Chế độ hạn ngạch thuế

Một phần của tài liệu phân tích, nghiên cứu chính sách thuế quan và phi thuế quan và sự phát triển ngoại thương của của nhật bản cùng hiện trạng chính sách thuế quan và phi thuế quan ở việt nam (Trang 36)

II. Các biện pháp phi thuế quan trong chính sách ngoại thương nhật bản

5. Chế độ hạn ngạch thuế

Chế độ hạn ngạch thuế là chế độ qui định trong đó áp dụng mức thuế bằng 0 hoặc thấp đối với những hàng hoá được nhập khẩu theo đúng một số lượng qui định nhằm đảm bảo cung cấp những hàng hoá với giá rẻ cho người tiêu dùng. Khi hàng hoá nhập khẩu vượt quá số lượng qui định đó thì sẽ áp dụng mức thuế cao (thuế lần 2) để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước.

Có nhiều cách tính số lượng để áp dụng mức thuế suất lần 1 nhưng hiện nay ở Nhật Bản, phương pháp tính số lượng phổ biến là lấy số lượng dự đoán nhu cầu trong nước trừ đi số lượng dự đoán sản xuất trong nước.

Khi Nhật Bản thực hiện tự do hoá thương mại thì chế độ hạn ngạch thuế được sử dụng như là biện pháp mang tính quá độ nhằm làm giảm xung đột gay gắt của sản xuất trong nước và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tự do hoá. So với qui định hạn ngạch nhập khẩu, theo đó chỉ cho phép nhập khẩu trong một số lượng nhất định thì theo chế độ hạn ngạch thuế, nhà nhập khẩu vẫn có thể nhập khẩu vượt quá số lượng qui định, nhưng phải chịu thuế mức thuế suất lần 2 đối với phần vượt đó. Theo nguyên tắc của GATT, các nước thành viên không được sử dụng chế độ hạn ngạch nhập khẩu nhưng lại thừa nhận chế độ hạn ngạch thuế với điều kiện không có sự phân biệt đối với từng nước.

_________________________________________________________________ 37 37

Chế độ hạn ngạch này được xây dựng dựa trên sự đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng và mục tiêu bảo hộ nhà sản xuất trong nước. Chính vì vậy, đối với mỗi danh mục hàng hoá chính phủ đều phải nghiên cứu ưu và nhược điểm của việc vận dụng chế độ hạn ngạch này căn cứ trên việc xem xét đến tình hình cung cầu, thời hạn áp dụng, thực trạng sản xuất trong nước ... và tiến hành cách thức áp dụng phù hợp để thúc đẩy mậu dịch tự do.

Bảng 4: Các mặt hàng thuộc đối tượng của việc áp dụng chế độ hạn ngạch thuế (tính đến năm 1992), cụ thể như sau :

ST T Hàng hoá Thời hạn bắt đầu áp dụng Mức thuế Lần 1 Lần 2 1 Bò thịt giống 4/1972 0 45.000 yên/con 2 Pho mát tự nhiên 10/1970 0 35% 3 Yến mạch 4/1971 0 10% 4 Ngô 4/1965 4/1989 0 10% 50% hoặc 12 yên/kg tuỳ theo cách nào cao hơn

5 Lúa mạch 10/1974 0 25 yên/kg

6 Đường mật dùng để

nấu rượu 4/1987 0 18 yên/kg, 25%

7 Cacao để làm sôcôla

8 Cà chua dạng tương,

cà chua bột 7/1989 0 20%

9 Dứa hộp 4/1990 0 30%

10 Cồn để sản xuất rượu.. 4/1972 0 44.8 yên/1,20.2% 96 yên/1,17.9% 11 Dầu nặng và dầu thô 4/1972

0

2.770 yên/kl 2.580 yên/kl 2.580 yên/kl 2.520 yên/kl

3.750 yên/kl

12 Da (ngựa, cừu, dê) 4/1986 20%

15% 60% 13 Giầy da 4/1986 27% 21.6% 30% 60% hoặc 4.800 yên/đôi tuỳ theo cách nào cao hơn

Nguồn: Thuế xuất nhập khẩu Nhật Bản

Một phần của tài liệu phân tích, nghiên cứu chính sách thuế quan và phi thuế quan và sự phát triển ngoại thương của của nhật bản cùng hiện trạng chính sách thuế quan và phi thuế quan ở việt nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)