10.An toàn lao động:

Một phần của tài liệu Đồ án thi công đúc bê tông toàn khối khán đài Đại học bách khoa TPHCM (Trang 33)

- Công cho việc tháo và lắp coffa:

10.An toàn lao động:

10.1. An toàn lao động trong công tác ván khuôn: a. An toàn khi chế tạo ván khuôn:

- Ván khuôn gỗ tại công trường không nên đặt gần cạnh phân xưởng rèn, hàn và những kho nhiên liệu dễ cháy.

- Mạng điện phải bố trí phù hợp, đảm bảo an toàn chống cháy.

- Khi cưa xẻ gỗ phải có che chắn an toàn, đề phòng lưỡi cưa rạn nứt làm văng mảnh nguy hiểm.

- Để đinh, đục…phải gọn gàng, tránh để ở những lối đi lại. Khi làm việc phải mặc quần áo bảo hộ lao động, gọn gàng, khẩu trang chống bụi…

b. An toàn khi lắp dựng:

- Để đề phòng bị ngã và dụng cụ rời từ trên cao xuống, khi lắp dựng những tấm ván ở độ cao từ 8(m) trở lên so với mặt đất phải có sàn công tác rộng ít nhất là 0.7(m) và có lan can bảo vệ chắc chắn.

- Khi lắp dựng dàn giáo cần phải san phẳng và đầm chặt đất nền để chống lún và đảm bảo thoát nước tốt.

- Khi lắp đặt ván khuôn cột cao trên 5.5(m) phải dùng dàn giáo chắc chắn.

- Công nhân phải được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân như: dây an toàn, túi đựng dụng cụ…

c. An toàn khi sử dụng:

- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình trạng an toàn của dàn giáo.

- Tải trọng đặt trên sàn phải đúng qui định, khi dàn giáo cao trên 6(m) thì phải ít nhất có 2 tầng sàn, cấm làm việc đồng thời trên 2 sàn mà không có lưới bảo vệ giữa 2 sàn.

- Phải thu dọn gọn gàng khi hết ca làm việc. d. An toàn khi tháo dỡ:

- Việc tháo dỡ chỉ được tiến hành sau thời gian dưỡng hộ qui định là 9 ngày.

- Chú ý tránh làm rơi ván khuôn từ trên cao xuống gây tai nạn, hư hỏng ván, gãy dàn giáo.

- Không được tháo dỡ ván khuôn ở nhiều tầng khác nhau trên cùng một đường thẳng đứng.

- Ván khuôn tháo ra phải gọn gàng thành từng đống tránh hư hỏng và đinh trên các ván khuôn phải được thu lượm, không để vương vãi.

10.2. An toàn trong công tác thi công cốt thép: a. An toàn khi cắt thép:

- Cắt bằng máy:

+ Kiểm tra máy, lưỡi dao cắt có chính xác không, tra dầu máy đủ rồi mới cho máy chạy.

+ Khi cắt cần phải giữ chặt cốt thép, khi lưỡi dao cắt lùi ra mới đưa cốt thép vào, không nên đưa thép vào khi lưỡi dao bắt đầu đẩy tới.

+ Không cắt cốt thép ngắn, không được dùng tay trực tiếp đưa cốt thép vào máy mà phải kẹp bằng kìm.

+ Không được cắt thép ngoài phạm vi qui định của máy.

+ Không được dùng tay phủi hoặc dùng miệng thổi vụn sắt ở thân máy mà phài dùng bàn chảy lông để chải.

- Cắt thủ công:

+ Búa tạ phải có cán tốt, đầu búa phải được lèn chặt vào cán để khi vung búa không bị tuột ra.

+ Không được đeo găng tay để đánh búa. b. An toàn khi uốn thép:

- Khi uốn thép phải đứng vững, giữ chặt vam, miệng vam phải kẹp chặt cốt thép, khi uốn phải dùng lực từ từ, cần nắm vững vị trí uốn để tránh uốn sai góc yêu cầu. - Không được nối thép to ở trẹn cao hoặc ở trên dàn giáo không an toàn. c. An toàn khi hàn cốt thép:

- Trước khi hàn phải kiểm tra lại cách điện và kiềm hàn, phải kiểm tra bộ phận nguồn điện, dây tiếp đất, phải bố trí chiều dài dây từ lưới điện tới máy hàn không vượt quá 15(m).

- Chổ làm việc phải bố trí riêng biệt, công nhân phải được trang bị phòng hộ. d. An toàn khi lắp dựng cốt thép:

- Khi chuyển cốt thép xuống hố móng phải cho trượt trên máng nghiêng có buộc dây không được quăng xuống.

- Khi đặt cốt thép ở các kết cấu thẳng đứng khác cao hơn 3(m) thì cứ 2(m) phải đặt một ghế giáo có chổ rộng ít nhất 1(m) và có lan can bảo vệ ít nhất 0.8(m).

- Không được đứng trên hộp ván khuôn dầm xà để đặt cốt thép mà phải đứng trên sàn công tác.

- Khi buộc và hàn các kết cấu khung cột thẳng đứng không được trèo lên các thanh thép mà phải đứng trên các ghế giáo riêng.

- Nếu ở chổ đặt cốt thép có dây điện đi qua, phải có biện pháp đề phòng điện giật hoặc hở mạch chạm vào cốt thép.

- Không được đặt cốt thép quá gần nơi có dây điện trần đi qua khi chưa đủ biện pháp an toàn.

- Không được đứng hoặc đi lại, đặt vật nặng trên hệ thống cốt thép đang được dựng hoặc đã đựng xong.

- Không được đứng phía dưới cần cẩu và cốt thép đang dựng.

- Khi khuân vác cốt thép phải mang tạp dề, găng tay và đệm vai bằng vải bạt. 10.3. An toàn lao động trong công tác thi công bêtông:

a. Khu vực làm việc:

- Nơi làm việc phải khô ráo, đường đi lại phải thuận tiện không bị vướng, ván vận chuyển để làm cầu phải lớn hơn 4(cm).

- Khi làm việc vào ban đêm phải đủ ánh sáng treo cao ở đường đi lại, những nơi nguy hiểm phải có đèn đỏ báo hiệu.

- Không được hút thuốc, nghỉ ngơi trên dàn giáo, không được leo theo giáo xuống nơi làm việc.

- Không được bỏ những dụng cụ đảm bảo lót kê dưới giáo; những nơi đổ bêtông cao hơn 2(m) phải làm dàn giáo có tay vịn.

- Khi đổ bêtông không được di lại bên dưới, đổ bêtông ở độ dốc >30o thì phải có dây an toàn.

- Kiểm tra dụng cụ kĩ càng trước khi sử dụng, không được vứt dụng cụ từ trên cao xuống, sau khi đổ bêtông xong phải thu xếp gọn gàng và rửa sạch, không để cho bêtông đông cứng lên dụng cụ đó.

- Bao ximăng không được chồng cao quá 2(m), chỉ nên chồng 10 bao, không được để dựa vào tường, cách tường chừng 0.6 đến 1(m).

c. An toàn khi đổ và đầm bêtông:

- Khi đổ vữa bêtông lên cao trên 3(m) không có che chắn, phải đeo dây an toàn; thi công ban đêm phải có đèn chiếu sáng đầy đủ.

- Công nhân san đầm bêtông phải đi ủng cao su cách nước cách điện, mặc quần áo phòng hộ, đeo găng tay, đội mũ cứng.

d. An toàn khi dưỡng hộ bêtông:

- Công nhân phải đủ sức khỏe, quen trèo cao, không được bố trí những người thiếu máu, đau thần kinh, phụ nữ mang thai.

- Khi tưới bêtông lên cao mà không có dàn giáo thì phải đeo đây an toàn. Khi tưới bêtông ngoài trời nắng thì phải đội mũ bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Đồ án thi công đúc bê tông toàn khối khán đài Đại học bách khoa TPHCM (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w