Những vấn đề còn tồn tại

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG MỘT SỐ CÔNG CỤ THỐNG KÊ NHẰM KIỂM SOÁT VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH KHUÔN CHÍNH XÁC MINH ĐẠT (Trang 42)

Hiện nay công ty vẫn chưa thể quản lý chặt chẽ được tình hình chất lượng sản phẩm tại các cơ sở gia công. Việc kiểm soát chất lượng vẫn chưa được công ty quan tâm. Với nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng thì việc đòi hỏi chất lượng cao là một điều không tránh khỏi. Vì vậy, vấn đề quản lý chất lượng cần được công ty quan tâm nhiều hơn và có định hướng để không bị loại ra khỏi “cuộc chiến chất lượng” với các đối thủ cạnh tranh trong nước lẫn quốc tế.

39

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KIỂM SOÁT VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CTY TNHH KHUÔN CHÍNH XÁC MINH ĐẠT

3.1. Giải pháp 1: Nâng cao tinh thần làm việc, ý thức về chất lượng cho công nhân.

Hiện nay, trình độ tay nghề công nhân còn thấp, gây ra lỗi sản phẩm khi xuất kho, những nguyên nhân này chủ yếu do kỹ thuật và ý thức trách nhiệm của công nhân chưa cao, đặt biệt là đối với các công nhân.

Để đạt được năng suất lao động và chất lượng sản phẩm cao, đáp ứng nhu cầu khách hàng thì lãnh đạo Doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp nâng cao tinh thần làm việc, ý thức về chất lượng của mỗi công nhân.

Để giải pháp có hiệu quả, Doanh nghiệp cần thực hiện một số phương pháp như sau:

3.1.1. Áp dụng chế độ thưởng, phạt và các hình thức động viên để quản lý chất lượng tại Doanh nghiệp.

Doanh nghiệp sử dụng tiền lương (tiền công), tiền thưởng và những hình thức động viên khích lệ công nhân tại Doanh nghiệp, công nhân tại các cơ sở gia công thực hiện mục tiêu chất lượng. Song song với các chế độ thưởng, Doanh nghiệp cũng đề ra chế độ phạt.

Đối với phương pháp này, Doanh nghiệp phải đảm bảo kết hợp hài hòa các lợi ích của Doanh nghiệp, công nhân nhưng cần lấy lợi ích của công nhân. Trên cơ sở lấy lợi ích cá nhân để thúc đẩy lợi ích tập thể, Doanh nghiệp.

Việc áp dụng chế độ thưởng phạt sẽ bắt đầu triển khai sau 1 tháng thông báo rộng rãi đến công nhân. Khi tiến hành áp dụng sẽ có các lần cảnh cáo lần 1, lần 2, lần 3. Nếu qua 3 lần cảnh cáo mà vẫn tái diễn thì Doanh nghiệp áp dụng hình thức phạt đối với công nhân để tránh những phản ứng không tốt từ phía công nhân. Ngoài ra, Doanh nghiệp cần giải thích về chế độ phạt này dựa trên chi phí sửa chữa cho từng lỗi.

Ngoài ra, doanh nghiệp nên có những hình thức động viên để khuyến khích nhân viên làm việc như sau: (Bảng 2: Các hình thức động viên – phụ lục 1)

40 Ngoài tiền lương, tiền công cơ bản được hưởng, công nhân còn được phụ cấp khác như: cơm trưa, cơm tăng ca,… Còn các cơ sở gia công thì được phụ cấp thêm tiền điện thoại,...

Thưởng lao động giỏi, cơ sở gia công xuất sắc định kỳ 1 năm 2 lần. Vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm. Phần thưởng có thể có trị giá từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng một lần.

Tài trợ tổ chức các hoạt động thi đua văn nghệ, trò chơi để gắn kết giữa công nhân và lãnh đạo, Doanh nghiệp có thể tổ chức mỗi năm một lần, kết hợp tổ chức tham quan, dã ngoại các khu du lịch, vui chơi giải trí như: Khu du lịch Đại Nam, Vũng Tàu,… mỗi năm một lần vào dịp lễ 30 tháng 4, 1 tháng 5.

Để tạo tinh thần đoàn kết, tập thể, Doanh nghiệp cần tiến hành thiết kế đồng phục công nhân và trợ cấp cho công nhân đồng phục đi làm. Cung cấp đầy đủ các dụng cụ làm việc cho công nhân và các cơ sở gia công.

3.1.2. Điều kiện thực hiện giải pháp 1

Để thực hiện giải pháp có hiệu quả, Doanh nghiệp cần có các điều kiện sau:

oDoanh nghiệp phải tiến hành chặt chẽ các quy định, thưởng phạt công bằng tránh gây ra tình trạng bất đồng trong nội bộ Doanh nghiệp và các cơ sở gia công.

oPhải lập ra các kế hoạch và tiến hành thực hiện kế hoạch, tránh trường hợp có nói mà không làm gây mất lòng tin đối với công nhân và các cơ sở gia công. oCó sự hợp tác từ phía công nhân và các cơ sở gia công.

oHoạch định nguồn chi phí cung cấp cho giải pháp luôn được thực hiện, không bị gián đoạn.

3.2. Giải pháp 2: Áp dụng một số công cụ thống kê nhằm kiểm soát và nâng cao chất lượng sản phẩm

3.2.1 Giai đoạn 1: Đào tạo nâng cao tay nghề và ý thức trách nhiệm cho cán bộ quản lý chất lượng, công nhân tại Doanh nghiệp.

Đào tạo là một hoạt động có tổ chức và được thành lập thành một hệ thống nhằm nâng cao tay nghề, ý thức trách nhiệm của công nhân. Việc đào tạo và giáo dục, nâng cao tay nghề, hiểu biết của công nhân là một việc làm cần thiết. Doanh nghiệp có thể mở lớp đào tạo tại Doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo tại

41 chỗ. Nếu việc đào tạo công nhân được thực hiện một cách hợp lý sẽ làm giảm tỷ lệ lỗi, giảm chi phí sửa chữa, nâng cao tinh thần làm việc của công nhân, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và đạt hiệu quả kinh doanh cao.

Để xây dựng một kế hoạch đào tạo mang tính khả thi và đạt hiệu quả, Doanh nghiệp cần xác định rõ những vấn đề như sau:

- Đối tượng đào tạo:

o Các cán bộ quản lý chất lượng.

o Công nhân viên làm việc tại tất cả các tổ TK, Lập trình, CNC, EDM/WC, Truyền thống.

o Nội dung đào tạo: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

o Đào tạo kiến thức về chất lượng cho các cán bộ quản lý chất lượng. o Đào tạo, nâng cao tay nghề, ý thức trách nhiệm của công nhân tại các

tổ chuyên môn để giảm bớt các lỗi. - Hình thức đào tạo:

oĐưa cán bộ quản lý chất lượng đi học các khóa đào tạo nâng cao kiến thức về quản lý chất lượng.

oĐịnh hướng đào tạo công nhân tại Doanh nghiệp.

oĐưa công nhân nâng cao chuyên môn ở các nước có công nghệ khuôn phát triển như Nhật Bản.

3.2.2 Giai đoạn 2: Áp dụng một số công cụ thống kê nhằm kiểm soát và nâng cao chất lượng sản phẩm

Bộ phận QC thực hiện quá trình thu thập dữ liệu các dạng lỗi xảy ra các tổ chuyên môn. Sử dụng các công cụ thông kê để kiểm soát và nâng cao chất lượng sản phẩm.

42

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ quá trình thực hiện giai đoạn 2

3.2.2.1. Tiến trình thu thập dữ liệu (Sử dụng phiếu kiểm tra dạng lỗi)

Các nhân viên kiểm tra phải nhận thức được rằng việc thu thập dữ liệu như là một quá trình sản xuất, cần được hiểu rõ ràng và liên tục cải tiến. Doanh nghiệp cần tổ chức các cuộc trao đổi về tầm quan trọng của việc thu thập dữ liệu cho các kiểm tra viên. Ngoài ra, cần phải kiểm tra quá trình thu thập, đánh giá kết quả, hạn chế thấp nhất những lỗi có thể xảy ra. Mỗi nhân viên KCS thu thập dạng lỗi trong một lô hàng, mỗi mã sản phẩm sẽ thu thập mỗi phiếu khác nhau. (Bảng 3: Phiếu kiểm tra dạng lỗi, phụ lục 1)

3.2.2.2. Xử lý dữ liệu bằng biểu đồ Pareto

Thu thập dữ liệu các dạng lỗi

Xử lý dữ liệu bằng biểu đồ Pareto

Xác định lỗi xảy ra nhiều nhất và chi phí sữa chữa lớn nhất

Xây dựng biểu đồ nhân quả tìm nguyên nhân gây ra vấn đề sản

phẩm lỗi

Xác định nguyên nhân chính để cải tiến

Lập kế hoạch tương lai, tiến hành cải tiến

Dùng biểu đồ kiểm soát kiểm tra kết quả cải tiến

43 Sau khi tiến hành kiểm tra dạng lỗi của đơn hàng, các cán bộ quản lý chất lượng sẽ tổng hợp lại, sắp xếp dữ liệu theo thứ tự chi phí sửa chữa từ lớn nhất đến nhỏ nhất. Sau đó tính tần số tích lũy:

Bảng 3.1 Bảng phân tích Pareto dựa theo chi phí

Dạng lỗi Số lỗi Chi phí sửa chữa (ngàn đồng) Tỷ lệ chi phí (%) Tần số tích lũy tỷ lệ chi phí (%) TK 11 549 5.088044 5.088044 Lập trình 31 2487 23.04912 28.13716 CNC 50 2066 19.14736 47.28452 EDM/WC 73 5433 50.35218 97.6367 Truyền thống 8 255 2.363299 100 Tổng 173 10790 100 Cách vẽ biểu đồ Pareto:

Lựa chọn 3 thang đo để sử dụng vẽ biểu đồ Pareto là: Chi phí sửa chữa (ngàn đồng), Tỷ lệ chi phí (%) và Tần số tích lũy tỷ lệ chi phí (%).

Xác định biểu đồ có cột bên trái với đơn vị ngàn đồng, cột bên phải thể hiện đơn vị %, trục nằm ngang thể hiện các dạng lỗi.

Vẽ biểu đồ cột chi phí sửa chữa và vẽ biểu đồ dây đường tích lũy chi phí như hình dưới đây:

44

Hình 3.1 Biểu đồ Pareto

Tiếp theo là xác định cơ hội cải tiến đối với những lỗi xuất hiện nhiều lần và chi phí sửa chữa cao. Từ đó Doanh nghiệp đưa ra biện pháp khắc phục, cải tiến vào đơn hàng tiếp theo.

3.2.2.3. Sử dụng biểu đồ nhân quả tìm nguyên nhân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổ QC kiểm tra chất lượng mỗi đơn hàng. Từ lãnh đạo, nhân viên đến công nhân sẽ cùng tham gia xây dựng biểu đồ để tìm ra nguyên nhân.

Nhóm xây dựng biểu đồ phải lắng nghe ý kiến của các thành viên, lãnh đạo, công nhân. Và sau khi hoàn thiện, các thành viên phải xem xét lại và hỏi ý kiến của một số nhân viên khác có am hiểu về quá trình sản xuất.

Ở công ty và các đơn vị gia công treo một tấm bảng. Mời mọi người trong Doanh nghiệp và các đơn vị gia công cùng tham gia vào xây dựng biểu đồ. Các lãnh đạo, nhân viên và công nhân đều có thể viết lên bảng các ý tưởng theo cấu trúc có sẵn. Qua đó, Doanh nghiệp có thể xây dựng một biểu đồ hoàn chỉnh, khách quan. Đây là nền tảng thực hiện công tác cải tiến.

Từ phân tích Pareto và sơ đồ nhân quả, Doanh nghiệp có thể đưa ra một số biện pháp cải tiến, khắc phục lỗi cũng như nguyên nhân gây lỗi. Sau khi đưa ra cải tiến cho các lô hàng kế tiếp, Doanh nghiệp cần tiến hành việc thu thập dữ liệu sau cải tiến để xem xét vấn đề đã được giải quyết hợp lý hay không và xác định cơ hội cải tiến tiếp theo. Tạo thành một vòng tròn quản lý chất lượng khép kín, cải tiến liên tục.

45 Có thể tập hợp lại các nguyên nhân phổ biến, quan trọng từ các cơ sở gia công để cùng đưa ra biện pháp như sau:

Hình 3.2 Sơ đồ nhân quả về vấn đề chất lượng

3.2.2.4. Sử dụng biểu đồ tần số xuất hiện lỗi tìm các lỗi thường xuyên bị mắc phải

Sau khi tìm ra cơ hội cải tiến ở biểu đồ Pareto và tìm được nguyên nhân chính gây lỗi trên sản phẩm, Doanh nghiệp tiến hành khắc phục lỗi có chi phí sửa chữa cao nhất, đồng thời hạn chế tối đa nguyên nhân chính gây lỗi để không xảy ra. Để theo dõi tình hình thực hiện cải tiến đạt hiệu quả hay không, Doanh nghiệp sẽ cho tổ QC kiểm tra tất cả sản phẩm ở các nơi gia công và ghi nhận số lỗi xảy ra

Từ dữ liệu thu thập, ta xây dựng biểu đồ tần số xuất hiện lỗi.

Từ đây, Doanh nghiệp có thể xác định được lỗi nào thường xuyên xảy ra để có cách khắc phục. Sản phẩm không đạt Con người TK ra tọa độ sai Xem nhằm số Gá phôi sai Offset nhỏ Lấy ct sai Lấy dao sai MÁY Máy không ổn định Nguyên vật liệu Sai mã vl Không đạt cl SP khó

46

Hình 3.2 Biểu đồ tần số xuất hiện lỗi

Dựa vào những phân tích trên, Doanh nghiệp sẽ xác định được cơ hội cải tiến tiếp theo, tổ chuyên môn nào cần chú ý nhiều hơn.

3.2.3 Giai đoạn 3: Xây dựng các nhóm chất lượng tại Doanh nghiệp.

Để thực hiện giải pháp 2 đạt hiệu quả hơn, Doanh nghiệp cần tiến hành xây dựng các nhóm chất lượng, nhằm thu hút tất cả công nhân và các cơ sở gia công cùng tham gia vào cải tiến chất lượng. Thực hiện giai đoạn 3 tương đương với việc thực hiện các bước sau:

3.2.3.1. Thu hút mọi người cùng tham gia nhóm chất lượng

Giám đốc và tất cả mọi người trong các phòng ban, các tổ trưởng và các chủ cơ sở gia công chịu trách nhiệm thu hút mọi người tham gia vào việc xây dựng các nhóm chất lượng bằng cách phổ biến cho mọi người biết những lợi ích có thể có khi tham gia vào nhóm chất lượng.

3.2.3.2. Tiến hành phân nhóm chất lượng:

Mỗi người được phát một phiếu đăng ký nhóm và tự tìm nhóm cho mình. Có thể cùng phòng ban, cùng tổ hay khác phòng ban, khác tổ với nhau. Chỉ cần thấy thuận tiện và có ích cho chính mỗi người là được. Mỗi nhóm khoảng 5 – 7 người.

Sau khi phân nhóm xong, các thành viên sẽ tiến hành bầu trưởng nhóm. Trưởng nhóm được bầu là người có khả năng lãnh đạo và được các thành viên trong

47 nhóm tín nhiệm. Tiếp theo là bầu một thư ký, thư ký là người ghi lại nội dung các cuộc họp của nhóm khi giải quyết các vấn đề về chất lượng,…

Triển khai nhóm đi vào hoạt động

Sau khi đã thành lập, các nhóm chất lượng sẽ đi vào hoạt động. Ban đầu, nhóm sẽ có các cuộc họp, trao đổi về các vấn đề chất lượng. Sau khi đi vào nề nếp, các nhóm có thể tiến hành họp định kỳ mỗi tháng 2 lần, thời gian họp có thể kéo dài 15 phút, 30 phút hay một giờ. Thời gian họp là ngoài giờ làm việc, giờ giải lao hay sau giờ làm việc.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp 2

Để thực hiện thành công giải pháp 2, Doanh nghiệp cần có các điều kiện sau: oBan lãnh đạo Doanh nghiệp luôn theo sát, xúc tiến, khích lệ các hoạt động. oDoanh nghiệp cần tiến hành từng giai đoạn và lập cụ thể kế hoạch về thời gian

thực hiện từng công việc và thời gian hoàn thành.

oKhi lựa chọn cán bộ đào tạo, cần lựa chọn những cán bộ có năng lực, tinh thần ham học hỏi, cố gắng tìm tòi kiến thức mới để sau khi được đào tạo có thể ứng dụng vào công việc tốt hơn, có hiệu quả hơn.

oTiến trình lựa chọn cán bộ, công nhân kỹ thuật phải công bằng, khách quan và công khai vì sao chọn những cán bộ, công nhân đó.

oCác cơ sở gia công tích cực hợp tác và cam kết với Doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ khăng khít.

oMọi người trong Doanh nghiệp có tinh thần đoàn kết, tham gia hoạt động tự nguyện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

48 oKẾT LUẬN CHUNG

Kiểm soát quá trình bằng kỹ thuật thống kê là việc áp dụng các công cụ thống kê để phân tích quá trình công việc của ông ty, giúp xác định các vấn đề một cách chính xác, xử lý các dữ liệu thô từ kết quả kiểm tra, đánh giá thành những thông tin có ích. Sử dụng một hoặc nhiều trong số 7 công cụ, chúng ta có thể phân tích các yếu tố trong quá trình để xác định có vấn đề. Giá trị của Kiểm soát quá trình bằng kỹ thuật thống kê là ở chỗ nó đem lại những công cụ đơn giản nhưng hữu hiệu. Chúng có thể được sử dụng một cách độc lập hoặc kết hợp để xác định chính xác điểm bất thường, các điểm thiếu kiểm soát và giảm thiểu những tác động của chúng. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả đã xây dựng được cơ sở lý luận để tiến hành nghiên cứu đề tài, tìm hiểu và đi sâu phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm và tình hình quản lý chất lượng tại công ty TNHH Khuôn Chính Xác Minh Đạt. Qua đó, tác đã đề xuất một số giải pháp giúp Doanh nghiệp kiểm soát và nâng cao chất lượng sản phẩm. Với những khó khăn trong tình hình chất lượng sản phẩm bị lỗi nhiều, tác giả đề xuất giải pháp 1 giúp Doanh nghiệp giảm sai lỗi trên sản phẩm, bằng cách lấy công nhân – người trực tiếp tạo ra chất lượng sản phẩm làm trung tâm. Với tình hình quản lý chất lượng, Doanh nghiệp gặp khó khăn do không quản lý, kiểm soát được gia công bên ngoài, tác giả đề xuất giải pháp 2. Bằng cách

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG MỘT SỐ CÔNG CỤ THỐNG KÊ NHẰM KIỂM SOÁT VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH KHUÔN CHÍNH XÁC MINH ĐẠT (Trang 42)