Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cổ phần Xây dựng thương mại và dịch vụ Bảo Bình (Trang 43)

- Thứ tư: Thiên nhiên cũng ảnh hưởng tới tình hình hoạt động của Công ty Chúng ta thấy nước ta luôn bị thiên tai làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình, làm cho công

3.2.1.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

- Tổ chức cơ cấu vốn lưu động hợp lý: Qua bảng số liệu phân tích ở trên ta thấy các khoản phải

khách hàng chiếm tỉ trọng cao nhất. Có thể thấy công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn lướn, công ty cần xem xét lại cơ cấu vốn lưu động của mình xét xem khoản mục nào đáng để đầu tư nhiều phù hợp với tình hình tài chính của công ty lúc này.

- Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu: Các khoản phải thu có tác dụng làm tăng doanh thu bán hàng, chi phí tồn kho giảm, tài sản cố định được sử dụng có hiệu quả song nó cũng làm tăng chi phí đòi nợ, chi phí trả cho nguồn tài trợ để bù đắp sự thiếu hụt ngân quỹ. Tình trạng thực tế của công ty là khoản phải thu đang ở mức cao. Như vậy, vốn lưu động của công ty bị chiếm dụng khá lớn trong khi đó công ty đang bị thiếu vốn để đầu tư. Chính vì vậy, quản lý chặt chẽ các khoản phải thu để công ty vừa tăng được doanh thu, tận dụng tối đa năng lực sản xuất hiện có vừa bảo đảm tính hiệu quả là điều hết sức quan trọng. Biện pháp để giảm thiểu các khoản phải thu tốt nhất là:

Thứ nhất: Không chấp nhận bán chịu với mọi giá để giải phóng hàng tồn kho mà trước khi quyết định bán chịu hay không công ty nên phân tích khả năng tín dụng của khách hàng và đánh giá khoản tín dụng được đề nghị. Đánh giá khả năng tín dụng của khách hàng nhằm xác định liệu khoản tín dụng này sẽ được khách hàng thanh toán đúng thời hạn hay không. Để làm được điều này công ty phải xây dựng được một hệ thống các chỉ tiêu tín dụng như: Phẩm chất, tư cách tín dụng, năng lực trả nợ, vốn của khách hàng, tài sản thế chấp, điều kiện của khách hàng. Công ty chỉ nên bán chịu cho khách hàng khi được cái lớn hơn cái đã mất.

Thứ hai: Công ty phải theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu bằng cách sắp xếp chúng theo độ dài thời gian để theo dõi và có biện pháp giải quyết các khoản phải thu khi đến hạn, theo dõi kỳ thu tiền bình quân khi thấy kỳ thu tiền bình quân tăng lên mà doanh thu không tăng có nghĩa là công ty đang bị ứ đọng ở khâu thanh toán cần phải có biện pháp kịp thời để giải quyết

- Quản lý tốt hàng tồn kho: Hàng tồn kho của công ty năm 2009 chiếm 16% trong tổng tài sản

lưu động, năm 2010 tăng lên 3% so với năm 2009 và đến năm 2011 hàng tồn kho tăng lên 25 % so với năm 2010. Như vậy, hàng tồn kho tăng khá nhanh trong thời gian qua. Hơn nữa, lượng hàng tồn kho này ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty, do đó công ty phải quản lý tốt hàng tồn kho của mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trước mắt, công ty phải giải phóng bớt hàng tồn kho này bằng cách điều chuyển hàng hàng hoá cũng như nguyên vật liệu ứ đọng ở các công ty, đến các công trình thiếu vật liệu để thực hiện, tạm ngưng nhập và

dự trữ các nguyên vật liệu đang còn dư thừa, tiến hành bán với giá thấp hơn giá hiện tại trên thị trường nhưng phải đảm bảo hoà vốn để thu hồi vốn nhằm tái đầu tư sang lĩnh vực kinh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cổ phần Xây dựng thương mại và dịch vụ Bảo Bình (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w