(1350 - 1396)
Quê quán: làng Cổ Lễ, nay thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Nam Trực. Đỗ Trạng Nguyên khoa Giáp Dần 1374 lúc 24 tuổi, đời vua Trần Duệ tông. cả 3 kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình ông đều đỗ đầu, nên gọi là Tam nguyên. Làm quan đến chức Nhập nội hành khiển. Ông từng viết bài đề tựa cho 8 tập sách Bảo hoà điện dư bút của Thượng hoàng Trần Duệ Tông, để răn dạy vua.
Do không đồng chí hướng, đến đời Hồ Quý Ly ông bị giáng chức. Vì bất mãn với chính triều suy thoái, Hồ Quý Ly chuyên quyền, vua quan lục đục. Ông cáo quan về quê ở ẩn, làm thuốc, chữa bệnh và dạy học. Sau đó ông lên Vĩnh Phúc, quy tụ hiền tài nhằm chấn hưng đất nước. Tư tưởng tiến bộ của ông được thể hiện trong tác phẩm Sách lược phục hưng Đại Việt.
Khi nhà Minh xâm lược nước ta. Vua Trần triệu ông về kinh, giao đi xứ nhà Minh, với kiến thức uyên bác và tài ngoại giao tuyệt vời, ông đã thuyết phục vua Minh giảm được nhiều yêu sách vô lý, kéo dài thời gian hoà hoãn. Vua Minh đã tặng ông bốn chữ: Lưỡng quốc Trạng nguyên, suy tôn ông là Trạng nguyên của cả nước Đại Việt và Trung Quốc. ông viết khá nhiều sách, nhưng đến nay đã bị thất lạc hầu hết.
Tác phẩm chính: bài tựa tám tập sách Bảo hoàn điện dư bút - Văn sách thi đình - Mộng ký - Phú sao cảnh - Sách lược phục hưng Đại Việt.
Phạm Đôn Lễ ( 1454 - ? )
Ông người làng Hải Triều, huyện Ngự Thiêm, phủ Tân Hưng. Ông thi đỗ Trạng nguyên khoa thi Tân Sửu, niêu hiệu Hồng Đức năm thứ 12 (1481) làm quan tới chức Thượng thư. Khi ông lớn lên, làng Hới đã có nghề dệt chiếu từ lâu. Nhưng chiếu dệt khung đứng, không có ngựa đỡ sợi nên chiếu không đẹp. Đi sứ sang Trung Quốc, khi qua vùng Ngọc Hà, Châu Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, Phạm Đôn Lễ đã tìm hiểu và học được bí quyết kỹ thuật dệt chiếu của người Trung Quốc. Đó là kỹ thuật dệt khung nằm, có ngựa đỡ sợi dọc, làm cho sợi đay căng, chao cói nhanh hơn và chiếu đẹp hơn. Ông đã phổ biến kinh nghiệm và kỹ thuật dệt mới cho nhân dân. Ông cho cải tiến khung dệt. Nhờ vậy, chiếu Hới đẹp hơn và nổi tiếng từ đó. Dân làng tôn ông là ông Tổ nghề dệt chiếu, gọi ông là "Trạng Chiếu" và lập đền thờ sau khi ông mất; đền thờ Phạm Trạng Nguyên.
Vũ Duệ ( ? - 1520 )
Còn có tên là Vũ Công Duệ, tên lúc nhỏ là Nghĩa Chi, người xã Trình Xá, huyện Sơn Vi, trấn Sơn Tây( nay thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Vĩnh Phú). Đỗ Trạng nguyên khoa Canh Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ 21 (1490). Làm quan đến Lại bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ chầu Kinh diên, được tặng Thiếu bảo, tước Trịnh Khê Hầu.
Hồi còn nhỏ, cha mẹ đi cày vắng nhà, Duê chơi với bọn trẻ con trong xóm, nặn đất làm con voi, bắt hai con bướm làm hai tai, cầm con đỉa làm vòi, lấy bốn con cua làm chân, thành ra voi đất mà vẫy được tai, vòi co lên quắp xuống và chân đi được, ai trông thấy cũng cho là tinh quái.
Một lần, có người đến đòi nợ hỏi: "Bố mày đâu"? Công Duệ đáp: "Bố tôi đi chém cây sống, trồng cây chết". "Mẹ mày đâu"? "Mẹ tôi đi bán gió, mua que". Người đòi nợ lấy làm lạ, không biết cha mẹ nó làm gì mà nó nói thế, hỏi căn vặn nó mãi thì nó cười mà không đáp. Chủ nợ mới dỗ dành bảo nó: "Mày cứ nói thật, ta sẽ tha nợ cho mày, không đòi nữa". Duệ cầm một cục đất dẻo, bảo chủ nợ in tay vào làm tin, người kia cũng in tay vào xem sao. Duệ bèn nói: "Cha tôi đang nhổ mạ cấy lúa, còn mẹ tôi đi bán quạt". Người kia lấy làm kỳ dị. Hôm khác lại đến đòi nợ. Duệ đưa hòn đất có vết tay in mà nói: "Tay ông ký vào đây còn đòi gì nữa"? Người kia đứng ngẩn mặt ra, không biết nói làm sao, nhân khuyên cha mẹ Duệ cho đi học và giúp món nợ ấy để lấy món tiền mua sách.
Duệ học rất thông minh, các sách chỉ đọc qua một lần là thuộc. Đến năm Hồng Đức 23 đời vua Thánh Tôn nhà Lê, Duệ thi đỗ Trạng nguyên vào hồi 20 tuổi. Đến khi làm quan, tính khí cương trực, vua cất lên làm đô ngự sử, các quan ai cũng kính nể.
Khi nhà Mạc cướp ngôi vua Lê, đình thần nhiều người a dua về Mạc Đăng Dung, ai không nghe đều bị giết. Đăng Dung sai người dụ Công Duệ về làm quan với mình. Công Duệ nhất định không theo kẻ tiếm vị, nhưng liệu cũng không yên, bèn đeo cả quả ấn ngự sử đâm đầu xuống cửa bể Thần Phù mà chết.
Cách 60 năm sau, nhà Lê trung hưng, khôi phục được thành Thăng Long, sai đúc ấn ngự sử, đúc mãi không thành, mới sai người xuống cửa bể tìm quả ấn trước. Người lặn xuống đến nơi thấy Công Duệ vẫn còn đội mũ áo chỉnh tề, cổ đeo túi ấn, ngồi xếp bằng tròn ở dưới đáy bể như còn sống.
Người ấy sợ hãi lên kể lại, chuyện đến tai vua. Vua lấy làm lạ, chắc là khí tinh anh của Công Duệ kết lại, mới sai quan làm lễ cúng bái, rồi sai người vớt xác Công Duệ lên, dùng lễ khâm liệm trọng thể rồi đưa về làng Trinh Xá an táng, phong làm Thượng Đẳng Phúc Thần.
Lê Ích Mộc ( ? - ? )
Lê Ích Mộc đỗ Đình Nguyên, Trạng nguyên tại khoa thi năm Nhâm Tuất (năm 1502), đời vua Lê Hiển Tông, sinh năm 1448, song năm mất thì đến nay vẫn chưa được xác định chính xác.
Ông là người làng Thanh Lãng (tên nôm là Ráng), huyện Thủy Đường nay là thôn Quảng Cư, xã Quảng Thanh, huyện Thuỷ Nguyên( Nay là huyện Thủy Nguyên , thành phố Hải Phòng ). Xuất thân trong một gia đình nghèo, thời hàn vi, Lê Ích Mộc ở nhờ chùa Diên Phúc. Vì thế ông thường được nhà chùa nhờ chép và dịch kinh Phật. Ông làm quan đến chức Tả Thị Lang. Sau khi về trí sĩ, ông về quê và mở trường dạy học, khai khẩn đất hoang (hiện còn dấu vết khu ấp ông khai khẩn và khu rừng lim). Sau khi ông mất, dân Thanh Lãng và Quảng Cư đều thờ làm phúc thần, thường gọi là đền quan Trạng Ráng.
Lê Nại ( 1528 - ? )
Có sách chép là Lê Đỉnh, người xã Mộ Trạch , huyện Đường Am, phủ Thượng
Hồng( nay là huyện Cẩm Bình, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyêhn khoa Ất Sửu, niên hiệu Đoan Khánh thứ nhất (1505), đời Lê Uy Mục. Làm qua đến Hộ bộ Thị Lang , lúc mất được tặng tước Đạo Trạch Bá.
Ông thuở bé nhà rất nghèo, phải vừa học, vừa dạy thêm con em trong làng để độ khẩu. Thượng thư Vũ Quỳnh, người đồng ấp, nghe biết tài học của thầy đồ bèn gọi đến gả con gái cho và cho ở gửi rể trong nhà. Nhưng từ khi vào ở gửi rể, Lê Nại chỉ ngồi thừ suốt ngày, không chịu học hành, mà cũng chẳng buồn mó đến bất cứ việc gì. Vũ Quỳnh rất lấy làm lạ, đến hỏi người bố Lê Nại. Ông bố trả lời:
- Con nhà học trò nghèo, được nương thân vào cửa cao quý, lại được đội ơn nuôi dưỡng dạy dỗ, lẽ nào lại dám sao nhãng học hành hoặc lười biếng với công việc của gia đình ân nhân được?. Nhưng có điều này, tôi hỏi khí không phải: không rõ mỗi ngày tướng công cho cháu ăn uống như thế nào?
Vũ Quỳnh vẫn chưa hiểu, cười khiêm tốn mà trả lời:
- Nhà nho thanh đạm, nhà có gì ăn thì vẫn tiếp đặt con rể như thế thôi! Ông bố mới bảo:
chăng?
Vũ Quỳnh về, bảo người nhà dọn cơm riêng cho Lê Nại, tăng phần lên gấp bội. Cho ăn một đấu, học đến tối; cho ăn một đấu năm lẻ học đến trống canh ba; cho ăn một đấu tám lẻ, học đến trống canh tư. Vũ Quỳnh nói:
- Rể ta tài khí phi thường, nhất định sẽ làm nên sự nghiệp!.
Liền bảo người nhà cứ định mức mỗi bữa ăn là hai đấu. Từ đấy Lê Nại đọc sách suốt ngày liền đêm không thấy chán. Một hôm muốn thử tài chàng rể, Vũ Quỳnh thình lình đến thăm Lê Nại trong phòng học, rồi bảo ông tức cảnh một bài về việc ăn học của mình. Lê Nại không nghĩ ngợi gì, đọc ngay bài tán sau đây:
Mộ Trạch tiên sinh Dĩ thực vi danh, Thấp bát bát phạn, Thập nhị bát canh, Khôi nguyên cập đệ, Danh quán quần anh,
Sức chi giã cự, Phát chi giã hoành...
Nghĩa là: Thầy đồ Mộ Trạch,
Nổi tiếng ăn nhiều Mười tám bát cơm, Mười hai bát riêu, Ðỗ đầu khoa bảng, Danh tiếng nêu cao,
Súc tích đầy đủ, Phát triển dồi dào!
Bố vợ và chàng rể đều cả cười. Quả nhiên về sau Lê Nại đỗ Trạng nguyên, đúng như lời đã nói trong bài tán.
Nguyễn Giản Thanh ( 1482 - ? )
Nguyễn Giản Thanh, người làng Ông Mặc (làng Me), huyện Ðông Ngàn (nay là Từ Sơn), Bắc Ninh. Sống vào khoảng đầu thế kỷ XVI; sinh năm 1482, mất năm nào không rõ. Ông lúc nhỏ rất thông minh, mới 16 tuổi đã thông hiểu rất nhiều sách vở, sau đỗ Trạng Nguyên; nên tục gọi là Trạng Me.
Một hôm đang đi học ở trường, thầy học là Thượng thư Ðàm Thận Huy vừa giảng bài song thì trời sập mưa, học trò đều phải ngồi lại. Ông Huy nhân thấy vậy, bèn ra một câu
đối để học trò cùng đối cho vui:
Vũ vô kiềm toả năng lưu khách.
Nghĩa là:
Mưa không có then khoá mà giữ được khách
Nguyễn Giản Thanh đối ngay rằng:
Sắc bất ba đào dị nịch nhân
Nghĩa là:
Sắc đẹp chẳng phải sóng gió mà làm đắm đuối người ta.
Ông Huy xem xong khen rằng: "Câu đối này hay lắm, giọng văn này có thể đỗ Trạng được, nhưng sau tất mê đắm vào vòng sắc dục làm hại lây đến sự nghiệp!".
Tiếp đó, một người học trò tên là Nguyễn Chiêu Huấn lại đối:
Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
Nghĩa là:
Mặt trăng giống cái cung mà chẳng bắn ai
Ông Huy phê: "Câu này kém sắc sảo, không hay bằng câu kia, nhưng tỏ ra khí chất hiền hoà, sau này sẽ làm nên, cuộc sống sẽ chu toàn!"
Sau đó, lại có một người học trò khác đối rằng:
Phân bất uy quyền dị sử nhân
Nghĩa là:
Phân cứt chẳng uy quyền gì mà dễ sai khiến người
Ông Huy phê: "Sau giàu sang nhưng là hạng bỉ lậu!"
Quả nhiên, mấy năm sau, Nguyễn Giản Thanh thi đỗ thủ khoa, rồi đỗ Trạng Nguyên đời Vua Lê Uy Mục (1508), làm quan lễ bộ Thượng thư, nhưng vì say đắm cô gái đẹp ở kinh thành mà đến ô danh bại giá. Còn Chiêu Huấn chỉ đỗ Bảng Nhãn nhưng làm quan và sống yên ổn, không xảy ra chuyện gì cả. Riêng người học trò kia sau cũng vào bậc hào phú trong vùng, nhưng ai cũng chê là hạng thô lỗ, bỉ ổi.
Truyện kể thêm rằng: Ðời Vua Minh Huệ, Trần Hoá Chiêu ở huyện Tế Hàng, tỉnh Sơn Ðông, Trung quốc, có người vợ là Lương Tiểu Nga rất đẹp. Ở cùng huyện có nhà phú
hộ tên là Trát Háo Sắc. Háo Sắc thấy Tiểu Nga đẹp, tìm cách kết bạn với Hoá Chiêu. Lập tâm chiếm cho được vợ bạn, Háo Sắc bỏ ra rất nhiều tiền để giúp bạn trong việc làm ăn hoặc lúc nguy khốn. Qua hai năm, sau khi chiếm được cảm tình của nhà bạn, Háo Sắc rủ Hoá Chiêu ngồi thuyền đi buôn, mọi vốn liếng đều do mình chịu cả. Thuyền đi một tháng đến Hàng Châu, Háo Sắc phục rượu cho Hoá Chiêu say rồi xô xuống biển. Mấy lần Hoá Chiêu trồi lên đều bị tên phản bạn nhấn xuống cho chìm, cuối cùng chàng phải vùi thây dưới đáy biển. Chừng ấy, Háo Sắc mới tri hô lên cho bè bạn hay và mượn thuyền đến vớt thây bạn nhưng không được. Háo Sắc cho thuyền trở về, khóc lóc báo tin dữ cho mẹ và vợ Hoá Chiêu, bỏ tiền cúng bái và cùng Tiểu Nga để tang. Từ đó, Háo Sắc càng tỏ ra hết lòng lo lắng mọi việc nhà cho vợ bạn khiến mẹ Hoá Chiêu cảm động và ép dâu là Tiểu Nga ưng Háo Sắc làm chồng đền công ơn giúp đỡ. Hai người ăn ở với nhau ít lâu, nhân vô ý, Háo Sắc để lộ việc mình âm mưu hại bạn. Tiểu Nga đến huyện đường đầu cáo và trả được thù cho chồng cũ. Nhưng nàng nhận thấy vì nhan sắc của mình mà cả hai người chồng đều bị chết, Tiểu Nga thắt cổ tự tử.
Như vậy là nguồn gốc và hoàn cảnh ra đời của câu "Vũ vô kiềm toả năng lưu khách" đã có một đáp số, là "vế ra" của "vế đối": "Sắc bất ba đào dị nịch nhân" (Mưa gió chẳng có kiềm khoá mà vẫn giữ được khách. Nhan sắc đàn bà dù không thấy sóng nổi vẫn đánh đắm được người). Cũng xin nói thêm vế trên của tài liệu ghi là "Vũ vô kiềm toả năng lưu khách". Phải chăng "thiết toả" và "ba đào" đối với nhau chỉnh hơn.