0
Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Kiểm tra thư viện: Kiểm tra thư viện, trước hết kiểm tra chức năng hoạt

Một phần của tài liệu SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC SƠN TÂN HƯƠNG SƠN HÀ TĨNH (Trang 25 -25 )

động của cán bộ thư viện. Thư viện không chỉ là nơi giữ sách mà còn là nơi phổ biến sách báo cho bạn đọc. Sách báo phải được bảo quản giữ gìn, thống kê, phân loại theo chuyên môn ngành thư viện.

3.5.Xây dựng nền nếp dự giờ, thăm lớp thường xuyên, hiệu quả:

- Nhà trường đề ra chỉ tiêu dự giờ cho các tổ, giáo viên và chuyên môn. - Xây dựng phong trào thi đua Dạy tốt - Học tốt trong toàn trường.

- Tăng cường công tác dự giờ, thăm lớp bằng cách phát động phong trào dự giờ, thăm lớp trong các tổ chuyên môn.

- Xây dựng lịch kiểm tra phù hợp với mỗi giáo viên ở từng thời điểm để huy động nhiều giáo viên trong tổ cùng tham gia dự giờ, tìm tòi học hỏi những kinh nghiệm giảng dạy thích hợp với đặc điểm bộ môn, giúp đỡ những giáo viên chưa có kinh nghiệm để nâng cao tay nghề.

- Tăng cường dự giờ nhiều hơn đối với giáo viên mới ra trường, mới chuyển trường từ nơi khác về, tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên đầu tư cho công tác soạn giảng, thực hiện quy chế chuyên môn.

- Sau khi dự giờ cần góp ý, phân tích những hạn chế, thiếu sót của giáo viên nên khắc phục trong quá trình lên lớp. Đồng thời, nêu bật những ưu điểm để biểu dương kịp thời, giúp giáo viên phát huy tốt những tiết dạy sau, tránh tình trạng dự giờ mà không góp ý chỉ xếp loại.

3.6. Đánh giá công tác kiểm tra:

Tổ chức tổng kết, tổng kết kiểm tra là một việc làm hết sức cần thiết, công việc này được nhà trường tiến hành một cách nghiêm túc thực hiện đánh giá sơ kết theo từng tháng, từng học kỳ, tổng kết năm học. Cẩn lưu trữ các thông tin về hoạt động

kiểm tra bằng hồ sơ kiểm tra .Việc xử lý, lưu trữ các thông tin về hoạt động kiểm tra nên sử dụng trên máy vi tính.

Sau khi đã phân tích đầy đủ những mặt mạnh, mặt yếu của hoạt động này, trưởng ban KTNB mời các thành viên trong ban kiểm tra nội bộ họp lại để lấy ý kiến trước khi đánh giá xếp loại đối tượng kiểm tra đồng thời qua đó rút kinh nghiệm đối với từng thành viên.

Các kết luận kiểm tra là cơ sở cho hiệu trưởng ra quyết định điều chỉnh nhằm

hoàn thiện dần năng lực sư phạm của giáo viên, hoạt động của cá nhân, bộ phận trong trường; cải tiến quá trình quản lý; nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm tra, nâng cao chất lương dạy học giáo dục của nhà trường, góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống giáo dục thế.

4. Kết quả vân dụng và bài học kinh nghiệm:

4.1.Kết quả thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở trường Tiểu học Sơn Tân, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đã nêu ở trên, đơn vị trường Tiểu học Sơn Tân đã áp dụng khá hiệu quả trong năm học 2011-2012; 2012- 2013; có tác dụng trực tiếp tới việc chấn chỉnh một bước trong việc thực hiện kỷ cương nề nếp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục, thực hiện dân chủ hoá trường học… góp phần quan trọng vào việc thực hiện hoàn thành các mục tiêu về giáo dục Tiểu học nói chung, của nhà trường nói riêng.Đặc biệt là xây dựng thành công trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 trong năm học 2012-2013. *Quan điểm nhận thức.

Từ Ban giám hiệu đến tổ trưởng chuyên môn và trưởng các đoàn thể chủ động, sáng tạo, đề xuất ý kiến trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học một cách khoa học theo đúng nguyên tắc .

Khắc phục được tình trạng làm việc thụ động, theo thói quen, theo quán tính, nhớ đâu làm đấy, có lúc còn ỷ lại nên hiệu quả kiểm tra nội bộ chưa cao. Vậy đòi hỏi mọi thành viên trong ban kiểm tra cần phát huy tính dân chủ và thấy được vị trí vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với tập thể trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ .

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên xác định mục đích của kiểm tra nội bộ trường học nhằm phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, ngăn chặn các sai phạm,

giúp đỡ giáo viên nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời giúp cho hiệu trưởng điều khiển, điều chỉnh chu trình quản lý của mình đúng hướng .

Đối với giáo viên đã thay đổi nhận thức về thực hiện tốt nhiệm vụ của mình một cách tự giác cần phải chủ động phối hợp để thực hiện kế hoạch nội bộ đã đựợc công khai từ đầu năm để việc kiểm tra đạt hiệu quả cao chính là giáo viên đã làm tốt công việc như soạn giảng ,kế hoạch chủ nhiệm và hoạt động ngoại khóa …để có đủ cơ sở khoa học để đào tạo thế hệ trẻ, tạo uy tín đối với học sinh và niềm tin yêu của các bậc phụ huynh và sự tin tưởng đối với các cấp lãnh đạo khi giao nhiệm vụ. Qua 2 năm xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học góp phần không nhỏ đến kết quả về nhà trường như sau :

*Kết quả công tác kiểm tra nội bộ năm học:

1. Kết quả kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo:

Năm học

TSG G V

Kiểm tra toàn diện Kiểm tra chuyên đề

TS Tốt Khá TB Y TS Tốt Khá TB Y SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL 2011- 2012 15 5(33%) 3 20 1 7 1 7 0 0 10 67% 6 40 4 27 0 0 0 2012- 2013 17 6(35%) 2 18 4 23 0 0 0 0 11 65% 3 18 8 47 0 0 0 2.Chất lượng học sinh:

Năm học 2011 – 2012 2012 - 2013 Ghi chú

SL TL% SL TL% Học lực Giỏi 51 34 62 38,6 Khá 56 37,3 55 34,1 TB 42 28 44 27,3 Yếu 1 0,6 0 0 Hạnh kiểm THĐĐ 150 100 162 100 1 KT CTHĐĐ 0 0 0 0

2.Kiểm tra các chuyên đề khác: (công tác 3 công khai, kiểm tra; tự kiểm tra tài chính, kế toán, việc huy động, sử dụng các nguồn kinh phí do dân và các tổ chức đóng góp; công tác thư viện, thiết bị, y tế ), xếp loại: Tốt.

3. Kiểm tra thực hiện các cuộc vận động và phòng trào thi đua do ngành phát động: Xếp loại : Xuất sắc.

Năm học 2012-2013 được phòng GD-ĐT đánh giá là một trong 6 trường xuất sắc trong toàn huyện về phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

4.2. Bài học kinh nghiệm:

Vận dụng một số giải pháp trên vào chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học tại trường chúng tôi trong thời gian vừa qua bước đầu đã có sự chuyển biến đáng kể. Để tổ chức tốt hoạt động kiểm tra nội bộ trường học ở trường Tiểu học góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục, bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau:

1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác kiểm tra nội bộ trường học cho tất cả các Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Khi có nhận thức đúng, đội ngũ nhà giáo sẽ nhận thức được vị trí, vai trò, nhiệm vụ, mục đích yêu cầu của công tác kiểm tra nội bộ trường học, biến các văn bản pháp quy của ngành, những nội quy của nhà trường thành ý thức tự giác, tự nguyện, hoàn thành trách nhiệm cá nhân của nhà giáo.

Đồng thời nếu làm tốt công việc này các nhà trường và mỗi giáo viên sẽ tìm ra được những phần còn hạn chế của đơn vị, của cá nhân để khắc phục, những mặt mạnh để phát huy.

2 .Hiệu trưởng các nhà trường phải không ngừng nâng cao nhận thức về mọi mặt, trong đó có lý luận về kiểm tra nội bộ trường học và sự trao đổi kinh nghiệm thực tiễn quản lý với các huyện bạn, trường bạn để công tác kiểm tra nội bộ ở đơn vị mình công tác đạt hiệu quả cao hơn.

III.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 1. Kết luận: 1. Kết luận:

Công tác kiểm tra nội bộ trường học là một nội dung quan trọng có ý nghĩa hết sức to lớn trong hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng. Hoạt động kiểm tra nội bộ không thể thiếu trong kế hoạch, nhiệm vụ năm học hàng năm của người quản lý, là một công việc thiết yếu, thường xuyên và liên tục của người cán bộ quản lý, vì vậy đòi hỏi người hiệu trưởng phải

dành nhiều thời gian công sức, phải điều hành đồng bộ, tiến hành đồng đều trên các bình diện. Phải trung thực, công bằng, khách quan trong quá trình tiến hành kiểm tra và đánh giá, phải có kế hoạch cụ thể rõ ràng, chủ động linh hoạt trong quá trình thực hiện. Phải phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và bám sát hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng giáo dục về hoạt động kiểm tra nội bộ, làm cơ sở pháp lý vững chắc để tiến hành kiểm tra xem xét. Có như vậy mới đạt kết quả cao, mới phát huy tác dụng bồi dưỡng và xây dựng mối quan hệ đoàn kết trong nội bộ trường học để hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục Tiểu học.

Đề tài đã nêu lên những vấn đề lý luận về kiểm tra nội bộ trường học, khảo sát, phân tích, đánh giá được hiện trạng của việc tổ chức thực hiện công tác kiểm tra nội bộ của nhà trường, đề tài đã đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường học ở các trường Tiểu học nói chung, trường Tiểu học Sơn Tân nói riêng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Đề tài này chỉ góp một phần nhỏ trong rất nhiều những nhóm giải pháp đồng bộ về kiểm tra nội bộ trường học và bước đầu đã phát huy tác dụng. Nếu tiếp tục thực hiện tốt và bổ sung, hoàn thiện thêm các nhóm giải pháp trong đề tài sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục ở các nhà trường.

2. Kiến nghị,đề xuất:

2.1. Đối với Sở, Phòng giáo dục và Đào tạo.

-Tổ chức chuyên đề về chỉ đạo xây dựng và thực kế hoạch kiểm tra nội bộ có hiệu quả cho tất cả đội ngũ quản lý tham dự.

-Tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý để CBQL thường xuyên nâng cao nhận thức những vấn đề về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát...trong nhà trường.

2.2.Với hiệu trưởng các trường Tiểu học.

Tăng cường đổi mới nhận thức về hoạt động kiểm tra nội bộ và quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học.

Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ hiểu biết về năng lực chuyên môn về hoạt động kiểm tra nội bộ trường học cho cán bộ, giáo viên tham gia lực lượng quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học.

Tiến hành thường xuyên, đồng bộ công tác kiểm tra nội bộ theo một quy trình đã được kiểm định qua thực tiễn hoạt động, nhằm duy trì kỷ cương nề nếp trong nhà trường và nâng cao chất lượng giáo dục.

2.3. Đối với giáo viên :

- Ngoài thực hiện nhiệm vụ giảng dạy giáo dục học sinh hằng ngày cần chủ động theo dõi kế hoạch kiểm tra nội bộ để phối hợp tốt mang lại hiệu quả cao.

- Bố trí và sắp xếp thời gian phù hợp để chuẩn bị nội dung kiểm tra tốt .

- Xác định đúng về mục đích và ý nghĩa của kiểm tra nội bộ mang lại cho bản thân mỗi giáo viên sau mỗi lần được kiểm tra.

Trên đây là một số biện pháp đã áp dụng và tích lũy được trong quá trình học tập, tổ chức, chỉ đạo xây dựng và thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học của bản thân đã áp dụng khá hiệu quả ở đơn vị chúng tôi. Với khả năng và vốn kinh nghiệm của tôi còn ít nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp.

Xin trân trọng cảm ơn !

Sơn Tân, ngày 10 tháng 11 năm 2013

Người viết

Đinh Thi Nga


Một phần của tài liệu SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC SƠN TÂN HƯƠNG SƠN HÀ TĨNH (Trang 25 -25 )

×