8. Dự kiến các kết quả đạt đƣợc của đề tài
1.2.2. Bản đồ đƣợc xây dựng theo công nghệ hiện đại – công nghệ số
Trên thế giới: Dựa trên các thành tựu của công nghệ thông tin, công nghệ bản đồ số (bản đồ điện tử) mang tính năng ƣu việt so với bản đồ truyền thống về chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ trong cách thành lập và khai thác chúng: Canada, Thụy Sỹ, Hà Lan và tiếp theo sau đó là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Phần Lan ... là những quốc gia đầu tiên đã sớm áp dụng công nghệ bản đồ số để xây dựng các bản đồ, atlat điện tử. Qua tham khảo các tƣ liệu sách báo và truy tìm trên mạng Internet, có thể thấy rằng hiện nay đã có hàng trăm atlat điện tử đƣợc xây dựng và cập nhật, ví dụ nhƣ:
- Electronic National Atlas of USA - Electronic Atlas Canada
- Electronic Arizona Electronic Atlas - Electronic Atlas Northeast Indiana ...
Ở Việt Nam, xu hƣớng này cũng đã và đang phát triển với sự hình thành hàng loạt các dự án về atlat điện tử ở quy mô quốc gia lẫn quy mô tỉnh, nhƣ:
- Atlat địa lý Việt Nam.
- Atlat tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng Việt Nam - Atlat điện tử Quốc gia Việt Nam.
- Atlat điện tử thành phố Hồ Chí Minh
38 - GIS Huế.
- Atlat điện tử tỉnh Đồng Nai, đã xuất bản ở dạng bản đồ điện tử (đĩa CD). - Atlat điện tử tỉnh Lào Cai, đã xuất bản ở dạng bản đồ điện tử (đĩa CD).
- Atlat điện tử thành phố Hải Phòng, đã xuất bản ở dạng bản đồ điện tử (đĩa CD).
Các bản đồ mạng đã đƣợc Nhà xuất bản Bản đồ truyền tải lên mạng nhƣ: - Bản đồ du lịch Việt Nam - Bản đồ thành phố Hải Phòng (bản đồ hành chính TP. Hải Phòng). - Bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh (bản đồ hành chính TP. Hồ Chí Minh).. - Bản đồ tỉnh Đà Nẵng (bản đồ hành chính TP. Đà Nẵng). - Bản đồ tỉnh Cần Thơ (bản đồ hành chính tỉnh Cần Thơ). …
Đối với Hà Nội cũng đã có một số công trình khoa học nghiên cứu theo hƣớng công nghệ số:
- Atlat thông tin địa lý thành phố Hà Nội (2002), atlas đƣợc xây dựng theo công nghệ số nhƣng xuất bản ở dạng tƣơng tự: do chƣơng trình hợp tác khoa học quốc tế Pháp – Việt giữa Trung tâm Viễn thám và Geomatic (VTGEO) thuộc Trung tâm khoa học và công nghệ quốc gia Việt Nam và Trung tâm NCKHQG và Viện NC phát triển Bordeaux – Pháp xây dựng dƣới dạng số, nhƣng xuất bản ở dạng tƣơng tự bằng hai thứ tiếng – Việt và Pháp. Công trình khoa học này tập trung nghiên cứu về địa lý tự nhiên, dân số, quy hoạch, kinh tế và đất đai của thành phố Hà Nội cũ.
- Bản đồ Hà Nội (bản đồ mạng về hành chính Hà Nội ) do Nhà xuất bản Bản đồ đƣa lên mạng.
- Atlas Thăng Long Hà Nội. 2010, thể hiện các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Hà Nội cũ.
- Tập bản đồ dân số, gia đình và trẻ em Thành phố Hà Nội, do uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em xây dựng, xuất bản tại Nhà xuất bản Bản đồ năm 2006. Đây là tập bản đồ đƣợc xây dựng ở dạng số và đƣợc in ở dạng
39
tƣơng tự. Tập bản đồ thể hiện khá đầy đủ các khía cạnh về dân số, giáo dục, xã hội của thành phố Hà Nội (năm 2004), nhƣng chỉ đề cập đến Hà Nội cũ. Giao diện bản đồ đẹp. Các đối tƣợng địa lý đƣợc phân bố trên bản đồ rõ ràng, hợp lý. Trong chƣơng 2 hầu hết các bản đồ cùng tỷ lệ, dễ dàng cho việc so sánh và đối chiếu giữa các chỉ tiêu khác nhau trong các trang bản đồ. Tuy nhiên, atlas không có thuyết minh chung giới thiệu từng chƣơng, không có thuyết minh cho từng trang bản đồ, nêu rõ đặc điểm phân bố và đánh giá các chỉ tiêu cụ thể. Atlas xuất bản ở dạng giấy nên không cập nhật đƣợc dữ liệu, khó khăn trong việc lƣu trữ, bảo quản, vận chuyển.
- Atlas Nghìn năm Thăng Long Hà Nội, đƣợc xây dựng theo công nghệ số nhƣng xuất bản ở dạng tƣơng tự. Do Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển của Đại học Quốc Gia Hà Nội thiết kế và xây dựng. NXB Hà Nội, xuất bản năm 2010, nhân dịp kỷ niệm Đại lẽ nghìn năm văn hiến Thăng Long Hà Nội. Chủ biên: GS.TS Trƣơng Quang Hải. Đây là Atlas tổng hợp đầu tiên đƣợc đóng thành quyển về thủ đô Hà Nội với sự tham gia của nhiều các nhà khoa học, nó có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn. Trong atlas đã thể hiện khá đầy đủ về điều kiện tự nhiên, dân cƣ, kinh tế xã hội … của thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, do thời gian gấp và kinh phí hạn hẹp, nên trong Atlas chỉ thể hiện về Hà Nội cũ.
- Công trình nghiên cứu khoa học “Xây dựng xêri bản đồ điện từ về dân cƣ, văn hóa xã hội thành phố Hà Nội” – đề tài trọng điểm cấp Đại học Quốc gia Hà Nội (2008 – 2010). Do PGS.TS. Nhữ Thị Xuân chủ trì. Song do thời gian và kinh phí hạn hẹp, nên sản phẩm của đề tài cũng chỉ dừng lại ở Hà Nội cũ.
Như vậy, chƣa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu xây dựng xêri các bản đồ điện tử về dân cƣ của thủ đô Hà Nội sau khi mở rộng lãnh thổ. Do vậy, việc thành lập xêri các bản đồ điện tử về dân số cho thành phố Hà Nội mới là rất cần thiết.