Gia công cát gồm 3 công đoạn a) Làm giàu cát:

Một phần của tài liệu Nguyên vật liệu và phối liệu tạo thủy tinh (Trang 46)

III. Gia công nguyên liệu

1. Gia công cát gồm 3 công đoạn a) Làm giàu cát:

a) Làm giàu cát:

Mục đích của làm giàu cát là giảm lượng sắt và các tạp chất gây màu khác trong cát.

Tùy theo yêu cầu chất lượng và đặc tính của hạt cát nguyên liệu mà có thể sử dụng các phương pháp làm giàu khác nhau.

Phương pháp rửa:

Dùng dòng nước phá vỡ các hạt đất sét và cuốn các tạp chất đó đi. Phần còn lại là các hạt cát đã được rửa.

Phương pháp xát:

Dùng lực ma sát của các hạt cát trong môi trường nước. Do cọ xát vào nhau mà màng hydrôxyt sắt bị bong ra.

Thiết bị: Dùng thùng khuấy có đặt máy khuấy trộn để trộn hỗn hợp cát với nước. Thời gian khuấy khoảng 8-9 phút.

Phương pháp tuyển nổi:

Hỗn hợp cát và nước được trộn với tác nhân tạo bọt; do các hạt cát thạch anh ưa nước bị thấm ướt chìm xuống còn các khoáng tạp chất ghét nước nên không bị thấm ướt sẽ dính vào các bong bóng và nổi lên trên.

Phương pháp tuyển nổi và xát liên hợp:

Đây là phương pháp liên hợp gồm 3 quá trình: Làm nổi, xát màng và rửa.

Tác nhân làm nổi thường dùng là xà phòng sulfat và sô đa ( 1tấn cát cần 0,3 kg xà phòng và 3 kg sô đa).

Phương pháp hóa học:

Nội dung của phương pháp này là dùng các axit hoặc muối để hòa tan màng hydroxyt sắt hoặc tạp chất khác.

b) Sấy cát

Nếu cát có độ ẩm lớn hơn 4,5% thì phải sấy để tránh vón cục và dễ sàng hơn.

Thiết bị sấy: Lò sấy thùng quay. Nhiệt độ sấy ~ 700-8000C.

c) Sàng cát

Sau khi sấy, cát được phân loại bằng sàng để loại bỏ các hạt quá lớn. Các loại sàng thường dùng là sàng rung, sàng thùng quay cỡ 81 lỗ / cm2.

Một phần của tài liệu Nguyên vật liệu và phối liệu tạo thủy tinh (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(69 trang)