Chương V: Sản phẩm đạt được + Chương VI: Đ ánh giá kết quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải tiến và chế tạo tháp khoan MPYRY sử dụng cho các máy khoan địa chất (Trang 34)

SẢN PHẨM ĐẠT ĐƯỢC

Hoàn thành các công việc:

1- Thiết kế chi tiết các bộ phận của bộ tháp khoan theo nội dung của đề

tài ( tập bản vẽ thiết kế và chế tạo ); 2- Chế tạo hoàn thiện các chi tiết của đề tài;

3- Thử tải trọng của tháp được chế tạo và thử nghiệm tại hiện trường; 4- Báo cáo đã hoàn thiện bao gồm cả quy trình hướng dẫn lắp ráp sử

dụng tháp khoan.

CHƯƠNG VI

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

Trong thời gian thực hiện đề tài “Nghiên cứu cải tiến và chế tạo tháp khoan MPYrY sử dụng cho các máy khoan địa chất” đã đạt được:

- Các cán bộ tham gia vào thực hiện đề tài đã đi sâu nghiên cứu, làm quen với việc gia công hiệu chỉnh tháp khoan cho phù hợp với từng chủng loại máy khoan sản xuất từ những nước khác nhau.

- Nắm bắt được qui trình công nghệ để chế tạo được các sản phẩm của

đề tài.

- Thiết kế hoàn thiện bản vẽ chi tiết .

- Chế tạo được thành công các chi tiết theo các yêu cầu kĩ thuật của đề

tài. Sản phẩm của đề tài khi lắp ráp và thử tải đã được các cán bộ kỹ

thuật và công nhân khoan đánh giá rất thuận tiện cho công tác khoan thăm dò khoáng sản hiện nay.

- Sản phẩm của đề tài đã được sử dụng tại công trình khoan: Phương án Hà Lầm, lỗ khoan CGH46 chiều sâu khoan 660 mét kết quả tốt.

Hình ảnh tháp khoan

CHƯƠNG VII

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1- Kết luận:

Đề tài: “Nghiên cứu cải tiến và chế tạo tháp khoan MPYrY sử dụng cho các máy khoan địa chất” là một đề tài nghiên cứu ứng dụng thực tiễn. Sản phẩm của

đề tài giúp cho Công ty giải quyết được việc thay thế các tháp khoan cũ, ứng dụng lắp đặt tháp cho các máy khoan mới nhập từ Trung Quốc để thi công thăm dò khoáng sản với những lỗ khoan có chiều sâu ≈ 900 mét Trong quá trình thực hiện giúp cho các cán bộ nghiên cứu trau dồi thêm kiến thức ngoaị ngữ cũng như công nghệ chế tạo, tự nâng cao khả năng áp dụng thực tiễn để hoàn thiện thiết bị công nghệ đáp ứng yêu cầu khoan công nghệ cao trong cơ chế thị

trường.

2- Đề nghị:

Thông qua việc nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhận thấy tính ứng dụng thực tiễn của đề tài rất cao. Dựa trên những máy khoan có sẵn, và những máy khoan được nhập mới, Công ty tiếp tục thực hiện chế tạo tiếp các bộ tháp khoan để sử dụng khoan trong thăm dò khoáng sản và nhất là vùng mỏ than Quảng Ninh và Thái Nguyên hoàn thành được khối lượng công việc Tập

QUY ĐỊNH LẮP VÀ DỰNG HẠ THÁP

Trọng lượng bản thân của tháp tương đối lớn. So với tháp cột và tháp cột dựng hạ bằng thủy lực, việc dựng hạ tháp MPYrY cải tiến phức tạp hơn nhiều. Vì vậy khi dựng hạ phải chú ý đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tháp. Các loại tháp sắt trong ngành khoan của ta hiện nay thường được dựng theo hai phương pháp sau:

- Lắp và dựng dần từ dưới lên;

- Lắp hoàn toàn tháp theo tư thế nằm ngang, sau đó dùng tời hay máy kéo dựng tháp lên.

Cách thứ nhất có ưu điểm là tiết kiệm được mặt bằng, việc lắp và dựng đơn giản; Nhưng nó có nhược điểm là do phải lắp ráp ở trên cao, nên dễ sảy ra tai nạn. Phương pháp này thường được áp dụng đối với các bộ tháp cấu tạo từ thép góc.

Cách thứ hai có ưu điểm là việc lắp ráp an toàn, nhanh, nhưng cũng có nhược

điểm là việc lắp ráp đòi hỏi mặt bằng rộng, phương pháp dựng phức tạp. Cách này thường được áp dụng đối với các loại tháp cấu tạo từ thép ống. Phương pháp này do kỹ sưĐukhơnhin nghĩ ra nên thường được gọi là phương pháp dựng tháp

Đukhơnhin, đây cũng là phương pháp nhóm đề tài lựa chọn để dựng hạ tháp MPYrY cải tiến. Phương pháp dựng hạ như sau:

Toàn bộ tháp được lắp theo tư thếđặt nằm ngang trên mặt nền, đầu tháp được kê lên một giá đỡ cao từ 1 đến 1,2 mét. Hai chân tháp được nối khớp bản lề với

đế tháp. (hình 1 )

Hình 1

Tư thế lắp tháp chuẩn bị dựng

1. Cần cẩu; 2. Chân bản lề; 3. Đế tháp; 4-5. Cáp giữ cần cẩu; 6. Hai nhánh cáp; 7. Đầu nối cáp; 8. Bản lề chân tháp; 9. Cáp; 10. Đầu nối cáp.

Cách thức lắp cụ thể như sau:

Trước khi bắt đầu thực hiện quá trình lắp ráp, nền khoan được đổ bê tông riêng bốn trụ tại vị trí neo hai bộống Φ273 được đổ khối bê tông 500 x 500 x 500. Bệ máy khoan phải được bắt chặt vào nền khoan qua các gu giông cắm vào khối bê tông.

Sau khi bệ máy khoan ( hai ống Φ273 ) được neo chắc chắn vào vị trí, tiến hành lắp ráp các chữ I200 chặt vào hai ống Φ273 bệ.

1. Bắt đầu lắp ráp bằng cách đưa máy khoan XY – 44 vào vị trí khoan, bắt chặt các bu lông M18 giữa máy khoan và bệ tháp.

2. Lắp ráp 04 chân tháp bằng ống Φ114 cùng giằng phụ vào khung nối bằng thép H100. Vặn chặt toàn bộ bu lông tại các bích nối.

3. Đưa 04 chân tháp đã được lắp ráp vào bệ tháp. Nghiêng chân tháp để hai chân có gắn khớp quay vào khớp với bản lề của bệ. Dùng chốt Φ50 có hãm xỏ gắn chân tháp với bệ.

4. Nâng toàn bộ chân tháp lên cách mặt đất 0.5 mét nằm trên một bệđỡ

( Một ngựa kê bằng thép Φ70 ).

5. Lắp ráp lần lượt các cột tháp thứ nhất vào với khung nối giữa chân tháp và cột tháp qua bích bằng bu lông M18, xiết chặt các bu lông lắp ghép.Tiếp tục nối cột tháp thứ hai vào cột thứ nhất qua cốt và bích nối hai cột. Nối tiếp cột thứ ba cùng khung cầu đỉnh tháp vào cột thứ hai. Lắp 04 sợi cáp Φ10 dài 18mét có bắt tăng đơ để ghìm tháp vào 04 góc của cột tháp thứ ba.

6. Lắp ròng rọc đỉnh tháp vào khung cầu đỉnh tháp. Các ròng rọc được lắp sẵn thành bộ gồm 02 ròng rọc lắp trên trục cùng gối đỡ đã được căn chỉnh cùng vòng cách để các ròng rọc thẳng tâm với nhau.

7. Lắp sàn thợ phụ tại vị trí của cột tháp thứ hai bằng bu lông. Lắp giá đỡ

cần dựng cùng khung đỡ cùng tại vị trí đó. Lắp chữ A dựng thẳng đứng vuông góc với cột tháp để dẫn cáp kéo.

Sau khi kiểm tra lại toàn bộ các mối lắp ghép chặt chẽ, có thể dựng tháp. Công việc dựng tháp có thể tiến hành theo hai cách:

+ Dùng máy cẩu hoặc máy xúc nâng dựng tháp. + Dựng bằng phương pháp dùng tời hoặc xe kéo:

Sau khi lắp ráp và tiến hành kiểm tra toàn bộ tháp xong, buộc hai nhánh cáp 6 vào hai chân tháp ở vị trí dưới sàn thợ phụ. Hai nhánh cáp này được nối với nhau tại đầu nối 10, đồng thời tại đây cũng được nối với cáp 9, cáp 9 được nối với hệ ròng rọc động 11 – 11a, còn đầu kia sau khi luồn qua 3 ròng rọc thì được

mắc vào với tời hoặc xe kéo 13, mục đích của hệ ròng rọc động này là để giảm sức kéo cần thiết khi dựng, giảm tốc độ nâng, giữ cho lực kéo tháp được cân,

đảm bảo quá trình dựng được an toàn. Đối diện với cáp kéo 9 về phía bên kia tháp có bố trí cáp hãm 12, cáp này được nối với tời hoặc xe kéo khác. Đề phòng khi xe kéo 13 kéo tháp lên đến “điểm chết” bị quá đà, tháp có thể tự rơi do trọng lượng bản thân làm hỏng tháp, cáp hãm 12 có tác dụng hãm cho tháp đặt từ từ

xuống đế tháp. Chú ý lúc này xe 13 vẫn tiến nhưng không kéo căng cáp (Hình 2)

Sau khi tháp đã đững trên bốn chân cần tiến hành chỉnh tâm tháp, bắt nối các bu lông hai chân tháp còn lại, lắp các dây cáp chằng, bắt hệ thống thu lôi, chống sét và việc dựng tháp được hoàn thành.

Khi hạ tháp cũng sử dụng hệ thống cáp mắc như khi dựng. Sau khi tháo hết bu lông bắt chân tháp với đế tháp, dùng tời hoặc xe kéo cáp 12 cho tháp nghiêng khỏi vị trí cân bằng, dùng xe 13 thông qua cáp 9 hãm cho tháp hạ từ từ xuống vị

trí nằm ngang trên mặt đất là được. Hình 2

QUY ĐỊNH AN TOÀN KHI LÀM VIỆC VỚI THÁP MPYrY CẢI TIẾN

Phn 1

Các quy định chung

Điều 1. Sử dụng lao động :

1. Người lao động, kể cả người học nghề, tập sự nghềđược huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và khám sức khoẻđịnh kỳ ít nhất một lần trong một năm; đối với người làm công việc nặng nhọc độc hại, ít nhất 6 tháng một lần.

2. Nghiêm cấm sử dụng người lao động chưa được đào tạo về kỹ thuật, chưa

được huấn luyện và cấp thẻ an toàn lao động vào công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

3. Người lao động phải được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân theo chếđộ

quy định, phù hợp với nghề nghiệp, công việc. Khi làm việc, người lao động phải sử dụng trang bị bảo vệđó.

4. Phải tuân thủ quy trình lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng hướng dẫn của nhà chế tạo. Phải có lý lịch kỹ thuật và hồ sơ theo dõi quá trình sử dụng.

Điều 2. Khi làm việc ở độ cao từ 3 m trở lên: - Phải thắt dây an toàn

- Cấm đưa dụng cụ cho nhau bằng cách tung ném. - Cấm người không liên quan tụ tập ở phía dưới. - Khi lên xuống phải dùng thang có tay vịn chắc chắn

Điều 3. Người lao động đang làm việc phát hiện có nguy cơ gây tai nạn lao động phải báo ngay cho người quản lý và chỉ trở lại làm việc khi đã loại trừ nguy cơ đó.

Điều 4. Khi giao ca, người có trách nhiệm bàn giao phải thông báo cho ca sau và ghi vào sổ bàn giao tình trạng thiết bị, tình hình sản xuất và an toàn, vệ sinh lao

động.

Điều 5. Khi xảy ra tai nạn lao động, người bị tai nạn phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.

Tai nạn lao động phải được khai báo, điều tra kịp thời và báo cáo theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 6. Căn cứ Quy định này và Nội quy an toàn lao động và vệ sinh lao động các đơn vị thực hiện trong nội bộđơn vị.

Phn 2

An toàn lao động

I. Công tác xây lắp

1. Khoan trường

Điều 7. Khoan trườngphải bằng phẳng, độ dốc không quá 10 độ, đủ diện tích lắp đặt thiết bị và làm việc theo quy định cho từng loại máy khoan. Khoan trường phải có đường ra vào thuận tiện, an toàn, không bị lầy, lún. Vách núi quanh khoan trường phải được xử lý (bạt mái, dật cấp, thoát nước...) đảm bảo không bị sạt lở trong suốt quá trình thi công khoan.

2. Làm đường tm để vn chuyn thiết b

Điều 8. Chỉ được tiến hành thi công mởđường, sửa chữa đường theo thiết kếđã

được cấp có thẩm quyền xét duyệt. Thiết kế và thi công đường phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn hiện hành của Bộ Giao thông Vận tải.

Các đường tạm (đường nhánh, phục vụ cho vận chuyển thiết bị, vật tư trong thời gian ngắn, mặt đường không rải nhựa hoặc đổ bê tông...) phải đảm bảo các yêu cầu sau đây

- Đường phục vụ vận tải bằng xe tải: độ dốc không quá 2/10; bán kính cong của đoạn đường vòng không được nhỏ hơn 5 mét (theo đường tâm); mặt đường phải bằng phẳng, độ mấp mô không quá 10 cm.

- Vách núi hai bên đường phải được xử lý (bạt mái, dật cấp, thoát nước...)

đảm bảo không bị sạt lở trong suốt quá trình thi công

- Các đoạn đường ngầm qua suối phải có cọc tiêu hai bên đường

3. Lp đặt tháp khoan

Điều 9. Tháp khoan và các máy móc, thiết bị phải được bố trí, lắp đặt đúng với thiết kếđã duyệt, đáp ứng các yêu cầu về kĩ thuật và an toàn lao động.

Điều 10. Thiết bị, dụng cụ, sàn khoan, thang tháp, lan can tháp phải được bảo quản, giữ gìn tốt và sạch sẽ; thường xuyên kiểm tra, xiết chặt các mối lắp ghép.

Điều 11. Sức chịu tải của tháp khoan ít nhất phải bằng 1,5 lần tải trọng thiết kế

lớn nhất có thểđạt đến trong qúa trình sử dụng.

Điều 12. Khoảng cách nhỏ nhất từ tháp khoan đến nhà ở và cơ sở sản xuất,

đường giao thông, dây dẫn ngoài cùng của đường điện, tính theo phương nằm ngang, không được nhỏ hơn 1,5 lần chiều cao của tháp khoan.

Cấm bố trí, lắp đặt tháp khoan trong hành lang an toàn lưới điện cao áp.

Điều 13. Các bulông bắt tháp phải có đai-ốc hãm hoặc rongđen hãm.

Điều 14. Tháp khoan cao trên 12m phải có đủ cáp chằng. Đầu dưới của cáp chằng phải được bắt vào neo chắc chắn, có bộ phận căng cáp (tăng-đơ). Cấm bắt 2 cáp chằng vào 1 neo.

Điều 15. Tháp khoan phải có thang cho người lên xuống.

Điều 16. Tháp khoan phải có bộ phận đỡ cần khoan dựng trong tháp.

Điều 17. Sàn làm việc trên tháp phải có lan can bảo hiểm cao 0,8m - 1,0m. Ván lát sàn làm việc trên tháp khoan phải dày ít nhất 3 cm, bằng gỗ từ nhóm 4 trở

lên, phải được bắt chặt vào xà ngang bằng bulông. Cấm ghép ván sàn không

được bắt chặt. Xà ngang phải được bắt vào chân tháp bằng bulông M18÷20. Cấm dùng đinh đỉa hay dây cáp vào việc này.

Điều 18. Tháp khoan phải có hệ thống chống sét. Thiết bị điện phải được tiếp

đất theo đúng các qui định của vận hành điện.

Điều 19. Khi làm việc trên cao từ 2m trở lên, dụng cụ cầm tay (kìm, búa, cờlê...) phải có túi đượng mang theo. Sau khi kết thúc công việc, các dụng cụ được xếp vào nơi qui định.

Điều 20. Các công việc tháo, lắp tháp khoan ở trên cao phải do những công nhân có kinh nghiệm, đã được huấn luyện về kĩ thuật an toàn, đảm nhiệm.

Điều 21. Khi khoan trên sườn núi, tháp khoan phải được dựng cách bờ dốc ít nhất 3m. Vách núi ở phía trên và dưới máy phải được gia cố, đảm bảo ổn định trong suốt thời gian thi công.

4. Tháo, lp và sa cha tháp khoan

Điều 22. Cấm sử dụng chi tiết hỏng hay không đảm bảo yêu cầu kĩ thuật để lắp ghép tháp khoan.

Điều 23. Các thiết bị dựng tháp (tời, giá đỡ, cáp, palăng, kích) phải có hệ số an toàn ít nhất bằng 3.

Điều 24. Trước khi dựng, hạ tháp, người chỉ huy phải kiểm tra: a) Tình trạng các chi tiết của tháp, kĩ thuật lắp ghép ;

b) Các dụng cụ hoặc đồ vật sót lại trên tháp hay không; c) Tình trạng kỹ thuật của các thiết bị dựng tháp.

Điều 25. Người và thiết bị dựng, hạ tháp (tời, máy kéo) phải ở cách chân tháp khoan ít nhất 1,5 lần chiều cao của tháp. Đế của chân tháp phải được ghìm chặt,

đảm bảo không bị xê dịch khi dựng tháp..

Điều 26. Cấm dựng, hạ tháp khoan khi mưa to, sương mù, hay gió từ cấp 5 trở

lên.

Điều 27. Khi dựng và hạ tháp khoan phải sử dụng tốc độ tời (xe kéo) nhỏ nhất, thao tác êm nhẹ, không giật cục, cáp tời phải được cuốn đều trên tang tời, không chồng chéo lên nhau, và phải có các biện pháp đề phòng đổ tháp

Điều 28. Sau khi dựng tháp, phải bắt chặt ngay các dây cáp chằng.

Điều 29.Được phép dựng tháp khoan có chiều cao dưới 15m bằng tời khoan. Trong trường hợp đó, tất cả mọi người, trừ người trực tiếp điều khiển tời khoan và người chỉ huy dựng tháp, phải đứng cách chân tháp khoan ít nhất 1,5 lần chiều cao tháp.

Điều 30. Khi dùng tời đưa vật nặng lên cao, trừ người trực tiếp điều khiển tời, tất cả mọi người phải đứng cách xa điểm rơi ít nhất 5m.

Điều 31. Tiến hành kiểm tra và sửa chữa tháp khoan trong các trường hợp sau :

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải tiến và chế tạo tháp khoan MPYRY sử dụng cho các máy khoan địa chất (Trang 34)