4.3.1. Khô miệng
Tỷ lệ bệnh nhân thường xuyên gặp là 46,5% gặp ngay ở trong tuần đầu tiên của đợt điều trị. Tác dụng này giảm dần ở các tuần điều trị tiếp theo và thấp nhất ở tuần thứ 5 với 28,6%. Bệnh nhân đôi khi gặp khô miệng lại cao nhất ở tuần điều trị thứ 4 chiếm 31,3%. Còn theo nghiên cứu tại viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (2006) thì bệnh nhân gặp khô miệng chiếm 22,58% [1].
4.3.2. Táo bón
Tác dụng không mong muốn này theo nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ đôi khi gặp cao hơn tỷ lệ thường xuyên gặp và cao nhất ở tuần điều trị thứ 4 chiếm 12,5%. Tỷ lệ gặp táo bón thường xuyên là 8,5% và gặp nhiều nhất ở tuần điều trị đầu tiên
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thành Hải [6] tỷ lệ táo bón gặp 13,2% ở nhóm bệnh nhân dùng Mirtazapin và 2,8% ở nhóm bệnh nhân dùng Amitriptylin và tỷ lệ này có sự khác biệt so với nghiên cứu của chúng tôi.
31
Theo kết quả chúng tôi thu được từ nghiên cứu của mình thời gian điều trị tỷ lệ thuận với tác dụng không mong muốn nhìn mờ. Cụ thể là ở tuần điều trị đầu tiên tỷ lệ bệnh nhân gặp là 15,5% và tăng dần đến tuần thứ 5 là 28,6%. Trong nghiên cứu khác tại bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 [6] bệnh nhân nhìn mờ cũng gặp 10,5% ở nhóm bệnh nhân dùng Mirtazapin và 2,6% ở nhóm dùng Amitriptylin.
4.3.4. Bí tiểu
Tác dụng này ở bệnh nhân dùng thuốc chống trầm cảm trong nghiên cứu trên chỉ đôi khi gặp cao nhất là 16,9% ở tuần điều trị đầu tiên và giảm dần. Tuy nhiên chúng tôi lại gặp 28,6% bệnh nhân thường xuyên bí tiểu ở tuần điều trị thứ 5, nhưng số bệnh nhân điều trị kéo dài đến tuần thứ 5 gặp bí tiểu chỉ là 2 bệnh nhân.
4.3.5. Lú lẫn
Trong nghiên cứu của chúng tôi thì bệnh nhân đôi khi gặp triệu chứng này cao hơn bệnh nhân gặp thường xuyên và giảm dần trong suốt quá trình điều trị.
4.3.6. Hạ huyết áp tư thế
Gặp nhiều nhất ở tuần điều trị thứ 3 với 35% bệnh nhân thường xuyên gặp và không có sự khác nhau nhiều về tỷ lệ mắc ở nhóm bệnh nhân đôi khi gặp và thường xuyên gặp tác dụng không mong muốn này.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thành Hải [6] thì bệnh nhân hạ huyết áp tư thế ở nhóm bệnh nhân sử dụng Mirtazapin là 10,5% và 2,6% ở nhóm dùng Amitriptylin.
Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi. Hạ huyết áp tư thế có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân khiến bệnh nhân có thể bị ngã hoặc các chấn thương trong quá trình sinh hoạt. Vì vậy, các nhân viên y tế cần giải thích với bệnh nhân và người nhà chú ý theo dõi, để phòng tránh các tai biến.
4.3.7. Nhịp tim nhanh
Đa số bệnh nhân dùng thuốc chống trầm cảm đều gặp phải tác dụng không mong muốn này. Tỷ lệ cao nhất ở tuần điều trị thứ 4 lên tới 75%. Tỷ lệ này lớn hơn nhiều so với nghiên cứu tại bệnh viện Trung ương 1 là 7,9% ở nhóm bệnh nhân dùng Mirtazapin và 5,3% ở nhóm dùng Amitriptylin [6]. Số bệnh nhân trong nghiên cứu của Phan Thùy Anh cũng gặp 12,9% bệnh nhân có rối loạn nhịp tim [1].
32
4.3.8. Đau đầu
Số bệnh nhân gặp phải đau đầu trong đợt điều trị giảm dần từ tuần đầu tiên tới tuần thứ 5. Cụ thể là 32,5% bệnh nhân thường xuyên gặp ở tuần đầu tiên, tỷ lệ này giảm chỉ còn 14,3% ở tuần thứ 5. Bệnh nhân đôi khi gặp triệu chứng đau đầu lại cao nhất ở tuần điều trị thứ 2 và thứ 3 với 38,8% và 32,5%. Theo nghiên cứu của Phan Thùy Anh [1] bệnh nhân đau đầu gặp 9,65% ít hơn nhiều so với kết quả của chúng tôi. Một nghiên cứu khác cũng cho đã chỉ ra rằng tỷ lệ bệnh nhân đau đầu, chóng mặt ở nhóm dùng Mirtazapin là 13,2% và ít hơn nữa là ở nhóm bệnh nhân dùng Amitriptylin chỉ với 5,3% [6].
4.3.9. Chóng mặt
Tác dụng chóng mặt thường xuyên gặp là 21% ở tuần điều trị đầu tiên và giảm dần. Tuy nhiên triệu chứng này lại gặp nhiều hơn ở nhóm bệnh nhân chỉ đôi khi gặp và cao nhất ở tuần điều trị thứ 2 là 46,3%. Đây là tác dụng không mong muốn có thể gây ra nguy hiểm cho bệnh nhân khiến bệnh nhân có thể bị ngã hoặc bị các tai nạn trong sinh hoạt cuộc sống thường ngày. Vì vậy, các nhân viên y tế cần giải thích, dặn dò với bệnh nhân và người nhà chú ý theo dõi, để phòng tránh các tai biến có thể xảy ra cho bệnh nhân.