MẦM VÀ NĂNG SUẤT
Chất lượng hạt trước khi trồng có tương quan chặt với kết quả sản xuất trên đồng ruộng và trong.kho bảo quản
2.1. Khả năng bảo quản
Sản xuất đậu tương yêu cầu giống phải bảo quản từ lúc thu hoạch của vụ trước (từ tháng 6) đến vụ trồng tới (có thể tháng 9 cùng năm hoặc tháng 2 năm sau). Hoặc từ lúc thu hoạch (tháng 12) đến tháng 8 hoặc 9 năm sau. Trong suốt thời gian bảo quản, chất lượng hạt có thể giữ nguyên như trạng thái ban đầu hoặc bị giảm tới mức mà hạt đó không còn chấp nhận được làm giống được nữa. Người ta biết rằng độ ẩm hạt và nhiệt độ là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hạt trong quá trình bảo quản. Tuy nhiên, sự thoái hoá của hạt trong quá trình bảo quản cũng có liên quan tới chất lượng (sự nảy mần và sức sống) ban đầu của hạt.
Thực tế cho thấy những hạt bị dập nát vỡ do thu hoạch ảnh hưởng tới sức nảy mần hạt trong bảo quản. Các công trình nghiên cứu cho thấy tuổi thọ của hạt có tương quan chặt với tỷ lệ nảy mần lúc đầu, tỷ lệ hạt cứng, hạt nhỏ và hạt sinh trưởng ngắn. Egli và cộng sự (1979) thấy chất lượng ban đầu là yếu tố chính ảnh hưởng tới sự thoái hoá hạt và giống không có ảnh hưởng tới khả năng bảo quản hạt của chúng. Starzing và cộng sự (1982) cho thấy tỷ lệ nảy mần của hạt màu vàng giảm nhanh hơn hạt có màu đen (Ngô Thế Dân và cs, 1999).
2.2. Nảy mần ngoài đồng
Một số tác giả cho thấy có mối tương quan chặt giữa tỷ lệ nảy mầm trong phòng với sức nảy mần ngoài đồng ruộng, trong khi đó, một số tác giả khác cho là tỷ lệ nảy mần trong phòng thường cao hơn nhiều so với nảy mần ngoài đồng ruộng. Sự khác nhau này có thể do sự biến động lớn ở ngoài đồng ruộng. Kết quả thử trong phòng chỉ có thể dự đoán chính xác nảy mần ngoài đồng ở điều kiện lý tưởng.
Giá trị về sức sống hạt giống có tương quan với nảy mần ngoài đồng ruộng chặt hơn so với tỷ lệ nảy mần trong phòng. Tuy nhiên, người ta chưa xác định một phương pháp nào có thể dự đoán kết quả ngoài đồng ruộng trong tất cả các điều kiện. Hạt chất lượng cao có thể cho nảy mầm ngoài đồng ruộng tốt hơn so với hạt chất lượng kém.
2.3. Năng suất
Chất lượng hạt có thể ảnh hưởng tới năng suất qua 2 cách: Gián tiếp qua nảy mần ngoài đồng ruộng và mật độ cây hoặc trực tiếp qua sức sống cây. Nếu mật độ không đảm bảo do đùng hạt chất lượng kém, năng suất cũng sẽ bị giảm. Tuy nhiên khi so sánh những lô hạt với chất lượng hạt khác nhau ở mật độ thích hợp để có năng suất tối đa, thì không thấy mối tương quan giữa chất lượng và năng suất. Kết quả này cho thấy, tính ưu việt của hạt chất lượng tốt là khả năng đạt được mật độ thích hợp ở những điều kiện khác cao.
Dựa trên kết quả thực tế nhiều năm thấy rằng, ở điều kiện sản xuất bình thường, chất lượng hạt tốt chỉ có ảnh hưởng ít tới năng suất. Tuy nhiên, nếu ta tính đến mật độ không đảm bảo thì việc sử dụng hạt tốt vẫn có lợi hơn nhiều so với các hạt chất lượng kém.
3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CHẤT LƯỢNG HẠT 3.1. Môi trường
Chất lượng hạt đậu tương biến đổi qua nhiều vùng và năm. Điều này chứng tỏ điều kiện môi trường trong thời kỳ sản xuất có ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng hạt. Môi trường có thể tác động ở 3 giai đoạn; trong thời gian hình thành - phát triển hạt, trong thời kỳ độ ẩm hạt giảm (từ chín sinh lý tới chín thu hoạch) và sau chín thu hoạch khi hạt vẫn trong quả ở ngoài đồng.
Green và cộng sự (1965) công bố hạt của những lô đậu chín sau thời kỳ thời tiết nóng và khô thường cho tỷ lệ nảy mần ở trong phòng và mọc ngoài đồng cao hơn so với hạt của những lô chín vào đúng thời kỳ thời tiết nóng và khô. Nhiệt độ cao trong thời gian từ chín sinh lý tới chín thu hoạch sẽ giảm tỷ lệ nảy mần và sức sống hạt (Ngô Thế Dân và cs, 1999).
Nhiều tác giả cho thấy chất lượng hạt thoái hoá khi hạt vẫn ở ngoài đồng ruộng sau chín thu hoạch. Những giống chín sớm bị ảnh hưởng bởi thu hoạch muộn nhiều hơn giống chín muộn. Nhiệt độ, độ ẩm không khí cao, mưa nhiều làm tăng sự thoái hoá hạt ở ngoài đồng ruộng. Sự xen kẽ giữa khô và ẩm sẽ làm giảm chất lượng hạt nhiều hơn, với giống đậu tương có tỷ lệ hạt vỏ cứng cao thì tỷ lệ nảy mần ít bị ảnh hưởng do thu hoạch muộn. Tỷ lệ nảy mần giảm do thu hoạch muộn có tương quan chặt tới mức độ nấm bệnh. Chất lượng hạt giống rất khác nhau do ảnh hưởng của môi trường cho thấy rằng chất lượng của một lô hạt nên xác định ngay sau khi thu hoạch để xác định khả năng làm giống của chúng.
3.2. Yếu tố di truyền
Nhiều nghiên cứu cho rằng có sự khác nhau nhiều về chất lượng giữa các giống. Người ta vẫn chưa rõ sự khác nhau đó là do đặc tính của cây hay do sự biến động của môi trường bên ngoài ở thời kỳ phát triển hạt.
Chất lượng hạt giống có thể cải tiến được qua chọn lọc và phương pháp hiệu quả nhất là đánh giá bằng mắt biểu hiện bên ngoài của hạt, kết hợp với thử sức nảy mần trong phòng. Một số đặc tính của hạt cũng ảnh hưởng tới chất lượng của chúng. Hạt có kích thước nhỏ có chất lượng cao hơn hạt có kích thước lớn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hạt của những dòng có tỷ lệ hạt vỏ cứng cao sẽ chống chịu với thời tiết tốt. Hạt màu đen có tỷ lệ hạt bị thoái hoá trong bảo quản ít hơn hạt màu vàng bởi vì mức độ bị nhiễm nấm bệnh của nó ít hơn. Độ dầy của vỏ hạt ở các giống khác nhau, nhưng có tương quan giữa độ dầy vỏ hạt và chất lượng hạt. Độ dầy của vỏ cũng không có tương quan đến kích thước hạt.
3.3. Yếu tố cơ học
Hạt đậu tương có khả năng chống chịu sự phá hoại cơ học kém. Nó có thể bị vỡ xây sát trong quá trình thu hoạch, phơi và làm sạch. Tỷ lệ hạt bị vỡ cơ học tỷ lệ nghịch với độ ẩm hạt. Độ ẩm thích hợp để thu hoạch khoảng 12 - 14%, tỷ lệ hạt bị tổn thương sẽ bị giảm, nhưng hạt với độ ẩm cao sẽ bị tổn thương từ bên trong và nảy mần sẽ giảm đi. Hạt to dễ bị tổn thương hơn hạt nhỏ và những hạt được phơi khô ở nhiệt độ cao dễ bị tổn thương.
Ảnh hưởng của tổn thương cơ học đến chất lượng phụ thuộc vào tỷ lệ và loại tổn thương. Nhìn chung khi tỷ lệ hạt bị tổn thương tăng, tỷ lệ nảy mần giảm, tỷ lệ cây con không bình thường tăng. Tỷ lệ hạt tổn thương cũng làm giảm tỷ lệ hạt mọc ở ngoài đồng ruộng.
Một số phương pháp đưa ra để đo sự tổn thương hạt. Dùng indoxyl acetate để phát hiện vết nứt, xây sát ở vỏ hạt. Hoặc ngâm hạt trong hypochlorite natri để phát hiện vết nứt ở vỏ hạt. Hoặc dùng tetrazolium cũng để phát hiện tổn thương ở lá mầm và trụ mầm dưới.
3.4. Nấm bệnh ở hạt
Hạt đậu tương có thể bị nhiễm nhiều loại nấm, vi khuẩn và virus. Chất lượng của hạt bị nhiễm sẽ bị giảm biểu hiện ở hình thức bên ngoài xấu đi, tỷ lệ nảy mần kém, khả năng sinh ra cây con khoẻ mạnh kém hoặc nó có thể di truyền nấm bệnh từ thế hệ này sang thế hệ khác. Như vậy, rõ ràng là hạt có chất lượng cao phải không bị nhiễm các loại nấm bệnh.
Ở tất cả các vung sản xuất đậu tương, bệnh vỏ hạt đậu tương bị tím do nấm
Cercospora kikuchii đều xảy ra bệnh làm cho bề ngoài của lô hạt bị xấu, tuy nhiên, chưa có bằng chứng rõ ràng chứng tỏ nó bị giảm tỷ lệ nảy mần và mọc của hạt. Thực tế cho thấy tỷ lệ nảy mầm và mọc của hạt bị giảm nếu hạt giống bị nhiễm bệnh vỏ hạt tím. Có nhiều nấm bệnh khác như (Peronospora manshurica Ngụm). Syd, Colletotrichum demanum (Pers.ex Fr). etc.. cũng hại hạt đậu, nhưng nó xảy ra rải rác và thường không được coi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hạt. Một số vi khuẩn và virus cũng hại và truyền qua hạt đậu tương. Hạt từ cây bị virus xoăn lá có thể bị đốm hoặc nảy mần kém.
3.5. Sâu hại
Đậu tương bị nhiều sâu hại phá hại làm giảm năng suất, tuy nhiên, chỉ có bọ xít gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hạt. Ba loại bọ xít quan trọng: bọ xít xanh
(Acrosternum hilae (Say)), bọ xít xanh miền Nam Nezarra viridula và bọ xít nâu
thể tấn công tất cả các bộ phận cây, nhưng nó thích phần non và quả cây. Hạt bị hại ở giai đoạn non sẽ bị nhăn, kích thước nhỏ, ở giai đoạn sau thì trên hạt chỉ có lỗ nhỏ bao quanh bởi vùng bạc màu.
Tỷ lệ nảy mần, tỷ lệ mọc của hạt bị bọ xít châm giảm. Các nghiên cứu cho thấy nếu hạt bị châm ở trục trụ mầm dưới - rễ hạt có thể không nảy mần, nếu bị châm ở lá mầm hạt có thể nảy mần nhưng sức sống cây yếu. Nếu quả non bị bọ xít chích hút, tỷ lệ hạt bị hại nhiều nhất, khi quả đã vàng, bọ xít không ảnh hưởng tới chất lượng hạt. Những hạt bị bọ xít hại thường dễ bị loại trong quá trình làm sạch hạt đậu tương.