Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mớ

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 28 - 30)

Với kết quả nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, Ðại hội IX của Ðảng đã nói rõ hơn những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh để định hướng cho toàn Ðảng, toàn dân học tập và vận dụng thực hiện trong giai đoạn mới.

Trong những năm đầu thế kỷ 21, đất nước ta có cơ hội lớn và cả thách thức không nhỏ. Tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp, nhanh chóng, khó lường. Ðể thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới, cần thấm nhuần sâu sắc, vận dụng sáng tạo những nguyên lý và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết những vấn đề nóng bỏng mà thực tiễn đang đặt ra; nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh phải trở thành một nhiệm vụ mấu chốt của công tác tư tưởng của Ðảng, cần được toàn Ðảng thực hiện chặt chẽ, có chất lượng và hiệu quả.

Với tinh thần và ý nghĩa đó, ngày 27-3-2003, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị số 23-CT/TW về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới và nhân dịp kỷ niệm 113 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã phát động tổ chức đợt tuyên truyền, giáo dục sâu rộng tư tưởng Hồ Chí Minh. Ðây là một sinh hoạt chính trị rộng lớn, rất quan trọng cần được tổ chức chặt chẽ, khoa học, có hệ thống và sau này phải trở thành nền nếp thường xuyên trong hoạt động của Ðảng và trong đời sống xã hội ta.

Chỉ thị của Ban Bí thư đã được toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta đón nhận và tổ chức thực hiện với tinh thần tin tưởng, phấn khởi, hào hứng. Hơn một năm qua, các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị đã quán triệt nghiêm túc Chỉ thị 23-CT/TW, tổ chức đợt giáo dục, tuyên truyền sâu rộng, có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh trong Ðảng và toàn xã hội. Hoạt động nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh đã được tổ chức với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, sáng tạo và rộng khắp 64 tỉnh, thành trong cả nước, trong mọi tổ chức, đoàn thể, thu hút đông đảo mọi lứa tuổi, mọi đối tượng tham gia. Nhiều công trình, đề tài khoa học, hàng chục cuốn sách và tài liệu nghiên cứu, tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh đã được thực hiện và phổ biến rộng rãi. Hàng trăm nghìn lớp học được tổ chức, thu hút hàng chục triệu người tham gia học tập, nghiên cứu 10 chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật, nhiều tác phẩm văn học, báo chí, tuyên truyền về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh đã được giới thiệu rộng rãi ở trong nước và nước ngoài.

Ðây là lần đầu Ðảng ta phát động và tổ chức đợt nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh với quy mô rộng lớn và được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, khoa học. Ðặc biệt là, cùng với việc nghiên cứu, tuyên truyền giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong các tổ chức, đoàn thể và học tập qua trường, lớp, qua sách, báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương đã chỉ đạo hướng dẫn và tổ chức các cuộc thi báo cáo viên giỏi về tư tưởng Hồ Chí Minh từ cấp cơ sở đến toàn quốc; làm cho hoạt động nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh thêm sinh động hấp dẫn, hiệu quả, ấn tượng và lan tỏa. Các hội thi từ cơ sở đã thu hút sự tham gia của hàng vạn báo cáo viên ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, là cán bộ, đảng viên, công nhân, viên chức, nông dân, bộ đội, công an, học sinh, sinh viên... Ðỉnh cao của các hội thi là cuộc thi chung khảo toàn quốc được tổ chức rất trang trọng, hoành tráng, ấn tượng, cảm động và đầy ý nghĩa tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội vào đúng dịp kỷ niệm lần thứ 114 Ngày sinh của Bác (19-5-1890 - 19-5- 2004).

Sau hơn một năm thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW của Ban Bí thư, hoạt động nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân đã đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng, tạo cơ sở cho việc tiếp tục nghiên cứu tuyên truyền, giáo dục và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng sâu sắc hơn. Hoạt động nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí

Minh đã trở thành sinh hoạt chính trị rộng lớn, góp phần nâng cao nhận thức tư tưởng, lý luận của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Qua nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, những băn khoăn, vướng mắc, hoài nghi dao động trong nhận thức về mục tiêu lý tưởng và nền tảng tư tưởng của Ðảng, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, về bản sắc dân tộc và hội nhập quốc tế v.v... của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân đã được giải đáp sáng tỏ hơn.

Trên cơ sở nâng cao nhận thức tư tưởng, lý luận, đợt sinh hoạt chính trị lần này đã góp phần củng cố, nâng cao niềm tin và sự kiên định đối với nền tảng tư tưởng của Ðảng ta là chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Ðảng và tương lai, tiền đồ của dân tộc, tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã từng bước tỏa sáng trong trái tim, khối óc của mỗi người Việt Nam, hướng về cội nguồn dân tộc, trân trọng, tự hào và giữ gìn các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống mà Bác Hồ là biểu tượng và mẫu mực của sự kết tinh các giá trị phương Ðông và giá trị nhân loại. Học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là dịp để mỗi người Việt Nam tự nhìn nhận lại chính mình, theo tinh thần Bác Hồ đã dặn: Học để hành, để làm người, để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, phụng sự giai cấp và nhân loại. Với ý nghĩa đó, tư tưởng Hồ Chí Minh đã tiếp tục khơi gợi tinh thần độc lập tự chủ, đổi mới và sáng tạo để nhìn nhận các vấn đề của dân tộc và thời đại sâu sắc hơn, tỉnh táo hơn, bản lĩnh hơn, trong mỗi chúng ta. Học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là thêm một lần khẩu hiệu "sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại" lại được khắc sâu vào tâm trí mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, tạo động lực tinh thần cho chúng ta tự tin, vững bước đi lên trên con đường mà Ðảng và Bác đã lựa chọn.

Tuy nhiên, trong năm qua, giữa bộn bề khó khăn, thách thức, lo toan, việc nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân ta tất nhiên khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Ðiều dễ nhận thấy là còn ít các công trình nghiên cứu khoa học, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí ngang tầm với tư tưởng và sự nghiệp của Bác và đòi hỏi của thực tiễn hiện nay. Tinh thần độc lập tự chủ, đổi mới và sáng tạo của Hồ Chí Minh chưa được nghiên cứu đầy đủ sâu sắc. Tư tưởng của Người chưa được vận dụng một cách toàn diện và gắn chặt với những lĩnh vực cụ thể của từng cấp, từng ngành, từng tổ chức, đơn vị. Việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng của Người được tổ chức trên diện rộng nhưng chưa thật sâu; lan tỏa song chưa tạo được sự chuyển biến thật sự trong hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Phải chăng vì nội dung nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục chưa được chuẩn bị thật công phu từ cơ sở; hình thức và phương pháp tuyên truyền, giáo dục ở nhiều nơi còn đơn giản, xuôi chiều. Tính khoa học, tính chiến đấu trong tuyên truyền, giáo dục chưa thật sâu sắc. Một bộ phận cán bộ làm công tác nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất là ở cơ sở, chất lượng còn hạn chế, chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ.

Ðể đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới và nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân, để xứng đáng với công lao to lớn của Bác Hồ và tầm tư tưởng vĩ đại của Người, nghiên cứu công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải được tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa, tiến xa hơn nữa trong thời gian tới.

Ban Bí thư Trung ương Ðảng ra Thông báo kết luận về "Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 23 ngày 27-3- 2003 và đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới" đã chỉ rõ, trong năm 2004, 2005 các cấp ủy, địa phương, đơn vị cần làm tốt một số nhiệm vụ sau:

"Tiến hành rà soát để bổ sung xây dựng chương trình, kế hoạch nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo đảm việc nghiên cứu, học tập nghiêm túc, thiết thực, phù hợp thực tế của địa phương, đơn vị; nghiên cứu có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh và chú ý học tập những lời dạy của Người đối với ngành, đoàn thể, địa phương mình. Coi trọng việc đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống, học đi đôi với hành. Gắn việc học tập với rèn luyện, làm theo tư tưởng, đạo đức, lối sống cao đẹp của Người, nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên; khắc phục những biểu hiện tiêu cực của chủ nghĩa cá nhân; liên hệ, vận dụng đúng đắn, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị. Ðẩy mạnh hoạt động nghiên cứu tổng kết thực tiễn làm cơ sở cho việc bổ sung Cương lĩnh và phương hướng, nhiệm vụ của Ðại hội X của Ðảng. Ðấu tranh phê phán, bác bỏ có hiệu quả các quan điểm sai trái, phủ định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh".

quan trọng thường xuyên của toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân; là nội dung trọng yếu trong công tác xây dựng Ðảng, là tình cảm, nguyện vọng thiết tha của mọi người Việt Nam. Nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh phải nhằm mục đích lâu dài, nhất quán, là biến tư tưởng của Người thành hiện thực; hình thành và phát triển tố chất Hồ Chí Minh, tinh thần độc lập, tự chủ, đổi mới và sáng tạo trong mỗi con người Việt Nam.

Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w