* Biến số khảo sát về đặc điểm chung của bệnh nhân
- Đặc điểm về giới: nam/ nữ
- Đặc điểm về tuổi khởi phát, tuổi tại thời điểm nghiên cứu
- Đặc điểm về nghề nghiệp lao động trước đây: lao động trí óc, lao động chân tay, tự do buôn bán...
- Hôn nhân và hoàn cảnh gia đình: có gia đình, độc thân, ly hôn, goá, có người thân nghiện rượu, ma tuý, con hư, gia đình có người ốm hay chết, vợ chồng bất hoà, xung đột trong gia đình, kinh tế khó khăn...
Các biến này đã được y văn cho là có đặc điểm riêng, đặc trưng cho rối loạn trầm cảm ở người trên 60 tuổi.
* Các biến số khảo sát về đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân
A- Đánh giá các biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn sớm của bệnh
+ Các biểu hiện sớm của bệnh như hội chứng suy nhược (rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, dễ bị kích thích), các biểu hiện phổ biến về tiêu hoá (chán ăn, khó tiêu), các triệu chứng đau, rối loạn thần kinh thực vật..., thời gian xuất hiện, cường độ, tính chất, liên quan, diễn biến, thái độ của bệnh nhân đối với các triệu chứng đó.
+ Các biểu hiện sớm về loạn thần, các rối loạn hành vi, cảm xúc....
B- Đánh giá các biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn nhập viện. Các triệu chứng tâm thần của trầm cảm (các triệu chứng chủ yếu, các triệu chứng thường gặp....), nội dung triệu chứng, mức độ trầm trọng, mối tương quan giữa các triệu chứng, tiến triển của triệu chứng qua thời gian điều trị.
- Đặc điểm các triệu chứng cơ thể của trầm cảm.
- Các hoang tưởng ảo giác, các rối loạn hành vi, rối loạn lo âu... - Các biểu hiện của suy giảm nhận thức trong trầm cảm.
- Các bệnh cơ thể kết hợp.
- Các yếu tố thúc đẩy quá trình phát triển bệnh
C. Các biến số về đặc điểm cận lâm sàng của bệnh
- Đặc điểm qua đánh giá test Beck, thang GDS, các xét nghiệm khác
D. Các biến về khảo sát điều trị.
- Điều trị các triệu chứng trầm cảm, các triệu chứng loạn thần, các rối loạn hành vi, các bệnh cơ thể kết hợp.