Thiết kế giáo án có sử dụng Atlat trong quá trình học

Một phần của tài liệu phương pháp sử dụng atlat địa lí việt nam trong dạy học địa lí 12 (Trang 31)

I. Phương pháp sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam trong dạy học Địa Lý 12

3. Thiết kế giáo án có sử dụng Atlat trong quá trình học

Tiết 32: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU MIỀN NÚI

BẮC BỘ

i. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

- Hiểu và trình bày được các thế mạnh và hạn chế của điều kiện tự nhiên,

dân cư, cơ sở vật chất - kĩ thuật của vùng.

- Phân tích được việc sử dụng các thế mạnh để phát triển các ngành kinh tế

của vùng; một số vấn đề đặt ra và biện pháp khắc phục.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện được kĩ năng: sử dụng bản đồ, nhận xét, giải thích một số

ngành kinh tế.

- Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê liên quan đến kinh tế của vùng.

II. Chuẩn bị

- Phương tiện dạy học: Bản đồ kinh tế chung, Bản đồ tự nhiên Việt Nam, Atlat địa lí việt nam.

- Phương pháp: Thảo luận, Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề .

Người thực hiện: Dương Thị Sáng – Giáo viên Trung tâm GDTX Yên Lạc 32

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu các loại tài nguyên du lịch nước ta.

3. Tiến trình dạy học:

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động1: Cả lớp.

- Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào Atlat và bản đồ treo tường hãy nêu đặc điểm vị trí địa lí và ý nghĩa của vùng? + GV gợi ý: diện tích, dân số, các tỉnh

của 2 bộ phận, các nước và vùng tiếp

giáp và vị trí đó có thuận lợi gì? - HS dựa vào Atlat và SGK để trả lời.

- Bước 2: Các em hãy quan sát các bản

đồ: hành chính, dân số, dân tộc, vùng TDMNBB ở trong Atlat, hãy nêu những

thế mạnh và hạn chế của vùng?

- HS trả lời GV chuẩn xác kiến thức và yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK.

HĐ2: Nhóm. - GV chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu: các em quan sát hình 32 SGKvà bản đồ địa chất - khoáng sản, bản đồ công nghiệp năng lượng, bản đồ tự nhiên và kinh tế của vùng trong Atlat.

Hãy tìm hiểu về tiềm năng, thực trạng

phát triển một số ngành, bằng việc

hoàn thành phiếu học tập sau: Xem

phần phụ lục

1. Khái quát chung. * Vị trí địa lí:

- Diện tích: 101 nghìn km2, dân số 12

triệu người (2006), gồm 15 tỉnh chia 2

khu vực Đông Bắc, Tây Bắc.

- Tây: Lào; Bắc và Tây Bắc: Trung

Quốc; Nam: ĐBSH và BTB; Đông:

vịnh Bắc Bộ.

=> VTĐL thuận lợi cho việc giao lưu

với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.

* Thế mạnh và hạn chế:

- Thế mạnh:

+ Tự nhiên: Tài nguyên thiên đa dạng, có điều kiện phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng.

+ Kinh tế - xã hội: Cơ sở vật chất có

nhiều tiến bộ, nhân dân có nhiều kinh

nghiệm trong sản xuất và chinh phục

tự nhiên. Là vùng căn cứ địa cách

mạng, có nhiều di tích lịch sử.

- Hạn chế:

+ Thưa dân, trình độ lao động hạn chế,

tình trạng du canh, du cư.

+ Cơ sở vật chất, kĩ thuật còn nghèo

2.Khai thác chế biến khoáng sản và thuỷ điện.

Người thực hiện: Dương Thị Sáng – Giáo viên Trung tâm GDTX Yên Lạc 33 - GV giao nhiệm vụ:

+ Nhóm 1,2: Tìm hiểu tài nguyên khoáng sản (phiếu số 1).

+ Nhóm 3,4: Thuỷ điện (phiếu số 2).

+ Nhóm 5,6. Trồng và chế biến cây

công nghiệp, cây dược liệu, rau quả

cận nhiệt và ôn đới (phiếu số 3)

- HS nghiên cứu Atlat và SGK hoàn thiện, đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung, GV chuẩn xác

kiến thức và bổ sung một số câu hỏi.

- GV: Việc đẩy mạnh sản xuất cây

công nghiệp và cây đặc sản vùng mang lại hiệu quả gì? Để nâng cao hiệu quả

SX hơn nữa vùng cần có biện pháp

nào? - HS đọc SGK và bằng hiểu biết để trả lời.

- Khai thác và chế biến khoảng sản

(xem phần phụ lục)

- Thuỷ điện (xem phần phụ lục)

3. Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.

- Điều kiện phát triển:

+ Thuận lợi:

. Vùng có nhiều loại đất thích hợp

nhiều loại cây trồng: đất feralit phát

triển trên nền đá phiến, đá vôi, đá mẹ khác; đất phù sa cổ ở trung du; Phù sa

ở thung lũng sông, các đồng bằng miền

núi.

. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có

mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng của điều kiện địa hình nên có thể trồng được nhiều loại cây có nguồn gốc cận

nhiệt và ôn đới. + Khó khăn:

. Những bất lợi thời tiết như rét đậm,

rét hại, sương muối, thiếu nước vào

mùa đông.

. Mạng lưới cơ sở chế biến chưa tương

xứng với tiềm năng của vùng. - Hiện trạng:

+ Chè có diện tích và sản lượng lớn

nhất cả nước. Phân bố ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang,…

+ Các cây thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng,…) và cây ăn quả, trồng

ở Cao Bằng, Lạng Sơn...

+ Sa pa trồng, sản xuất hạt giống rau

và trồng hoa xuất khẩu.

- Biện pháp:

+ Tăng cường thuỷ lợi đảm bảo nướ tưới vào mùa đông.

+ Nâng cấp, mở rông mạng lưới cơ sở

chế biến, tăng cường nguồn năng lượng, GTVT.

Người thực hiện: Dương Thị Sáng – Giáo viên Trung tâm GDTX Yên Lạc 34

Hoạt động 3. Cá nhân.

- GV: Dựa vào nội dung SGK hãy trình bày tiềm năng, hiện trạng và biện pháp

phát triển chăn nuôi ở TDMNBB? - HS đọc SGK trả lời, GV chuẩn xác kiến thức. - GV em hãy cho biết vùng có thế

mạnh nào để phát triển kinh tế biển?

- HS trả lời GV chuẩn xác kiến thức.

+ Phát triển nông nghiệp hàng hoá,

định canh, định cư, nâng cao đời sống

nhân dân.

+ Trồng bảo vệ rừng, canh tác đất hợp

lí.

4. Chăn nuôi đại gia súc. - Tiềm năng phát triển:

+ Vùng có nhiều đồng cỏ ở độ cao 600

-700m.

+ Nhu cầu lương thực cơ bản được đảm bảo, nên hoa màu lương thực dành cho chăn nuôi tăng lên.

- Thực trạng:

+ Đàn trâu 1,7 triệu con, chiếm ½ đàn

trâu cả nước.

+ Đàn bò 900 nghìn con, chiếm 16% đàn bò cả nước.

+ Đàn lợn 5,8 triệu con, chiếm 21% đàn lợn cả nước.

- Khó khăn trong việc vận chuyển sản

phẩm đến nơi tiêu thụ, đồng cỏ tạp năng suất thấp.

- Biện pháp: Cải tạo các đồng cỏ, nâng

cấp hệ thống GTVT.

5. Kinh tế biển:

- Phát triển đánh bắt, nuôi trồng thuỷ

sản.

- Du lịch biển- đảo

- Giao thông vận tải biển.

- Khu công nghiệp cái lân…

IV. Đánh giá

- Dựa vào Atlat trang 21 hãy xác định các trung tâm công nghiệp quan

trọng của vùng? Kể tên các ngành công nghiệp chính?

V. Dặn dò

Học bài cũ, trả lời các câu hỏi SGK và sách bài tập, chuẩn bị bài mới.

VI. phụ lục

Người thực hiện: Dương Thị Sáng – Giáo viên Trung tâm GDTX Yên Lạc 35

Tiềm năng

Thực trạng

Khoáng sản Tên các mỏ khoán sản

- Vùng giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước ta. - Than - Đồng – Ni ken - Đất hiếm - Sắt - Thiếc – bô xít - Apatit - Quảng Ninh...

- Sơn La, Sơn Động…

- Lai Châu

- Yên Bái (Quý Xa) - Tĩnh Túc (Cao Bằng).

- Lào Cai.

- Than mỗi năm khai thác

trên 30 triệu tấn, chủ yếu

phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện và xuất khẩu.

- Thiếc mỗi năm sx được

1000 tấn thiếc.

- Mỗi năm khai thác 600

nghìn tấn Apatit để sx phân lân.

Phiếu số 2: Tiềm năng và thực trạng khai thác thủy điện

Tiềm năng Thực trạng

- Vùng có tiềm năng thuỷ điện

lớn trên các sông như sông hồng

11 triệu kw, 1/3 trữ năng thuỷ điện cả nước, Sông Đà 6 triệu

kw…

- Hiện nay nguồn thuỷ năng đã và đang được

khai thác:

+ Thác Bà (sông chảy): 110MW. + Hoà Bình (Sông Đà): 1920 MW.

hiện đang xây dựng nhà máy Sơn La (Sông Đà) 2400MW, Tuyên Quang (Sông Gâm) 342MW.

Người thực hiện: Dương Thị Sáng – Giáo viên Trung tâm GDTX Yên Lạc 36

CHƯƠNG III:

KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu phương pháp sử dụng atlat địa lí việt nam trong dạy học địa lí 12 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)