M ỤC LỤ C 1
3.2.3 Nguyên công 3: Tổng kiểm tra 74
Sau khi gia công chi tiết và tiến hành nhiệt luyện chi tiết xong, ta tiến hành tổng kiểm tra chi tiết.
Nội dung kiểm tra bao gồm: kiểm tra kích thước, kiểm tra độ cứng bề
mặt, kiểm tra độ song song giữa bề mặt trong và ngoài của vành lăn, kiểm tra
độ vuông góc của bề mặt ngoài và bề mặt đầu của chi tiết.
+ Kiểm tra kích thước của chi tiết: Tiến hành đo đạc kích thước của chi tiết với dụng cụ đo: sử dụng thiết bị đo để kiểm tra các kích thước: đường kính trong, đường kính ngoài, chiều rộng và chiều dày chi tiết. Các kích thước
đạt yêu cầu của bản vẽ.
+ Kiểm tra độ cứng bề mặt vành lăn: Sử dụng máy kiểm tra độ cứng (có biên bản kiểm tra độ cứng kèm theo), độ cứng của chi tiết đạt yêu cầu (trong khoảng 230 – 250 HB) theo bản vẽ thiết kế.
+ Kiểm tra độ đồng tâm giữa đường kính trong và đường kính ngoài,
độ vuông góc giữa mặt đầu và bề mặt ngoài vành lăn bằng đồng hồ so đo kiểm. Các yêu cầu này đáp ứng được yêu cầu của chi tiết.
3.2.4 Phiếu nguyên công chế tạo vành lăn máy rửa quặng
* Nguyên công 1:
1 T15K6 2,5 121 1,5 16 13 2 T15K6 0,2 160 0,32 21 47 3 T15K6 2,5 120 1,5 14 12 4 Máy tiện đứng hai trụ T15K6 0,2 160 0,32 18,5 42 * Nguyên công 2:
Bước Máy Dao t(mm) V(m/ph) S(mm/vg) n(vg/ph) Tcb(ph)
1 T15K6 2,5 107,5 2 12,5 12 2 T15K6 0,4 142 0,32 16,5 55 3 T15K6 2,5 120 1,5 14 12 4 Máy tiện đứng hai trụ T15K6 0,2 160 0,32 18,5 42 3.3 Kết luận Xuất phát từđiều kiện làm việc thực tế, vật liệu chế tạo và vị trí lắp đặt vành lăn trên máy rửa quặng đề tài nghiên cứu đưa ra các yêu cầu kỹ thuật của vành lăn. Từđó đề tài đưa ra trình tự các nguyên công để gia công chế tạo vành lăn máy rửa quặng và lập quy trình công nghệ chế tạo vành lăn.
Trong mỗi nguyên công gia công chế tạo vành lăn, đề tài tiến hành theo trình tự từ việc định vị, kẹp chặt, chọn máy, chọn dao, tính toán các thông số
cắt... từđó xác định lại các thông số chuẩn theo máy đã chọn. Và cũng từ các thông số này ta xem xét lại việc chọn máy cho thỏa mãn các thông số của nguyên công.
CHƯƠNG IV: CHẾ TẠO VÀNH LĂN MÁY RỬA QUẶNG, LẮP ĐẶT CHẠY THỬ KHẢO NGHIỆM
4.1 Các bước chế tạo vành lăn máy rửa quặng
4.1.1 Nguyên công 1: Tiện bề mặt ngoài
Hình 4.1 Lắp đặt vành lăn lên máy tiện
4.1.2 Nguyên công 2: Tiện thô và tiện tinh đường kính ngoài vành lăn để đạt kích thước Φ 2720, tiện mặt đầu của vành lăn.
Hình 4.5 Gia công vành lăn
Hình 4.9 Lắp đặt vành lăn trên máy rửa
4.2 Lắp đặt, chạy thử khảo nghiệm vành lăn trên máy rửa quặng
4.2.1 Lắp đặt vành lăn
+ Vành lăn sau khi chế tạo được sơn chống gỉ và sơn trang trí. + Vận chuyển vành lăn đến xưởng tuyển quặng apatit.
+ Cẩu toàn bộ tang trống của máy rửa quặng tới xưởng lắp ráp cơ khí.
+ Tiến hành lắp ráp vành lăn mới được chế tạo vào tang trống của máy rửa quặng.
+ Sau khi lắp xong, kiểm tra lại các mối ghép nối vành lăn và các con đỡ. + Cẩu lắp cụm tang trống vào vị trí trên máy rửa quặng.
4.2.2 Chạy thử khảo nghiệm vành lăn
+ Trước tiên tiến hành chạy thử không tải máy rửa quặng. Chạy rà để bề mặt chi tiết làm việc ổn định. Kiểm tra vị trí tiếp xúc giữa vành lăn và con lăn đỡ. Nếu các vị trí chưa tiếp xúc đều thì cần điều chỉnh đểđảm bảo độ đồng tâm
giữa con lăn và tang trống, tránh tập trung ứng suất ảnh hưởng đến tuổi thọ
của vành lăn.
+ Sau khi chạy thử không tải, tiến hành chạy thử có tải. Đánh giá chất lượng của sản phẩm, bàn giao đưa sản phẩm vào sử dụng phục vụ sản xuất.
4.3 Kết luận
Đề tài tiến hành chế tạo 01 vành lăn máy rửa quặng apatit. Quá trình công nghệ thực hiện chế tạo theo trình tựđã nghiên cứu tại chương 3. Sau khi chế tạo vành lăn, tiến hành lắp đặt chạy thử vành lăn. Vành lăn làm việc đáp
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
* Kết luận:
Đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo vành lăn máy rửa quặng” là dạng đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng thực tiễn. Máy rửa quặng kiểu tang trống là một thiết bị nằm trong dây chuyền tuyển quặng của nhà máy apatit. Việc nghiên cứu công nghệ chế tạo vành lăn thành công góp phần giúp nhà máy apatit đáp ứng nhanh
được yêu cầu công việc, phục vụ sản xuất. Ngoài ra nó còn góp phần giúp các nhà máy, xí nghiệp cơ khí trong nước chủ động sửa chữa và thay thế phụ tùng, tiến tới nội địa hoá hoàn toàn các thiết bị cơ khí từ trước đến nay vẫn phải nhập ngoại. Tiết kiệm ngoại tệ và chi phí trong chế tạo các chi tiết tương tự.
Sau một quá trình thực hiện nghiêm túc các nội dung công việc đã đăng ký,
đề tài đã hoàn thành nội dung nghiên cứu đúng tiến độ dự kiến và đã thu được các kết quả sau:
- Có báo cáo, thuyết minh đầy đủ nghiên cứu công nghệ chế tạo vành lăn máy rửa quặng. Báo cáo bao gồm 4 chương:
+ Chương 1: Tổng quan về vành lăn và máy rửa quặng.
+ Chương 2: Nghiên cứu, tính toán, thiết kế chế tạo vành lăn máy rửa quặng. + Chương 3: Lập quy trình công nghệ chế tạo vành lăn máy rửa quặng.
+ Chương 4: Chế tạo vành lăn máy rửa quặng, lắp đặt chạy thử khảo nghiệm. - Tiến hành chế tạo 01 vành lăn máy rửa quặng đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật theo bản vẽ thiết kế và đưa vào vận hành đạt kết quả tốt. Kết quả khoa học của đề
tài đã được áp dụng vào thực tế sản xuất, hoàn toàn thay thếđược hàng nhập ngoại,
đạt hiệu quả kinh tế.
Đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo vành lăn máy rửa quặng” là một công trình khoa học thực nghiệm rất nghiêm túc, có phương pháp thực hiện phù hợp với
điều kiện thực tiễn ở Việt Nam, có hiệu quả kinh tế tốt và có địa chỉ áp dụng cụ thể
trong công nghiệp. Tính hiệu quả trong việc áp dụng phương pháp chế tạo vành lăn tiết kiệm chi phí, qua tính toán cụ thể trong thực tiễn chỉ bằng khoảng 80% so với chi phí nếu nhập khẩu từ nước ngoài. So với nhập khẩu từ nước ngoài thì việc chế
tạo không chỉ tiết kiệm được chi phí, thời gian đáp ứng phục vụ sản xuất cho nhà máy mà còn tiết kiệm được ngoại tệ cho đất nước.
* Kiến nghị:
Viện Nghiên cứu Cơ khí là đơn vị nhiều năm qua đã triển khai nghiên cứu thành công công nghệ chế tạo rất nhiều các thiết bị cơ khí theo nhiều phương pháp khác nhau và phục vụ cho nhiều lĩnh vực, nhưng công nghệ chế tạo vành lăn máy rửa quặng là lần đầu tiên được nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công. Ngoài các kết quả khiêm tốn đạt được, do còn hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như
kinh phí còn hạn hẹp. Với mong muốn được đóng góp hơn nữa vào sự phát triển của ngành cơ khí chế tạo, nhóm đề tài xin đề xuất kiến nghị sau:
- Bổ sung lại các chương nghiên cứu của mình hoàn thiện hơn. Đồng thời phát triển và mở rộng đề tài thêm về việc nghiên cứu chế tạo các chi tiết lớn dạng vành lăn. Ứng dụng không chỉ cho vành lăn máy rửa quặng trong công nghiệp tuyển khoáng mà còn ứng dụng đối với các thiết bị trong các lĩnh vực xi măng, nhiệt
điện…
- Nghiên cứu và ứng dụng thêm các phương pháp xử lý bề mặt để nâng cao tuổi thọ vành lăn như xử lý nhiệt, xử lý cơ học: phun bi…
- Nghiên cứu và lập quy trình công nghệ chế tạo mới toàn bộ máy rửa quặng cũng như các thiết bị khác của dây chuyền tuyển quặng.
LỜI CẢM ƠN
Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo vành lăn máy rửa quặng” và các thành viên trong nhóm đề tài xin trân trọng bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đối với các tổ chức và các cộng tác viên đã cùng tham gia, hỗ trợ thực hiện nội dung nghiên cứu khoa học của đề tài, đặc biệt là:
- Lãnh đạo Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Công Thương. - Lãnh đạo Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam - Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Cơ khí
- Các tổ chức, cơ quan và các cộng tác viên liên quan.
Chúng tôi xin gửi tới các cộng tác viên khoa học đã cùng tham gia, giúp đỡ thực hiện đề tài này lời cảm ơn và chúc sức khoẻ.
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] PGS.PTS Nguyễn Bơi, PTS Trần Văn Lùng, PTS Phạm Hữu Giang, Cơ sở
tuyển khoáng. NXB Giao Thông Vận Tải, Hà Nội 1999.
[2] Thiết kế xưởng tuyển khoáng và an toàn, Nguyễn Văn Xuyền, Trương
Quỳnh Anh. NXB Giao Thông Vận Tải, Hà Nội 2000.
[3] Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 1, 2, 3 GS.TS Nguyễn Đắc Lộc,
PGS.TS Lê Văn Tiến, PGS.TS Ninh Đức Tốn, PGS.TS Trần Xuân Việt. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2003.
[4] PGS Hà Văn Vui, Ts Nguyễn Chỉ Sáng, Ths Phan Đăng Phong. Sổ tay
thiết kế cơ khí 1, 2, 3. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2006.
[5] Trần Văn Địch, Nguyễn Trọng Bình, Nguyễn Trọng Doanh... Sổ tay công
nghệ chế tạo máy. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2000.
[6] Trịnh Chất – Lê Văn Uyển. Tính toán hệ dẫn động cơ khí tập 1, 2
[7] Nguyễn Trọng Hiệp - Nguyễn Văn Lẫm. Tính toán chi tiết máy.
[8] РАСЧЁТЫ ГРУЗОПОДЪЕМЫХ И ТРАНСПОРТИРУЮЩИХ МАШИН
Ф.К. ИВАЧЕНКО , В.С. БОНДАРЕВ , Н.П. КОЛЕСНИК , В.Я. БАРАБАНОВ :
ИЗДАТЕЛЬСКОЕ ОБЪЕДИНЕНИЕ ″ВИША ШКОЛА″ ГОЛОВНОЕ
ИЗДАТЕЛБСТВО, КИЕВ – 1975.
[9] Huỳnh Viên (Bộ môn kim loại học và nhiệt luyện - Trường đại Học Bách Khoa Hà Nội) - Sổ tay vật liệu, 1969.
[10] GS.TS Nguyễn Đắc Lộc, Ths. Lưu Văn Nhang. Hướng dẫn thiết kếđồ án công nghệ chế tạo máy. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2004.
[11] Nguyễn Văn Huyền. Cẩm nang kỹ thuật cơ khí. NXB Xây dựng, Hà Nội 2010.
[12] Ngô Thúy Hải, Lê Ngọc Oanh, Nguyễn Thị Yên, Trần Thế Vinh. Sổ tay thiết kế cơ khí – Tập 3. VTKMCN, 1974.
[13] Nguyễn Xuân Đông, Phạm Quang Lộc. Thiết kếđúc. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 1978.