tỉnh Hải Dương còn gặp không ít khó khăn, yếu kém cần khắc phục như sau:
Trong gia đình cũng như ngoài xã hội nhiều bậc ông bà, cha mẹ chưa thật sự là tấm gương sáng cho các em noi theo, không ít phụ huynh học sinh chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giáo dục trong gia đình từ đó ít quan tâm đến việc học tập rèn luyện của con cái, tất cả đều giao phó hết trách nhiệm giáo dục cho nhà trường. Cá biệt, còn một số phụ huynh chỉ quan tâm đầu tư cho con học chữ, coi nhẹ việc giáo dục đạo đức cho các con nên một số học sinh đã bị ảnh hưởng của các thói hư tật xấu trong xã hội.
Bên cạnh đó, một số trường THPT còn thiên về “dạy chữ”, coi nhẹ việc “dạy người”. Từ các cấp quản lý đến nhà trường ở một số nơi còn xem nhẹ môn Giáo dục công dân nhưng đến khi môn Giáo dục công dân được khẳng định vai trò, tầm quan trọng, được coi là một trong những môn khoa học rèn luyện giá trị đạo đức, nhân văn cho học sinh thì công tác giáo dục đạo đức cho học sinh lại phó thác cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy môn Giáo dục công dân. Một số trường kỷ cương, nề nếp, kỷ luật chưa được thực hiện nghiêm. Việc kết hợp giáo dục đạo đức trong bài giảng của các môn khoa học khác như văn học, điạ lý, lịch sử hiệu quả thấp. Mục tiêu chương trình giáo
dục đã và đang bộc lộ ngày càng rõ sự thiên lệch theo hướng chưa coi trọng đúng mức giáo dục đạo đức, nhất là các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, nếu có thì vừa chung chung, vừa xa rời thực tiễn. Phương pháp giáo dục nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nặng về đạo lý suông, dạy và học rơi vào thuần túy lý thuyết, coi nhẹ hoặc không có điều kiện thực hành, không phát huy được tính độc lập, chủ động và sáng tạo của người học, không ít nơi tách rời giáo dục nhà trường với gia đình và xã hội. Do vậy, việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT đang có lỗ hổng lớn, đang có một khoảng cách không nhỏ so với yêu cầu của đời sống xã hội. Hơn nữa, trước sự tấn công của văn hóa phẩm đồi trụy, tại nhiều nơi, sự ngăn chặn của xã hội đã trở nên chậm, thiếu và yếu. Lối sống thực dụng, vị kỷ, những tệ nạn xã hội đã xâm nhập vào không ít chốn học đường. Đó là những điều đáng lo ngại trong việc giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đạo đức học sinh THPT.
2.1.4. Nguyên nhân của những mặt hạn chế trong đạo đức và công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Hải Dương hiện nay
* Nguyên nhân từ phía xã hội:
Mặt trái của cơ chế thị trường đang hàng ngày, hàng giờ len lỏi tác động đời sống nhân dân nói chung và học sinh THPT Hải Dương nói riêng. Quy luật cạnh tranh của cơ chế thị trường đã khiến kẻ được người mất, kẻ thành công, người thất bại dẫn đến hiện tượng phân hoá xã hội thành hai cực giàu-nghèo rõ rệt. Điều này làm cho người ta coi đồng tiền là tất cả, trong buôn bán người ta chấp nhận làm ăn gian lận, phi đạo đức miễn sao có lợi nhuận cao, họ xem nhẹ giá trị nhân văn, lòng thương người, coi trọng lợi ích cá nhân, sẵn sàng trà đạp lên nhân phẩm của người khác, coi nhẹ giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc như lòng nhân ái, danh dự, lương tâm… Tất cả các giá trị văn hoá, tinh thần đều trở thành hàng hoá, bất chấp văn hoá đạo đức và bất chấp pháp luật, luân thường đạo lý, dự luận xã hội. “Bên cạnh đó, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân trong một bộ phận cán bộ, Đảng viên có chiều
hướng gia tăng, vẫn còn tình trạng “chạy chức” “chạy quyền”, “chạy tội”, “chạy bằng cấp”. Nạn tham nhũng, làm giàu bất chính và các tệ nạn xã hội khác đang phát triển. Đặc biệt “Một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên thiếu tu dưỡng bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, sa đoạ về đạo đức và lối sống” [7, tr.137]. Lối sống thực dụng, ích kỷ, vụ lợi, chạy theo đồng tiền cùng với bạo lực, tội phạm diễn ra hàng ngày, hàng giờ nhưng chậm được xử lý. Đây là những tác nhân ảnh hưởng trực tiếp tới tâm tư tình cảm của thế hệ trẻ nói chung và học sinh THPT nói riêng.
Bên cạnh những mặt tích cực của xu thế quốc tế hoá, thì những nhân tố tiêu cực đang tác động tới đời sống tinh thần của thế hệ trẻ. Ảnh hưởng của lối sống phương Tây, lối sống thực dụng, sự lan tràn của văn hoá phẩm xấu, độc hại có xu hướng ngày càng xâm nhập vào cộng đồng dân cư. Những sản phẩm này luôn luôn là món hàng kích thích tò mò, hiếu kỳ của học sinh ở độ tuổi mới lớn, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các hành vi phạm tội của học sinh.
Nguyên nhân từ phía xã hội đó là việc buông lỏng kỷ luật và kỷ cương đã làm cho nhiều người có ý thức coi thường pháp luật, sẵn sàng phạm pháp để làm giàu bất chính ngoài vòng pháp luật. Còn những người làm ăn chân chính thì phải vật lộn với cuộc sống mưu sinh mà vẫn vất vả, cực nhọc. Hình ảnh đó, đã phần nào tác động tiêu cực tới tư tưởng vốn dĩ còn non nớt của học sinh THPT, dẫn đến tâm lý hoang mang dao động và bi quan trong nhận thức của các em.
* Nguyên nhân từ phía nhà trường
Bên cạnh những mặt tích cực thì hiện nay xu thế chung của một số nhà trường THPT là chú trọng đến dạy tri thức, chuyên môn, coi nhẹ việc giáo dục các giá trị nhân văn, giáo dục đạo đức cho học sinh. Không chú ý khích lệ giáo viên tâm huyết, tận tâm trong việc giáo dục học sinh cá biệt, học sinh yếu
kém về mặt đạo đức thành những học sinh chăm ngoan. Điều này vô tình đã làm cho bản thân giáo viên không chú ý đến mảng giáo dục đạo đức cho học sinh, mà chỉ chú ý đến dạy văn hoá.
Vai trò của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong các nhà trường không rõ nét, Đoàn hoạt động đôi khi chỉ nặng về hình thức, hô hào mà không chú ý đến nội dung và chất lượng các phong trào. Điều đó, dẫn đến không cuốn hút được học sinh tham gia; học sinh xa rời các hoạt động tập thể. Tổ chức đoàn không phát huy được hiệu quả giáo dục tư tưởng, định hướng giá trị, giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh.
Các môn khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là môn GDCD trong nhà trường còn nặng về lý thuyết, xa rời thực tế, nội dung giảng dạy nhiều vấn đề trừu tượng. Nhiều thày cô coi việc giáo dục đạo đức là trách nhiệm của GVCN chưa coi đây là trách nhiệm của toàn thể hội đồng sư phạm nhà trường. Đây chính là những nguyên nhân chủ quan thuộc về phía các nhà trường THPT.
* Nguyên nhân từ phía gia đình
Với sức mạnh của đồng tiền, với áp lực của công việc, vì miếng cơm manh áo, nhiều bố mẹ đã không quan tâm thường xuyên đến con cái, đến việc giáo dục, uốn nắn, sửa chữa hành vi, ứng xử hàng ngày của con cái. Nhiều bậc bố mẹ phó mặc việc giáo dục con cái cho thầy cô và nhà trường. Ngược lại nhiều gia đình khá giả chiều chuộng con một cách thái quá do đó đã hình thành ở các em một tư tưởng quen được hưởng thụ, ích kỷ, thờ ơ, ngại khó, ngại vất vả. Nhiều gia đình do việc làm ăn thiếu minh bạch của bố mẹ do đó cũng đã phần nào ảnh hưởng xấu tới sự hình thành, phát triển nhân cách ở học sinh THPT. Tất cả những nguyên nhân trên tạo nên những khoảng trống trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh từ phía gia đình cần phải được khắc phục.
Nguyên nhân từ phía bản thân học sinh
Quá trình giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức chỉ có ý nghĩa và đạt hiệu quả cao khi quá trình đó trở thành quá trình tự giáo dục, tự tu dưỡng, rèn luỵên của mỗi học sinh. Nhưng trên thực tế, thực trạng đạo đức của học sinh bị xuống cấp cũng một phần do sự thiếu cố gắng học tập, tu dưỡng, rèn luyện của chính bản thân các em. Việc thiếu trách nhiệm với bản thân dẫn đến lối sống buông thả, từ đó sa ngã vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang tác động tiêu cực đến nhận thức của một bộ phận học sinh THPT dẫn đến những quan niệm sống lệch chuẩn, tôn sùng chủ nghĩa cá nhân, và các giá trị vật chất tầm thường.
Vì vậy, yếu tố quyết định giáo dục đạo đức cho học sinh là ý thức tự giáo dục của các em, ý thức tự phấn đấu hướng thiện của từng cá nhân, nhất là học sinh các lớp cuối cấp THPT. Do vậy, nếu trong môi trường giáo dục đạo đức tốt nhưng bản thân học sinh không tự ý thức phấn đấu vươn lên thì cũng không thể hình thành trong các em nhân cách tốt, phẩm chất đạo đức tốt.
2.2. Một số vấn đề đặt ra đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Hải Dƣơng hiện nay
Công cuộc xây dựng và phát triển nước ta hiện nay, rất cần nguồn nhân lực, những cá nhân phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng động, sáng tạo, có ý thức trách nhiệm cao, có khả năng nhận thức. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn chăm lo, bồi dưỡng, đạo đức cho thế hệ trẻ một cách toàn diện cũng là thực hiện lời căn dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng CNXH vừa “hồng” vừa “chuyên” [41, tr.510].
Đảng ta chỉ rõ: “Coi trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho học sinh, sinh viên bản
lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại” [9, tr.207]. Bởi lẽ, “chăm lo phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước” [13, tr.41-42]. Đảng và Nhà nước ta luôn coi Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, bởi vì: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lí giáo dục; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên để nâng cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức chính quy và không chính quy, thực hiện “giáo dục cho mọi người”, “cả nước trở thành một xã hội học tập”. Thực hiện phương châm: “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường với xã hội” [8, tr.109]. Vì vậy, giáo dục đạo đức là yêu cầu khách quan của sự nghiệp “trồng người” đào tạo thế hệ trẻ toàn diện về phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn nhằm phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Từ những quan điểm của Đảng, từ thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh THPT Hải Dương hiện nay, phân tích những nguyên nhân dẫn đến những tình trạng trên đã cho thấy những vấn đề đặt ra trong thực tiễn giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở Hải Dương hiện nay như sau:
Thứ nhất, về nhận thức vị trí, vai trò của giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông Hải Dương từ phía gia đình, nhà trường và xã hội.
Như đã phân tích ở trên đạo đức và giáo dục đạo đức là con đường cơ bản, là yêu cầu cần thiết để hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho thanh niên nói chung và học sinh THPT Hải Dương nói riêng. Song thực tế thì công tác giáo dục đạo đức chưa được nhận thức một cách đúng đắn.
Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới đặt ra tình trạng là: các gia đình mải miết làm ăn, tiền bạc có thể dư thừa nhưng thời gian giành cho con cái lại rất khan hiếm, sự sum họp đầy đủ các thành viên trong gia đình để chia sẻ, để hiểu nhau là rất ít dẫn đến sự giáo dục gia đình bị suy giảm; gia đình phó thác giáo dục con cái cho nhà trường và xã hội. Trong cơ chế thị trường, tiền bạc được dùng làm thước đo giá trị, khi tiền bạc trở thành mục tiêu của cuộc sống thì những định hướng, mục đích, lý tưởng của học sinh THPT cũng bị phụ thuộc vào đồng tiền. Trong các nhà trường THPT rất nhiều người có tư tưởng các môn khoa học tự nhiên như: Toán, Lý, Hoá thì không tiến hành giáo dục đạo đức được. Thế nhưng môn GDCD được coi là môn ưu thế trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh thì lại coi là môn phụ, nên đây cũng là một vấn đề đang đặt ra hiện nay chưa được giải quyết hợp lý.
Thực tế là khi đánh giá xếp loại giáo viên hàng năm, khi thi giáo viên giỏi tỉnh ở các môn khoa học tự nhiên thì không quan tâm đến chất lượng giáo dục đạo đức qua các giờ dạy. Việc hưởng lương, tăng lương của giáo viên chủ yếu phụ thuộc vào việc hoàn thành giảng dạy văn hoá. Những giáo viên tâm huyết với ngành Giáo dục có bề dày kinh nghiệm trong việc rèn rũa học sinh về mặt đạo đức thì lại ít được quan tâm đãi ngộ. Đây chính là nguyên nhân làm cho bản thân giáo viên cũng chỉ chú ý đến dạy văn hoá, dạy chữ, xem nhẹ vấn đề tu dưỡng đạo đức cho học sinh. Đây chính là một vấn đề còn nhiều bất cập đặt ra đối với những người làm công tác giáo dục hiện nay.
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong các nhà trường còn mang tính hình thức, khiên cưỡng, nội dung nghèo nàn. Bởi lẽ cán bộ Đoàn trong nhà trường là các thầy cô giáo nên các thầy cô hoạt động Đoàn chỉ là bán chuyên trách, còn nhiệm vụ vẫn là giảng dạy văn hoá. Từ đây, đặt ra một một thực tế là: hoạt động Đoàn tham gia giáo dục đạo đức trong trường học không đạt hiệu quả cao, không cuốn hút được học sinh nhất là các trường học ở khu vực nông thôn.
Thứ hai, vấn đề môi trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT Hải Dương.
Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người không thể không nhắc tới ba môi trường đó là: nhà trường, gia đình và xã hội. Mỗi môi trường đó thực hiện một chức năng, phương pháp giáo dục khác nhau. Trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể thì mức độ vai trò nặng, nhẹ của chúng khác nhau trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT. Qua khảo sát tác giả thấy rằng cả ba môi trường này ở Hải Dương thời gian gần đây đặt ra những vấn đề hết sức mới mẻ, vừa thuận lợi, vừa khó khăn cho việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT. Cụ thể là: tuyệt đại đa số các trường THPT và gia đình học sinh cũng như cấp ủy Đảng chính quyền, đoàn thể địa phương… đã quan tâm và có quyết tâm, chủ trương, chính sách trong việc tạo