Sự phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hộ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh THPT hiện nay (Trang 31 - 37)

3.1. Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, xác định vai trò nhiệm vụ nội dung của việc tổ chức phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục đạo đức cho mọi đối tượng trong và ngoài nhà trường

- Gia đình:

Cần chủ động liên kết với nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm để nắm vững mục tiêu, nội dung giáo dục,học tập cho con em. Gia đình tham gia cùng nhà trường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tham gia các buổi trao đổi về học tập rèn luyện của con cái mà giá viên chủ nhiệm yêu cầu hoặc triệu tập. Gia đình còn phải tham gia vào việc đánh giá kết quả học tập rèn luyện cho con em mình và quá trình hoạt động giáo dục của học sinh ở nhà trường lớp học. Chính những hoạt động trao đổi mật thiết giữa gia đình với nhà trường đã góp phần nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh

- Nhà trường:

+ Chủ động và chủ đạo cùng các lực lượng trong cộng đồng tổ chức các loại hình hoạt động cho học sinh

+ Phối hợp với cộng đồng để nắm tình hình học sinh. Chính những nguồn thông tin trao đổi từ cộng đồng là những nguồn thông tin đáng tin cậy để giúp giáo viên đánh giá đúng học sinh đồng thời tìm ra biện pháp hữu hiệu giúp các em hình thành nhân cách

+ Phối hợp động viên khuyến khích học sinh: dư luận và sự đánh giá của cộng đồng giúp các em học sinh tự điều chỉnh hành vi một cách hữu hiệu.

+ Nhà trường cần tổ chức liên kết các lực lượng giáo dục sống trong cộng đồng, hướng vào những lĩnh vực giáo dục mà cộng đồng có ưu thế:

Giáo dục truyền thống

Nhà trường cần có các biện phàp thích hợp: mời chứng nhân lịch sử, nghệ nhân nổi tiếng trò chuyện với các em, tổ chức cho các em tham quan di tích lịch sử ...sẽ giúp học sinh tiếp cận đối tượng, hình thành các biểu tượng đúng đắn.

Giáo dục bản sắc văn hoá địa phương

+ Nhà trường góp phần xây dựng cụm dân cư nơi trường đóng thành môi trường văn hoá

+ Tuyên truyền giáo dục cho các bậc cha mẹ về đường lối giáo dục, mục tiêu giáo dục, phương pháp dạy con

+ Đề cao truyền thống hào hùng của dân tộc, biết ơn những người có công với cách mạng, đất nước, địa phương, với các giai đoạn lịch sử khác nhau, thức tỉnh lương tri của cộng đồng trong những hoạt động từ thiện.

3.2. Thống nhất mục tiêu, nội dung phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

Để tạo ra sự thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục đạo đức chúng ta cần:

_ Tổ chức các hội nghị chuyên đề để trao đổi và bàn bạc phương pháp tổ chức thiết thực, thực hiện việc tổ chức phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thong

_Tổ chức các hội nghị liên tịch để quán triệt và bàn bạc việc chỉ đạo xây dựng một kế hoạch chung cho việc giáo dục đạo đức cho học sinh

_ Phát huy vai trò của giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm trong việc quan tâm tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh

_ Tổ chức kiểm tra đánh giá, khen thưởng, biểu dương, chấn chỉnh tạo ra sự thống nhất trong việc tổ chức phối hợp nhà trường và xã hội nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh

3.3 Xây dựng cơ chế tổ chức phối hợp nhà trường gia đình và xã hội nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh

Sự phối hợp nhà trường và gia đình được thực hiện bởi một số biện pháp sau:

_ Thăm gia đình học sinh: giáo viên chủ nhiệm sẽ thu thập được những thong tin có giá trị về học sinh

_ Mời cha mẹ học sinh đến trường: thường được hiệu trưởng hoặc giáo viên chủ nhiệm sử dụng trong trường hợp học sinh vi phạm kỉ luật học tập, vi phạm đạo đức ở mức độ trầm trọng

_ Cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh của lớp: là biện pháp liên hệ rộng rãi lớn nhất giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh, được

sử dụng phổ biến, được tổ chức định kì theo tình hình thực tế địa phương, gia đình

_ Thông qua sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trường: là biện pháp hữu hiệu để trao đổi thông tin hai chiều giữa gia đình và nhà trường

_ Trao đổi thư từ, điện thoại với cha mẹ học sinh: sử dụng để thông báo tình hình học tập, tư tưởng đạo đức giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh

_ Phối hợp với gia đình thông qua cơ quan cha mẹ học sinh làm việc

_ Phối hợp với gia đình thông qua việc tổ chức hội cha mẹ học sinh

_ Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Mục đích của việc xây dựng cơ chế này là xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong lĩnh vực của đời sống xã hội có tác dụng như là các mối quan hệ giáo dục nhờ đó tạo nên môi trường giáo dục đúng đắn và rộng khắp trong toàn cộng đồng dân cư. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ, vừa tạo những điều kiện vật chất tinh thần thuận lợi cho việc giáo dục của nhà trường và gia đình

_ Nhà trường và xã hội phối hợp xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh ở trong cộng đồng dân cư. Việc xây dựng gia đình, nhà trường và cộng đồng thành một môi trường xã hội giáo dục thống nhất, lành mạnh có sức mạnh rất lớn đến sự phát triển nhân cách học sinh

+ Xây dựng gia đình văn hoá mới

+ Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh thông qua việc nhà trường phối hợp với các cơ quan công an, y tế, các tổ chức xã hội

+ Nhà trường kết hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có thẩm quyền để kiểm soát các tụ diểm vui chơi lành mạnh ở khu vực trường đóngvà ở nơi các em sinh sống

+ Xây dựng mạng lưới cộng tác viên sư phạm

3.4 Thống nhất, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra đánh giá việc tổ chức phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

_ Xây dựng các chuẩn nội dung đánh giá

Có nhiều loại chuẩn trong đó tốt nhất là các mục tiêu được phát triển dưới dạng số lượng hoặc chất lượng bởi vì các kết quả cuối cùng mà người ta phải chịu trách nhiệm về chúng là những số đo tốt nhất về sự thành cộng của kế hoạch nên chúng là những tiêu chuẩn tốt nhất để kiểm tra

_ Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá theo tiến trình thời gian năm học. Đó là quá trình đo lường việc thực hiện nhiệm vụ dựa theo các tiêu chuẩn ở các thời điểm khác nhau trong quá trình kiểm tra qua đó người quản lí phát hiện những sai lệch và với sự đề phòng đôi khi có thể tiên đoán về những sai lệch so với tiêu chuẩn

_ Để làm tốt công việc này nhà quản lí phải xây dựng rõ cơ chế kiểm tra nhà trường, cha mẹ học sinh và địa phương trong quá trình tổ chức phối hợp

_ Lực lượng kiểm tra đánh giá việc tổ chức phối hợp phải có sự tham gia của nhà trường, cha mẹ học sinh và cán bộ quản lí hội ở địa phương

_Trong công tác kiểm tra phân công rõ trách nhiệm và sự phối hợp hoạt động của các lực lượng

_ Khi tổ chức kiểm tra đánh giá cần phối hợp chặt chẽ các hình thức kiểm tra giữa gián tiếp và trực tiếp, thường xuyên và đột xuất

_ Khi có kiểm tra đánh giá người quản lí cần kiểm tra hành động điều chỉnh hoặc phát huy, uốn nắn, xử lí để quá trình thực hiện được tốt hơn

_ Thi đua khen thưởng: là hình thức động viên về mặt tinh thần có ý nghĩa lớn. Tuy nhiên nếu chúng ta sử dụng khen thưởng không đúng thì sẽ có tác dụng ngược lại với mong muốn của chủ thể quản lí, thi đua khen thưởng cần đa dạng về hình thức tổ chức

+ Tuyên dương ở trường, ở các tổ chức đoàn thanh niên, lớp, chi đoàn

+ Tuyên dương trong địa phương qua các cuộc họp xóm, thôn, xã và loa truyền thanh, thi đua khen thưởng qua dòng họ, gia đình

=> Trên đây là một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng đối với nhà trường THPT bởi giáo dục đạo đức chính là hình thành nhân cách cho các em, giúp các em trở thành những công dân tốt của xã hội. Chính vì vậy việc áp dụng hiệu quả các biện pháp trên sẽ góp phần không nhỏ vào công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường THPT

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh THPT hiện nay (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w