc ngầm tại các hộ dân nằm về phía hạ lƣu của suối tiếp nhận nƣớc thải của bãi rác (thấp theo địa hình). Các thông số chỉ thị cho chƣơng trình quan trắc nƣớc ngầm khu vực bãi rác Đá Mài có thể tham khảo trong bảng sau:
Bảng 3.8: Các thông số chỉ thị cho chương trình quan trắc bảo vệ nước ngầm khu vực bãi chôn lấp
STT Thông số Tần suất quan trắc
1 lần/ngày 1 lần/tuần 1 lần/tháng 1 lần/quý
1 pH x 2 Màu x 3 Độ đục x 4 SS x 5 Độ cứng x 6 Cl- x 7 Phenol x
8 Dầu mỡ x 9 BOD5 x 10 COD x 11 N-NO3- x 12 E.Coli x 13 Fe x 14 Mn x 15 Zn x 16 Cr x 17 Pb x 18 Cd x
- Thực hiện nghiêm ngặt biện pháp rửa vệ sinh các xe chở rác sau khi ra khỏi bãi rác để đảm bảo không làm rơi rớt nƣớc rỉ rác trên đƣờng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu tài liệu, điều tra khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trƣờng bãi rác Đá Mài, xã Tân Cƣơng, thành phố Thái Nguyên đề tài đã rút ra một số kết luận nhƣ sau:
1. Bãi rác Đá Mài là bãi chôn lấp hợp vệ sinh đƣợc thiết kế đúng tiêu chuẩn một bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Tuy nhiên bãi chôn lấp còn tồn tại một số vấn đề: ô chôn lấp không có lớp phủ hàng ngày, không có hệ thống thu khí gas, lớp lót đáy không đúng theo thiết kế ban đầu, một số chỗ lớp vải địa kỹ thuật bị rách. Bƣớc đầu bãi rác đã gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng nƣớc mặt.
2. Hệ thống xử lý nƣớc rỉ rác của bãi rác đã xuống cấp, nƣớc thải không đảm bảo tiêu chuẩn xả thải ra môi trƣờng. Cụ thể nhƣ sau :
Chỉ tiêu TSS trong nƣớc thải bãi rác Đá Mài tại đợt 3/2011 vƣợt quá giới hạn cho phép trong QCVN 40:2011/BTNMT là 3,16 lần. Trong các đợt còn lại TSS đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép.
Chỉ tiêu BOD tại các đợt quan trắc đợt 2/2011 và đợt 4/2011 đều vƣợt quá giới hạn cho phép trong quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT. Riêng tại đợt 4/201, BOD5 vƣợt quá giới hạn cho phép trong QCVN 25:2009/BTNMT là 1,128 lần.
Chỉ tiêu COD trong mẫu nƣớc thải đợt quan trắc 3/2011 và đợt 4/2011 đều vƣợt quá giới hạn cho phép trong QCVN 40:2011/BTNMT. Tuy nhiên chỉ tiêu COD tại tất cả các mẫu trong 5 đợt quan trắc đều đảm bảo nhỏ hơn giới hạn cho phép trong QCVN 25:2009/BTNMT.
Chỉ tiêu amoni trong nƣớc thải bãi rác Đá Mài tại tất cả các đợt quan trắc đều vƣợt quá giới hạn cho phép trong QCVN 25:2009/BTNMT rất nhiều lần.
Chỉ tiêu tổng N trong hầu hết các đợt quan trắc đều vƣợt quá giới hạn cho phép trong QCVN 25:2009/BTNMT từ 1,447 lần tới 3,05 lần.
Một số chỉ tiêu khác nhƣ Mn, coliform, Hg cũng vƣợt quá giới hạn cho phép trong quy chuẩn.
3. Hệ thống cống, rãnh thoát nƣớc bề mặt đã bị hƣ hỏng, sạt lở, bị bồi lấp kín và bị các loài thực vật mọc che phủ không đảm bảo khả năng tiêu thoát nƣớc
4. Công tác quản lý vận hành bãi rác còn kém. Xe chở rác chƣa đƣợc rửa sạch tại trạm rửa xe sau khi ra khỏi bãi rác.
Đề tài đã đƣa ra một số biện pháp nhằm kiểm soát ô nhiễm bãi rác Đá Mài, trong đó có các biện pháp nhƣ cải tạo hệ thống xử lý nƣớc rỉ rác, nạo vét, tu sửa hệ thống mƣơng rãnh thoát nƣớc mƣa và hồ sinh học. Bổ sung các lỗ khoan quan trắc giám sát chất lƣợng nƣớc ngầm. Bổ sung gia cố các vị trí lớp vải địa kỹ thuật bị rách, kiểm soát nghiêm ngặt rửa sạch xe rác sau khi ra khỏi bãi. Đây là các biện pháp thiết thực khi áp dụng sẽ góp phần giảm thiểu các tác động của bãi rác Đá Mài tới môi trƣờng.
Kiến nghị
+ Kiến nghị với uỷ ban nhân dân thành phố Thái Nguyên chỉ đạo các đơn vị có liên quan đặc biệt là Công ty cổ phần Môi trƣờng và công trình đô thị Thái Nguyên tăng cƣờng hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động vận hành bãi rác, đảm bảo hoạt động của bãi rác không gây ô nhiễm môi trƣờng. Kiến nghị UBND thành phố Thái Nguyên triển khai chƣơng trình 3R để giảm khối lƣợng rác thải phải chôn lấp tại bãi rác Đá Mài.
+ Kiến nghị Công ty cổ phần Môi trƣờng và công trình đô thị Thái Nguyên tiến hành các biện pháp cải tạo bãi rác Đá Mài nhƣ sau:
Cải tạo hệ thống thu gom nƣớc mƣa chảy tràn của bãi rác
Cải tạo, tu sửa hệ thống xử lý nƣớc rỉ rác, nạo vét hồ sinh học. Gia cố lại phần bể thu nƣớc rác do công trình này đã xuống cấp, hƣ hỏng làm thất thoát một phần nƣớc thải chƣa xử lý ra môi trƣờng
Vận chuyển đất làm đất phủ sau khi đổ rác
Vệ sinh sạch sẽ các xe chở rác sau khi ra khỏi bãi rác Bổ sung hệ thống quan trắc nƣớc ngầm.
Bổ sung một số chất dinh dƣỡng (theo nhu cầu của vi sinh vật) để cải thiện tốc độ phân huỷ rác thải rắn hữ cơ. Kiểm soát thành phần chất thải rắn hữu cơ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Các tiêu chuẩn môi trường, quy chuẩn môi trường Việt Nam
2. Công ty Cổ phần môi trƣờng và công trình đô thị Thái Nguyên, Báo cáo công tác quản lý môi trường đô thị năm 2010
3. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2011), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2011
4. Dự án đầu tƣ xây dựng công trình "Xử lý chất thải rắn Đá Mài, xã Tân Cƣơng, thành phố thái Nguyên" (2001)
5. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001), Quản lý chất thải rắn đô thị, NXB Xây Dựng, Hà Nội
6. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 theo Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg ngày 04/5/2007
7. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Thái Nguyên, Báo cáo kết quả quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên, từ năm 2010 đến 2011
8. Trịnh Thị Thanh, Trần Yêm, Đồng Kim Loan (2004), Giáo trình Công nghệ môi trường, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội
9. Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia (2007), Tổng luận về Công nghệ Xử lý Chất thải rắn của một số nước và ở Việt Nam
10. UBND thành phố Thái Nguyên (2001), Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu xử lý chất thải rắn Tân Cương - thành phố Thái Nguyên
11. UBND tỉnh Thái Nguyên (2010), Dự án Hỗ trợ quản lý chất thải rắn sinh hoạt và y tế cấp huyện, tỉnh Thái Nguyên
Tiếng Anh
12. Environment Protection Agency United State (1996), Environmental Guidelines: Solid waste landfills.
13. Local Government Division, Ministry of Housing and Local Government, Malaysia, 1990
14. Ole Hjelmar, Lizzi Andersen, Jette Bjerre Hansen (2000), Leachate emissions from landfills, final reportVKI, Denmark.
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC CÁC PHƢƠNG TIỆN THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Ở CẤP HUYỆN
TT Đơn vị hành chính Loại phƣơng tiện Số lƣợng Nguồn cung cấp Tình trạng sử dụng 1 TP. Thái Nguyên Xe cuốn ép Hino 6 m3 02 UBND tỉnh, UBND thành phố, Dự án DANIDA Khá tốt Xe cuốn ép Huyndai 10 m3 01 Tốt Xe cuốn ép Hino 14 m3 01 Tốt Xe cuốn ép IFA 10 m3 01 Thƣờng xuyên hỏng phải sửa chữa, bảo dƣỡng
Xe tải chở rác
IFA 6 m3 02
Thƣờng xuyên hỏng phải sửa chữa, bảo dƣỡng Xe thu gom rác 0,6 m3 531 300 xe của Công ty Cổ phần MT đô thị 171 xe đƣợc trang bị cho các tổ thu gom phƣờng/xã từ năm 2005, đã cũ hỏng, chƣa có nguồn thay thế 2 TX.. Sông Công Xe cuốn rác Huyndai 9 m3 01 UBND tỉnh, UBND thị
Xe tải chở rác
IFA 10 m3 01
xã Thƣờng xuyên hỏng phải sửa chữa, bảo dƣỡng Xe thu gom rác 0,6 m3 150 Chỉ có 65 xe gom rác còn hoạt động 3 H. Định Hoá Xe gom rác 0,6 m3 25 Đƣợc trang bị năm 2009 4 H. Phú Lƣơng Công nông 01 UBND huyện, HTX dịch vụ MT Thƣờng xuyên hỏng phải sửa chữa, bảo