Các doanh nghiệp gỗ VN có khả năng vượt qua các rào cản đối với sản phẩm gỗ trên thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu Rào cản thương mại của Mỹ đối với sản phẩm gỗ của Việt Nam (Trang 32 - 33)

với sản phẩm gỗ trên thị trường Mỹ

Lực lượng doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến gỗ hiện đang khá hùng hậu với 1.250 doanh nghiệp, trong đó có trên 300 doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, thuộc nhiều thành phần kinh tế, thu hút 170.000 lao động. Đã có một số khu liên hợp chế biến đồ gỗ quy mô lớn được hình thành ở Hà Nội, Tp.HCM, Bình Dương và Đồng Nai. Công nghiệp chế biến đồ gỗ Việt Nam đang ở độ tuổi sung sức, thị trường nhiều tiềm năng nên số lượng doanh nghiệp ngày càng gia tăng, bao gồm nhiều loại hình.

Công nghiệp chế biến đồ gỗ Việt Nam đang ở độ tuổi sung sức, thị trường nhiều tiềm năng nên số lượng doanh nghiệp ngày càng gia tăng, bao gồm nhiều loại hình. Cụ thể, có 1.500-1.800 cơ sở mộc nhỏ với năng lực chế biến từ 15 - 200 m3 gỗ/năm/cơ sở và 1.200 doanh nghiệp, năng lực chế biến 2 triệu m3 gỗ/năm/doanh nghiệp, trong đó có 41% là doanh nghiệp nhà nước và 59% doanh nghiệp tư nhân. Trong số các nhà sản xuất nói trên, có tới 450 đơn vị tham gia xuất khẩu và đưa ra mục tiêu đạt doanh số 3 tỷ USD vào 2010.

Không bỏ lỡ cơ hội đầu tư, công nghiệp đồ gỗ Việt Nam còn có sự góp mặt của các nhà đầu tư nước ngoài với mức độ gia tăng đáng kể. Hiện nay, có khoảng 420 nhà sản xuất nước ngoài đầu tư hoạt động tại Việt Nam với khoảng 330 triệu USD được thực hiện. Các nhà đầu tư đến chủ yếu từ châu Á, đặc biệt là từ Đài Bắc Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Trung Quốc và một số nước khác như Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch và Pháp.

Ngoài ra, năng lực cung ứng hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam cũng được tăng cường, công tác xúc tiến thương mại và quảng bá về năng lực ngành công nghiệp chế biến đồ gỗ Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ cũng là một nguyên nhân góp phần làm cho các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ quan tâm đến các sản phẩm đồ gỗ Việt Nam, khả năng mở rộng quy mô sản xuất của các nhà máy tại Việt Nam đã có, có thêm nhiều nhà máy mới, hàm lượng chất xám trong sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đang được nâng cao, cơ sở hạ tầng có cải thiện. Công tác xúc tiến thương mại của Việt Nam tại Hoa Kỳ cũng gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây. Ví như tham gia vào các hội chợ hàng nội thất và đồ gỗ danh tiếng tại Hoa Kỳ, uy tín Việt Nam được tăng cao do tư cách thành viên chính thức của WTO.

Bên cạnh đó, Việt Nam hiện có tới 148 nhà xuất khẩu được xác nhận “chuỗi hành trình sản phẩm” (COC), tập trung chủ yếu ở vùng ven biển Nam Trung Bộ (chiếm 61%); Đông Nam Bộ (28%) và Tây Nguyên (9%).

Đối với thị trường Hoa Kỳ, đồ gỗ Việt Nam được đánh giá là có chất lượng, kiểu dáng sáng tạo và có giá khá cạnh tranh so với một số nước do đó người tiêu dùng rất tin tưởng vào sản phẩm Việt Nam. Điều đó cho thấy sản phẩm gỗ Việt Nam có khả năng vượt được rào cản trong thương mại quốc tế.

Một phần của tài liệu Rào cản thương mại của Mỹ đối với sản phẩm gỗ của Việt Nam (Trang 32 - 33)