Chính xác truyền động bánh răng

Một phần của tài liệu xem duoc thi lay (Trang 26)

Độ chính xác của truyền động bánh răng được đánh giá thông qua bốn

độ chính xác thành phần:

- Độ chính xác động học, là mức độ dao động của số vòng quay trên trục bị dẫn.

- Độ chính xác ăn khớp êm, là mức độ gây nên rung động, va đập, tiếng

ồn trong quá trình bộ truyền làm việc.

- Độ chính xác tiếp xúc, là khả năng tiếp xúc nhiều hay ít của đôi răng ăn khớp trong quá trình chịu tải trọng.

- Độ chính xác khe hở mặt bên của đôi răng, là khả năng không gây chèn ép giữa các răng trong quá trình ăn khớp.

Độ chính xác động học của bộ truyền bánh răng được phân chia thành 12 cấp, cấp 1 có mức chính xác cao nhất, cấp 12 có mức chính xác thấp nhất.

- Độ đảo hướng tâm của vành răng Fr, là sự thay đổi lớn nhất khoảng cách từ tâm quay đến đường chia của răng, sau một vòng quay.

- Sai số động học của bánh răng F’i, là sai lệch lớn nhất về góc quay của bánh răng sau một vòng quay, khi nó ăn khớp với bánh răng mẫu chính xác.

- Độ dao động khoảng cách tâm đo sau một vòng Fi”, là sự thay đổi lớn nhất của khoảng cách tâm giữa bánh răng có sai số (bánh răng đo) và bánh răng mẫu chính xác ăn khớp khít với nhau, khi quay bánh răng đo

đi một vòng.

- Sai số tích luỹ bước răng FP, là hiệu đại số lớn nhất của các giá trị sai số

tích luỹ k bước răng, với tất cả các giá trị k từ 2 đến z/2 (z là số răng của bánh răng).

- Sai số lăn răng Fc, là sai số lớn nhất về góc quay giữa bánh răng gia công và dụng cụ cắt răng (dao phay răng).

- Dao động khoảng pháp tuyến chung Fvw, là sự dịch chuyển biên dạng răng theo hướng tiếp tuyến trong phạm vi một vòng quay của bánh răng.

Độ chính xác làm việc êm cũng được chia làm 12 cấp độ. Mức độ chính xác cao hay thấp, tuỳ thuộc vào giá trị của các thông số sau:

- Sai số động học cục bộ fi’, là sai lệch lớn nhất về góc quay của bánh răng sau khi quay đi một răng, khi nó ăn khớp với bánh răng mẫu chính xác.

- Sai lệch khoảng cách tâm đo sau một răng fi”,là sự thay đổi lớn nhất của khoảng cách tâm giữa bánh răng có sai số (bánh răng đo) và bánh răng mẫu chính xác ăn khớp khít với nhau, khi quay bánh răng đo đi một răng.

- Sai số biên dạng răng ff, là khoảng cách lớn nhất giữa hai biên dạng danh nghĩa áp với biên dạng thực.

- Sai lệch bước răng fpt, là hiệu của sai lệch trên và sai lệch dưới của bước răng pt.

- Sai lệch bước cơ sở fpb, là hiệu giữa bước cơ sở thực và danh nghĩa.

Độ chính xác tiếp xúc cũng có 12 cấp độ. Đánh giá mức độ chính xác tiếp xúc thông qua các thông số:

- Vết tiếp xúc, quan sát được khi ta bôi sơn lên răng của một bánh răng và cho ăn khớp với bánh răng khác, có tải trọng. Tỷ số giữa diện tích của vết tiếp xúc và diện tích bề mặt làm việc của răng càng lớn, thì độ

chính xác càng cao.

- Sai số hướng răng Fβ, là khoảng cách lớn nhất giữa đường thẳng hoặc

đường xoắn áp với mặt răng và đường lý thuyết.

- Sai số hình dạng và vị trí đường tiếp xúc Fk, là khoảng cách giữa hai

đường thẳng áp với mặt răng thực, song song với đường tiếp xúc của

Mức độ hở mặt bên được đánh giá qua độ hở mặt bên Jn. Jnđược đo trên

đường pháp tuyến với biên dạng răng. Jn dao động nhiều thì độ chính xác thấp và ngược lại.

Đối với cặp bánh răng không điều chỉnh được vị trí tâm bánh răng, thì

độ hở mặt bên được dánh giá thông qua sai lệch khoảng cách tâm fa.

Đối với bánh răng điều chỉnh được vị trí tâm, thì độ hở mặt bên được

đánh giá thông qua độ dịch chuyển phụ nhỏ nhất của biên dạng gốc EH.

Để kiểm tra mức độ chính xác chế tạo bánh răng ta dùng một bộ thông số bao gồm những thông số và những cặp thông sốđánh giá mức độ chính xác

động học, ăn khớp êm, tiếp xúc và độ hở mặt bên (xem Bảngg 8.1 trang 102 tài liệu [1]). Việc chọn bộ thông số nào là tuỳ thuộc vào cấp chính xác của bánh răng và điều kiện sản xuất, kiểm tra của cơ sở sản xuất. Bộ thông số được chọn cần kết hợp sao cho việc kiểm tra là đơn giản nhất, số dụng cụ sử

dụng là ít nhất. Ví dụ, khi chọn thông số đánh giá độ chính xác động học là Fi”, thì sử dụng ngay thông số fi”để đánh giá độ chính xác ăn khớp êm.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1067-84 quy định 12 cấp chính xác cho độ

chính xác động học, ăn khớp êm, tiếp xúc, với cấp 1 là chính xác cao nhất. TCVN 1067-84 cũng quy định 6 dạng khe hở mặt bên: A, B, C, D, E, H. Trong đó dạng A có sai lệch cơ bản lớn nhất và dạng H có sai lệch cơ bản bằng không (Jnmin = 0). Tiêu chuẩn cũng quy định 8 cấp chính xác của độ hở

mặt bên của răng, ký hiệu x, y, z, a, b, c, d, h. Trong đó cấp x có dung sai lớn nhất và cấp h có dung sai nhỏ nhất.

Chọn cấp chính xác cho truyền động bánh răng, phải dựa vào điều kiện làm việc cụ thể của bộ truyền, và những yêu cầu về truyền động. Xác định cấp chính xác có thể bằng tính toán hoặc dựa theo kinh nghiệm, theo các bảng chỉ

dẫn (Bảng 8.2. trang 105 tài liệu [1]). Các độ chính xác của truyền động bánh răng có thể chọn ở các cấp khác nhau. Theo kinh nghiệm: cấp chính xác ăn khớp êm cao hơn không quá 2 cấp và thấp hơn không quá 1 cấp so với cấp chính xác động học, cấp chính xác tiếp xúc có thể cao hơn hoặc thấp hơn 1 cấp so với cấp chính xác ăn khớp êm.

Một phần của tài liệu xem duoc thi lay (Trang 26)