Đối với hiệu trưởng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 31)

Hiệu trưởng là người có thẩm quyền quyết định mọi hoật động của giáo viên, học sinh, lớp học và nhà trường. Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức chủa học sinh THPT, hiệu trưởng cần có những biện pháp quản lí sau:

2.1 Xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động giáo dục cho toàn trường và các tổ chức xã hội có liên quan.

-Phân công cho cán bộ quản lí văn thể của nhà trường xây dựng các hoạt động giáo dục đạo đức nhằm đạt được ba yếu tố: Nhận thức; thái độ, kĩ năng và hành vi thực hiện của học sinh và các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục khác.

-Mở lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ đoàn, giáo viên (đăc biệt là giáo viên chủ nhiệm) về nghiệp vụ tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức.

-Thực hiện kế hoạch toàn trường với những hoạt động thật sự phong phú và có mục đính giáo dục đạo đức rõ ràng như: tuyên truyền cho các hoạt động của địa phương như bầu cử hội đồng nhân dân các cấp, đại hội Đảng bộ các cấp…, thăm hỏi các gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với Cách mạng; tìm hiểu lịch sử địa phương, thảo luận về những vấn đề tự nhiên và xã hội…

2.2. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho mọi lực lượng xã hội tham gia vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

Biện pháp trên nhằm khắc phục những quan điểm không đúng đắn, chưa đầy đủ về hoạt động giáo dục đạo đức, về yêu cầu nâng cao

chất lượng giáo dục đạo đức học sinh của giáo viên, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội khác.

-Tổ chức bồi dưỡng trang bị kiến thức cơ bản về công tác giáo dục đạo đức học sinh cho các thành viên trong hội đồng giáo dục nhà trường, phân công rõ trách nhiệm đối với ban giám hiệu, giáo viên, cán bộ công nhân viên trong nhà trường.

-Tổ chức hội thảo về giáo dục đạo đức ở các cấp với đại diện tiêu biểu và đầy đủ.

-Thường xuyên kết hợp tuyên truyền vận động thông qua các phong trào thi đua. Đặc biệt là cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

-Hợp đồng trách nhiệm với các cơ quan thông tin tuyên truyền; biểu dương gương người tôt, việc tốt; phê phán góp ý, xây dựng với những biểu hiện thiếu trách nhiệm của các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh.

-Tổ chức cho các đại biểu đi tham quan học tập, các điển hình giáo dục trong tỉnh hoặc tỉnh bạn.

2.3. Bồi dưỡng kĩ năng giáo dục đạo đức và phối hợp giáo dục đạo đức học sinh với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Đây thực chất là cách thức quản lí, tổ chức, thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức, chuyển hoá những nội dung, yêu cầu giáo dục đạo đức thành hiện thực của các nhân tố giáodục.

- Với tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh:

+Quán triệt các nghị quyết của Đoàn về công tác thanh niên, các nghị quyết, chỉ thị của tổ chức Đoàn cấp trên và kế hoạch giáo dục

của nhà trường vào mục tiêu, kế hoạch, chương trình, công tác của tổ chức Đoàn trường.

+Tổ chức lớp và triển khai 6 bài học lực lượng chính trị cho Đoàn viên thanh niên, học sinh nhằm nâng cao nhận thức lí luận chính trị cho học sinh.

Tạo điều kiện và cử cán bộ Đoàn đi tập huấn về công tác Đoàn và thanh niên trường học để có nghĩa vụ và nâng cao năng lực quản lý hệ thống tổ chức Đoàn trong nhà trường.

- Với lực lượng giáo dục ngoài nhà trường:

• Giáo dục học sinh: Thông qua các cuộc họp phụ huynh học sinh mỗi khối, lớp để tư vấn cho cha mẹ học sinh về trách nhiện nuôi dưỡng quản lí, chăm sóc, tạo điều kiện cho con em được học tập và tư vấn để cha mẹ học sinh biết cách xây dựng nề nếp học sinh-gia đình. Chính điều này sẽ dần ảnh hưởng đến quá trình hình thành đạo đức ở học sinh.

• Xây dựng kế hoạch và chủ động đề xuất cách thức phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài xã hội, tổ chức các quản lí giáo dục học sinh theo chức năng nhiệm vụ của mỗi lực lượng.

- Với giáo viên chủ nhiệm:

• Tổ chức các lớp bồi dưỡng, các buổi họp để phổ biến những quy định, nhiệm vụ của giáo viên trong luật giáo dục.

• Chỉ đạo các tổ bộ môn đổi mới phương pháp giảng dạy gắn truyền đạt trí thức với giáo dục đạo đức học sinh trong mỗi giờ dạy.

• Tổ chức các buổi hội thảo giúp giáo viên cập nhật tri thức khoa học về quản lí giáo dục học sinh, những kinh nghiệm ứng xử đối với học sinh.

2.4. Xây dựng mục tiêu giáo dục lành mạnh. 2.4.1/ Về cơ sở vật chất.

-Xây dựng quy hoạch tổng chế cơ sở vật chất nhà trường theo kế hoạch và quy mô phát triển, ổn định lớp - học sinh của nhà trường để từ đó đảm bảo diện tich đất, các công trình trong nhà trường theo tiêu chuẩn quốc gia.

-Chỉ đạo công tác trên, xây dựng chương trình bổ sung phương tiện thiết yếu đảm bảo qua trình quản lí và tổ chức hoạt đông giáo dục cho học sinh; bàn, bảng, ảnh Bác, panô trích thư gửu học sinh năm 1945 nhân ngày khai trường.

-Chỉ đạo, xây dựng, hoàn thiện phương pháp truyền thống của nhà trường.

-Chỉ đạo in ấn đầy đủ tài liệu, hồ sơ, sổ sách phục vụ công tác quản lí nói chung và hồ sơ giáo dục đạo đức học sinh nói riêng.

-Xây dựng quy định cơ chế bảo quản, bảo dưỡng cơ sở vật chất nhà trường. Tránh mất mát, hư hỏng gây lãng phí kinh phí nhà trường.

2.4.2/ Về mục tiêu giáo dục.

- Hiệu trưởng và lãnh đạo các tổ chức trong nhà trường phải xây dựng, gìn giữ sự đoàn kết, nhất trí trên cơ sở thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ trong đội ngũ cán bộ nhà trường; xây dựng mục tiêu sư phạm trong sáng, chuẩn mực không tiêu cực.

- Chỉ đạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm giữ vững mối quan hệ với giáo dục học sinh qua các kì họp phụ huynh, sử dụng sổ liên lạc gặp gỡ trao đổi trực tiếp…để tư vấn về các nội dung, điều kiện xây

dựng mục tiêu giáo dục trong giao dục giup học sinh có điều kiện học tập tốt nhất.

- Hình thức chủ động đề xuất các cấp uỷ, chính quyền địa phương có nghj quyết và tổ chức thực hiệne nhiệm vụ xây dựng gia đình văn hoá, khu phố văn minh trên địa bàn.

2.5. Đa dạng hoá các loại hình hoạt động nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh , hình thành hành vi , thói quen , thẩm mỹ …cho học sinh.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ở trừơng: Duy trì nề nếp truy bài 15’ , chào cờ đầu tuần , tổ chức trọng thể các ngày lễ lớn : khai giảng 5/9, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, …tổ chức có chất lượng thiết thực các cuộc thi theo chuyên đề giáo dục.

- Chỉ đạo thực hiện tốt các công tác giáo dục đạo đức học sinh tham gia các hoạt động của địa phương xây dựng cho học sinh các ý thức tổ chức ,kỷ luật , ý thức hoà nhập cộng đồng thông qua các hoạt động của các lực lượng Giáo dục khác ở địa phương.

2.6. Giải pháp tăng cường KT-ĐG quá trình rèn luyện đạo đức cho học sinh THPT

- Hiệu trưởng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu cho các thành viên trong tổ kiểm tra , chỉ đạo tổ kiểm tra có nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác kiểm tra , đề cao trách nhiệm thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được giao.

-Hiệu trưởng thường xuyên theo dõi , đôn đốc tổ chức đoàn Thanh niên, nhân viên bảo vệ thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát học

sinh và các tập thể lớp – chi đoàn học sinh thực hiện nề nếp đã được qui định trong nội qui.

-Hiệu trưởng phải trực tiếp xem xét và giải quyết những khiếu nại về kết quả làm việc, kết quả kiểm tra đánh giá, xếp loại của tổ kiểm tra, xử lí kỹ thuật đối với tập thể hoặc cá nhân có vi phạm nghiêm trọng đúng với qui định của Nhà nước và của Ngành Giáo dục.

Hiệu trưởng phải luôn giám sát quá trình quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh PT để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời và phù hợp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w