Credit insurance

Một phần của tài liệu chính sách thu nợ của công ty đa quốc gia (mncs) (Trang 30)

D. Interests and Penalties

E.Credit insurance

1. Định nghĩa

Bảo hiểm tín dụng hoặc là bảo hiểm thương mại tín dụng: là một chính sách bảo hiểm và quản lý rủi ro cho sản phẩm mà bao gồm các khoản thanh toán rủi ro từ việc phân phối các hàng hóa hoặc dịch vụ. Bảo hiểm tín dụng thông thường bao gồm danh mục vốn đầu tư của người mua và trả một tỷ lệ phần trăm được thỏa thuận của một hợp đồng hoặc một khoản phải thu mà khó mà trả được bởi sự vỡ nợ, tình trạng không trả được nợ hoặc là phá sản. Bảo hiểm tín dụng được mua bởi những doanh nghiệp để bảo đảm khoản phải thu của họ không bị mất do tình trạng không trả được nợ của con nợ.

Hơn 80% của các giao dịch kinh doanh hiện nay là sử dụng tín dụng. Các khoản nợ thương mại là một trong những khoản tài sản chủ yếu trong các bản cân đối. Nó có thể chiếm tới 30% tổng tài sản. Trong đó 76% dòng vốn của các công ty là bị ảnh hưởng bởi các khách hàng trả chấp

2. Lợi ích của Credit insurance

 Tránh mất những khoản nợ xấu.

 Kinh doanh an toàn, không có sự gia tăng thêm nguy cơ nào.

 Tiền đóng bảo hiểm được khấu trừ thuế (không giống như những khoản nợ xấu).

 Công ty có mua bảo hiểm tín dụng sẽ dễ dàng tiếp cận được với các nhà cung cấp có điều kiện hấp dẫn. Những công ty này rõ ràng là có thể dễ dàng thương lượng về việc thỏa thuận trả tiền. 90% công ty mua bảo hiểm nói rằng các nhà cung cấp sẵn sàng trả bằng tín dụng thương mại so với công ty không mua.

bình 21 năm so với 16 năm dối với ngân hàng không mua. Lãi suất cũng thấp hơn so với công ty không mua.

 Các công ty mua bảo hiểm sẽ trở nên năng động hơn trong kinh doanh, trong việc giành khách hàng lớn (56% vs 50%), giành được thế cạnh tranh (32% vs 27%).

3. Những bất lợi

 Người bảo hiểm định một giới hạn cho số tiền cho vay, thường là theo một tỉ lệ rất thấp so với tổng số thương vụ của một xí nghiệp.

 Không phải khi nào cũng có thể mua bảo hiểm tín dụng. Ví dụ như là Iraq, Iran, các quốc gia có tình hình kinh tế chính trị không ổn định.

 Credit insurance chỉ bảo đảm cho việc mất hoàn toàn

 Thông thường còn có những sự loại trừ và hạn chế về phạm vi bảo hiểm.

 Thông thường những tài khoản xuất khẩu thường bị loại trừ khỏi phạm vi bảo hiểm.

 Bảo hiểm tín dụng là một hợp đồng trong đó công ty chủ nợ phải tuân thủ các yêu cầu rất cụ thể. Nếu không tuân thủ đúng quy định nào của các điều khoản thì hợp đồng coi như vô hiệu.

 Bảo hiểm tín dụng sẽ không được trả cho chủ nợ nếu con nợ xác nhận rằng số dư nợ là đang được bàn cãi. Các con nợ trong tình trạng khó khăn tài chính thường hay sử dụng cách này đề trì hoãn việc trả nợ

 Người mua bảo hiểm sẽ phải chia sẽ những rủi ro như là khấu trừ hàng năm, khoản tiền xác định bị trừ đi, đồng tiền mất giá…

4. Các tiêu chí để nhà bảo hiểm lập ra chính sách và mức phí

 Doanh thu hàng năm của doanh nghiệp  Các khoản nợ xấu đã bị mất trước kia

 Tính hiệu quả của hệ thống quản lý tín dụng  Độ dài của tín dụng

 Vị thế của người mua  Lĩnh vực kinh doanh

 Quy mô của các khoản và tỷ lệ của chúng trong doanh thu

5. Các loại hình bảo hiểm tín dụng và phí bảo hiểm

Nhu cầu kinh doanh rất là đa dạng vì vậy mà một tiêu chuẩn chuẩn sẽ khônng thể phù hợp với tất cả trường hợp. Có người thì muốn bảo hiểm toàn bộ doanh thu, có người thì chỉ muốn bảo hiểm một khoản phải thu nhất định. Phí bảo hiểm cũng rất đa dạng và phù thuộc vào loại hình bảo hiểm. Phí bảo hiểm thường chiếm 0.3-0.7% doanh thu hàng năm. Và nếu doanh thu tín dụng tăng thì phí bảo hiểm cũng tăng theo.

 Bảo hiểm toàn bộ doanh số: là bảo hiểm toàn bộ việc kinh doanh của người mua bảo hiểm và cho phép người mua bảo hiểm được trợ cấp tín dụng đến một mức nào đó. Phí bảo hiểm dựa trên doanh thu của doanh nghiệp.

 Bảo hiểm một khoản nhất định: là bảo hiểm trên một khoản cố định hoặc là có thể được điều chỉnh và chỉ bảo hiểm một hoặc vài khách hàng đã xác định trước. Phí bảo hiểm dựa trên tổng số dư nợ của một số khách hàng xác định.

 Bảo hiểm rủi ro xác định: là bảo hiểm một khách hàng duy nhất hoặc là một hợp đồng lớn. Phí bảo hiểm dựa trên giá trị của hợp đồng hoặc doanh thu của khách hàng trong một khoản thời gian.

 Bảo hiểm xuất khẩu: là bảo hiểm cho các khoản phải thu ở nước ngoài.

6. Cách để mua bảo hiểm tín dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Người môi giới: hầu hết là các hợp đồng bảo hiểm được mua bán bằng cách này. Người môi giới sẽ đưa ra các lời khuyên và các cách lựa chọn, và sẽ ăn phí hoa hồng.

 Trực tiếp từ các công ty bảo hiểm: thường thì các công ty bảo hiểm sẽ thuê người môi giới bán bảo hiểm cho mình.

 Internet: Internet đang ngày càng phổ biến, do đó có thể mua bảo hiểm bằng cách này, thường là các doanh nghiệp nhỏ.

 Chính phủ: chính phủ sẽ cung cấp các cơ quan bảo hiểm nhằm giúp đỡ các công ty xuất khẩu hoặc các nhà đầu tư. VD: The Export Credits Guarantee Department (ECGD) của UK.

F. Collection Agency

1. Định nghĩa Collection agencies

Collection agencies là các công ty thu hồi nợ dùm hay nói cách khác họ là người được ủy nhiệm thu hồi các khoản nợ cho MNCs, nhiều trường hợp một vài trong số họ thì trở thành người mua luôn các khỏan nợ này để giúp cho các MNCs thực hiện được mục tiêu của mình. Các công ty này sẽ được hưởng một khoản phí cho dịch vụ này. Ở nhiều nước các đại lý thu hồi nợ được luật của nước đó bảo vệ, họ cấm các hành động lăng mạ đối với các công ty dạng này. Bên cạnh đó, nếu thất bại trong việc thu hồi thì các đại lý này có quyền đưa vụ việc lên tòa án xử lí hay nói khác hơn là được sự điều chỉnh của chính phủ nước đó.

2. Phân loại

Có 3 dạng công ty làm dịch vụ này :

2.1. First party agencies: là những chi nhánh của các MNCs. Mục tiêu thành lập đại lý này là giữ mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng (con nợ). Nhưng vì là một bộ phận trong các MNCs nên các đại lý cấp 1 này sẽ không được bào vệ bởi Tổ chức đảm bảo tính công bằng cho các công ty thu hồi nợ nước đó - Fair Debt Collection Practices Act – như các đại lý cấp 3.

2.2. Second party agency: thì tương tự giống đại lý cấp 1 nhưng nó là một bộ phận của công ty con nợ. Hầu hết các chủ nợ giữ nguyên tín dụng với các đại lý cấp I, II trong khoảng 6 tháng, sau đó sẽ chuyển nó cho đại lý cấp 3.

2.3. Third party agencies là những đại lý mà không dính líu đến các bên tham gia hợp đồng, nó tồn tại độc lập. Các MNCs sẽ chuyển quyền thu nợ của mình cho các đại lý này và sẽ cho hưởng một mức phí cho những tình huống khả dĩ và thường mức phí khởi đầu này là không có gì ngoại trừ phí cho các hoạt

động thông báo. Phí này hoàn toàn độc lập với phí cho hợp đồng ký kết giữa đại lý và MNCs (service level agreement - SLA).

Ở Mỹ, việc thu hồi nợ bởi các công ty thu hồi nợ được điều chỉnh bởi “Ðiều luật hành sử đòi nợ công bằng” (Fair Debt Collection Practices Act gọi tắt là FDCPA) 1977 do “Ủy ban thương mại liên bang” (Federal Trade Commission gọi tắt là FTC)

Ở Anh, dù không có luật chính thức điều chỉnh, tuy nhiên các công ty thu hồi nợ có thể sử dụng “Điều luật về tín dụng khách hàng” 1974 ban hành bởi “Văn phòng thương mại công bằng” (Office of Fair Trading)

3. Cách thức thực hiện quy trình

3.1. Các bước trước khi tiến hành thực hiện nghiệp vụ thu nợ “pre- collection”:

3.1.1. Mô tả dịch vụ

 Giấy tờ có liên quan đến khoản nợ (hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng, biên bản nghiệm thu công trình, chứng từ xác nhận nợ, bản đối chiếu công nợ…).

 Thông tin ban đầu cần thiết liên quan đến con nợ.

 Các thông tin khác tùy thuộc vào từng vụ việc cụ thể cũng như yêu cầu của công ty.

3.1.2. Phí dịch vụ

- Những Agency luôn có một khẩu hiệu như một luật kinh doanh cho chính mình là không thu được tiền thì sẽ không được trả phí “No Collection - No Fee”, khoản tiền này phụ thuộc vào loại nợ là khó hay dễ đòi và nó thường từ 10% đến 50% (tuy nhiên ở nhiều nơi thì chỉ từ 15% đến 35%) khoản nợ cần thu hồi, đôi khi nó phụ thuộc vào thời gian thu hồi nợ là nhanh hay chậm.

- Bên cạnh đó, một vài Agency đặt ra phí dịch vụ “pre-collection" hay "soft collection”, thường là khoảng 10$, đây là một mức phí thống nhất chung dành cho các dịch vụ trước khi thu hộ, cụ thể là các dịch vụ như: việc các nhân viên của Agency sẽ gửi thư khẩn cấp yêu cầu con nợ trong vòng 10 ngày phải trả

nợ trực tiếp hoặc là những rủi ro cho việc thu hồi nợ và bác bỏ thông báo về mức tín dụng.

- Mặc dù theo truyền thống, các công ty thu hồi nợ chỉ làm việc khi có sự ủy quyền của một doanh nghiệp, trên nền tảng chia sẻ phần tiền thu hồi được với chủ nợ (15%- 35% khoản tiền thu hồi). Nhưng trong thập niên 1990 lại có sự thay đổi, các chủ nợ bắt đầu tiến hành việc bán triệt để các khoản nợ cho những doanh nghiệp này, khi đó thị trường này đã phát triển một cách đáng ngạc nhiên. Theo quy trình, các chủ nợ sẽ kí kết một hợp đồng bán một phần lớn khoản nợ cho người mua nợ tại một khoảng thời gian được xác định trong tương lai. Sau đó người mua nợ sẽ tiến hành việc thu hồi nợ một cách độc lập. Phần chi phí trả cho việc thu hồi nợ là khoản tiền mà doanh nghiệp này thu hồi được từ con nợ. Thực chất, đây chính là một phương thức khác cho việc trả phí dịch vụ thu hồi nợ cho các Agency mà thôi.

3.1.3. Quá trình thẩm định hồ sơ (điều tra, xác minh…)

 Tính hợp pháp của hồ sơ vụ việc - các số liệu có liên quan  Địa chỉ thực tế của con nợ

 Khả năng thanh toán khoản nợ của con nợ  Các vần đề khác có liên quan

3.1.4. Thời hạn thẩm định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong thời hạn 10 - 15 ngày kể từ ngày đại lý nhận được các giấy tờ hợp pháp. Agency sẽ tiến hành các biện pháp nghiệp vụ nhanh nhất để đảm bảo quyền lợi của khách hàng.

3.1.5. Kết quả thẩm định

Sau khi thẩm định thì:

 Nếu hồ sơ hợp pháp, con nợ có khả năng thanh toán nợ thì Agency thông báo cho khách hàng để ký kết hợp đồng .

 Nếu vì một lý do nào đó Agency không thể tiến hành thu hồi nợ được thì công ty cũng cần phải thông báo rõ cho khách hàng biết. Đồng thời tư vấn cho khách hàng những vấn đề có liên quan.

 Agency tiếp nhận tất cả những ý kiến phản hồi của MNCs đối với kết quả thẩm định.

 Agency có trách nhiệm xem xét trả lời MNCs một cách đầy đủ, thỏa đáng.

 Trong thời hạn 15 ngày để MNCs xem xét có ký hợp đồng với Agency hay không

3.2

Thu hồi nợ

3.2.1. Ký hợp đồng

Sau khi có kết quả thẩm định hồ sơ, sự đồng ý của khách hàng về quyền lợi, nghĩa vụ của các bên về việc yêu cầu công ty cung cấp dịch vụ… thì MNCs và Agency sẽ tiến hành ký hợp đồng.

3.2.2. Hoàn tất các thủ tục ủy quyền

MNCs sẽ soạn thảo những văn bản, giấy tờ có liên quan đển khách hàng hoàn tất việc ủy quyền cho Agency trong việc tiến hành hợp đồng thu nợ

3.2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên

3.2.3.1. Quyền của MNCs

 Nhận lại các khoản tiền do Agency thu được từ con nợ.  Được Agency cung cấp các thông tin, quá trình thu hồi nợ.

 Được yêu cầu Agency không được thực hiện những biện pháp làm ảnh hưởng đến khách hàng.

 Các quyền khác. 3.2.3.2. Nghĩa vụ của MNCs

 Cung cấp cho Agency những vấn đề có liên quan đến vụ việc một cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ. Chịu trách nhiệm về những vấn đề đã cung cấp.

 Làm các thủ tục để ủy quyền cho Agency thực hiện việc thu hồi nợ.

 Thanh toán các khoản phí theo thỏa thuận.

 Các nghĩa vụ khác. 3.2.3.3. Quyền của Agency

 Được nhận các khoản phí từ khách hàng theo thỏa thuận

 Yêu cầu MNCs cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến việc thực hiện hợp đồng: thông tin khách hàng, hợp đồng…

3.2.3.4. Nghĩa vụ của công ty thu hồi nợ

 Phải thực hiện việc thu hồi nợ theo thỏa thuận với MNCs  Thanh toán các khoản tiền đã thu hồi được cho MNCs  Chịu trách nhiệm về hoạt động thu hồi nợ

 Đảm bảo tính bí mật của những thông tin mà MNCs đã cung cấp cho đại lý

 Các nghĩa vụ khác

 Các biện pháp tiến hành thu nợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Agency sẽ tiến hành các biện pháp hợp pháp để thực hiện hợp đồng mà không làm ảnh hưởng đến MNCs. Tùy theo từng đối tượng cũng như tình hình thực tế của vụ việc cụ thể mà Agency thực hiện:

 Thương lượng để con nợ đồng ý thanh toán  Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ của Agency

 Đặc biệt, có thể áp dụng các biện pháp khác mà không vi phạm pháp luật.

- Thanh toán: MNCs phải thanh toán cho Agency tiền phí dịch vụ tương ứng với những khoản tiền mà Agency đã thu hồi được. Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

4. Ưu và nhược điểm của Collection Agency:

4.1. Ưu điểm

 Tiết kiệm được thời gian và tiền cho việc thu nợ đối với các MNCs  Có luật của quốc gia bảo vệ, không làm trái, vi phạm pháp luật.

 Bảo đảm những cơ hội đúng đắn trong việc thu nợ bởi vì các đại lý là những người chuyên nghiệp trong việc thương lượng với các con nợ.

 Có thể gây ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của các khách hàng hay nhà cung cấp là con nợ của MNCs.

 Phương pháp này thường tốn chi phí cao và chưa được bảo đảm là sẽ thành công tuyệt đối, nó có thể bị con nợ từ chối.

G. Invoice discounting

1. Định nghĩa Invoice discounting

Chiết khấu hóa đơn (Invoice Discounting) là một phương pháp để thu hút vốn vay từ các hoá đơn chưa thanh toán của một doanh nghiệp mà nó vẫn giữ quyền kiểm soát hành chính các hóa đơn, nghĩa là nghĩa vụ thu hồi nợ vẫn thuộc về doanh nghiệp đi vay.

2. Cách thức thực hiện quy trình

Công ty chiết khấu hóa đơn dựa vào các hóa đơn chưa thanh toán trên sổ kế toán của doanh nghiệp để xác định số tiền nó sẽ cho vay.

Doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm thanh toán lãi suất cũng như một khoản phí cho công ty chiết khấu hóa đơn, được tính dựa trên số tiền tài trợ mà doanh nghiệp yêu cầu và độ dài của thời gian khách hàng của doanh nghiệp sẽ trả tiền hóa đơn. Khách hàng của doanh nghiệp thường không biết về việc chiết khấu hóa đơn, mặc dù đôi khi nó bị tiết lộ.

Số tiền cho vay có thể lên đến 80 - 85% giá trị hóa đơn doanh nghiệp thế chấp. 15% còn lại, trừ một ít phí dịch vụ, doanh nghiệp sẽ nhận được khi khách

Một phần của tài liệu chính sách thu nợ của công ty đa quốc gia (mncs) (Trang 30)