Hướng dẫn HS thiết kế đề toán và giải bài toán đó là việc làm rất có hiệu quả để phát triển ngôn ngữ cho HS. sBên cạnh đó, nó còn làm tăng hứng thú học tập môn Toán cho các em, nó huy động tất cả những năng lực sẵn có của câc em : từ vốn hiểu biết bên ngoài đến những bài học ở trường... Tất cả đều có thể trở thành những câu hỏi, những bài toán lý thú nếu như ta biết khai thác nó đúng nơi, đúng chỗ .Để làm tốt điều này GV cần lưu ý :
- Thời gian tổ chức, hướng dẫn HS thiết kế đề toán: Có thể sau khi học dạng toán mới, có thể trong giờ luyện tập, ôn tập, củng cố.
- Về hình thức tổ chức : + Trong lớp : có thể cho HS làm cá nhân , có thể hoạt động nhóm và nên ưu tiên cho hình thức này, nhất là đối với những bài khó .
+ Trong các buổi ngoại khoá về toán học hoặc thi trên báo tường ....
- Sau khi HS trình bày bài toán do các em đặt ra, GV cần phải điều chỉnh cách dùng từ, cách sắp xếp các điều đã cho, điều chưa biết, mối liên hệ của chúng ...để đề toán được chặt chẽ, không chưá đựng mâu thuẫn . Đây là điều rất khó, nó phụ thuộc vào sự nhạy cảm của người thầy. Cần phải sửa chữa thế nào đó nhưng vẫn giữ được ý tưởng của các em.Tôn trọng sự sáng tạo của HS là một trong những bí quyết thành công của người thầy giáo .
- Cần chú ý động viên khích lệ các em sáng tác đề toán. Làm thế nào đó để em nào cũng được trình bày một sáng tác của mình. Luôn quan tâm, giúp đỡ tất cả các HS, nhất là những em mà năng lực học toán còn hạn chế .Tránh sự xem thường con trẻ .
- Cần lưu ý đến nội dung đề toán, khích lệ, tuyên dương những học sinh lập câc đề toán mang tính giáo dục cao,thể hiện sự thông minh sáng tạo của câc em.
- 2Hướng dẫn HS trình bày lời giải bài
2.1
Ý nghĩa : Hiện nay đối với HSTH, một trong những
khó khăn khi giải toán là cách trình bày lời giải bài toán. Rất nhiều em cảm thấy lúng túng không biết nên bắt đầu thế nào. Có em tìm ra đáp số rất nhanh mà không biết đặt lời giải như thế nào cho hợp lý. Nhất là đối với những bài toán hợp nhiều phép tính thì không thể dựa vào câu hỏi của bài toán để đặt lời giải. Thực tế cho thấy , HS hay đặt từ “ số” lên đầu mỗi lời giải, chính điều đó làm cho cấu trúc bài làm của HS trong lớp đều giống nhau mà nguyên nhân chủ yếu là do GV thường làm như vậy, chính họ dạy cho các em phải luôn bắt đầu như thê.ú Đây chính là một sự áp đặt. Cần phải thay đổi cách nghĩ và cách làm của một số GV hiện nay. Bản thân GV, hơn ai hết phải ý thức được vai trò, vị trí của mình, trong quá trình giải toán của các em, họ là người hướng dẫn, chỉ đạo. Phải hướng dẫn cho HS cách trình bày lời giải bài toán theo một trình tự lôgic nhất định, bởi nó vừa có ý nghĩa trong việc phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS, vừa hình thành, rèn luyện cho các em cách trình bày, diễn đạt một vấn đề nào đó có tính khoa học và giúp các em tháo gỡ những khó khăn vừa nêu .
2.2Cách hướng dẫn HS trình bày lời giải bài toán theo một trình tự lôgic nhất định
* Đối với bài toán đơn :
Bứơc 1: Yêu cầu HS đọc kĩ đề toán : Cho HS đọc đi đọc lại nhiều lần .
Bước 2 : Yêu cầu tất cả HS dùng bút chì,thước:
+ gạch một gạch dứơi những điều đã cho . + gạch hai gạch dưới những điều cần tìm .
Bước 3 : Cho HS đọc lại điều cần tìm .
Bước 4 : Yêu cầu HS trả lời câu hỏi của điều cần tìm . (Có thể chuyển thành câu hỏi : Để trả lời cho câu hỏi về điều cần tìm của bài toán , em nói thế nào? )
• Ví dụ : Bài toán : Lan gấp đựoc 6 cái túi xách, Minh gấp ít hơn Lan 2 cái .Hỏi số túi Minh gấp được là bao nhiêu ?
Bước 1: Cho HS đọc kĩ bài toán nhiều lần .
Bước 2 : Yêu cầu HS gạch một gạch những điều đã cho và gạch hai gạch dưới những điều cần tìm.
Bước 3 : Gọi 2,3 HS đọc lại điều cần tìm .
Bước 4 : Yêu cầu HS bỏ các từ để hỏi : “ Hỏi” ,” Bao nhiêu” để viết lời giải của bài toán.Số túi xách Minh gấp là hoặc Minh
gấp số túi xâch l ă.
• Đối với bài toán hợp có nhiều phép tính :
• Các bước thưc hiện:
Bước 1, bước 2, bước 3 : làm tương tự đối với bài toán đơn .
Bước 4: Bằng hệ thống câu hỏi giúp HS xác lập mối quan hệ giữa điều cần tìm với các dữ kiện đã cho .
Bước 5 : Xây dựng hệ thống câu hỏi để hướng dẫn HS phân tích ,tìm lời giải của bài toán .
Bước 6 : Trên cơ sở phân tích tìm lời giải của bài toán, theo sơ đồ phân tích c âc em viết bài giải. Mỗi bài giải sẽ bao gồm lời giải và phép tính. Cho HS trả lời câu hỏi như : Thực hiện phép tính đó để làm gì? ( để tính chiều rộng HCN )
Vậy lời giải của phép tính đó như thế nào?(Chiều rộng HCN là )
Xác định ý nghĩa của phép tính là cơ sở để viết lời giải của từng phép tính và đặt nó trong mối quan hệ với các lời giải của các phép tính khác để viết bài giải hoàn chỉnh chính là cách trình bày “lời giải ,bài toán theo một trình tự lôgic nhất định”
• Ví dụ :
• Bài toán: Để ốp thêm một mảng tường người ta dùng hết 9 viên gạch men, mỗi viên gạch hình vuông có cạnh 10 cm. Hỏi diện tích mảng tường
ốp thêm là bao nhiêu?(Bài 2/ trang 154- Toán 3- CTTH 2000)
Bước1: Gọi hai học sinh đọc bài toán.
Bước 2: Yêu cầu học sinh tóm tắt đề toán, gạch một gạch dưới những điều bài toán đã cho, gạch hai gạch dưói những điều cần tìm.
Bước 4, 5: Xác lập các mối quan hệ giữa điều cần tìm với dữ kiện của đề toán đồng thời phân tích đi tìm lời giải của bài toán.
+ Hệ thống các câu hỏi:
Điều cần tìm của bài toán là gì?
Diện tích mảng tường ốp thêm
Muốn tính diện tích mảng tường ta làm như thế nào?
Ta tính diện tích của 9 viên gạch.
LAÌm thế nào để tính diện tích của 9 viên gạch?
Lấy diện tích của một viên gạch nhân với 9 viên gạch. Tính diện tích của một viên
gạch như thế nào?
Aïp dụng quy tắc tính diện tích hình vuông: cạnh x cạnh Điều cần tìm Diện tích mảng tường ốp thím Diện tích 9 viên gạch Diện tích 1 viên gạch 10 x 10 9 viên gạch X 1 2
Bước 6: Từ kết quả phân tích, đi ngược từ dưới lên, trình tự giải bài toán như sau:
1. Tính diện tích một viên gạch hình vuông. 2. Tính diện tích mảng tường.
Trình bày bài giải:
Giải
Diện tích một viên gạch hìng vuông là: 10 x 10 = 100 (cm)
Diện tích mảng tường ốp thêm là: 100 x 9 = 900 (cm2)
Đáp số: 900 cm2