Đánh giá chất lƣợng nƣớc thải từ các trại sản xuất giống cua xanh tạ

Một phần của tài liệu xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng phương pháp sinh học (Trang 38)

Phòng

Hải Phòng là địa phương có phong trào nuôi trồng thuỷ sản phát triển đặc biệt là cua biển, hàng năm các trại sản xuất giống hải sản ở đây cung ứng cho nghề nuôi của thành phố và cung cấp giống cho các địa phương ven biển miền Bắc. Tuy nhiên hoạt động sản xuất cua giống không ổn định, có nhiều nguyên nhân trong đó khó khăn trong việc quản lý nước bể ương và vấn đề dịch bệnh giai đoạn ấu trùng chưa giải quyết triệt để. Nước thải từ trại giống không được xử lý và mang theo nhiều hoá chất, thuốc kháng sinh, bệnh dịch... gây ô nhiễm nguồn nước cấp và là một trong những nguyên nhân gây lan tràn dịch bệnh và ô nhiễm nguồn nước.

Để đánh giá chất lượng nước thải từ hoạt động sản xuất giống cua biển tại Hải Phòng, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu nước thải của 03 trại sản xuất giống quy mô lớn. Tiến hành phân tích các thông số môi trường nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước thải từ các trại sản xuất giống hải sản trước khi xả ra ngoài nguồn nước. Bảng 3.1: Thông số chất lƣợng nƣớc thải Mẫu nƣớc NH4+ (mg/l) NO2- (mg/l) NO3- (mg/l) BOD5 (mgO2/l) COD (mg/l) pH BL 2,95 1,89 0,923 18,12 25,2 8,0 TH 3,12 1,95 0,998 18,56 27,7 8,0 TT 2,87 1,85 1,108 17,86 29,2 8,0

Quy chuẩn Việt Nam: 2008/Bộ

TNMT

< 1 < 0,1 < 10 < 20 7,8 –

8,5

Các thông số môi trường cho thấy nước thải từ các trại sản xuất cua giống ở 3 mẫu nghiên cứu đều bị ô nhiễm, các chỉ số môi trường vượt ngưỡng cho phép. Hàm lượng: NH4+ > 1mg/l, NO2- >1,5mg/l, BOD5 và COD đều ở mức >10mg/l. Tỷ số BOD5/COD > 0,5 chứng tỏ trong nước có chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học. So sánh với tiêu chuẩn chất lượng nước nuôi trồng thuỷ sản các chỉ tiêu đều vượt quá ngưỡng cho phép.

33

Một phần của tài liệu xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng phương pháp sinh học (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)