Chế biến CMTP để thu được sản phẩm có nồng độ cao, bền khi bảo quản và đạt tiêu chuẩn dùng cho thực phẩm.

Một phần của tài liệu tư liệu về chất tạo vị và màu cho thực phẩm (Trang 28 - 30)

chuẩn dùng cho thực phẩm.

Người ta tách antoxyan từ thực vật bằng cách chiết nhờ các dung môi như nước hay dung dịch rượu - nước của các axit hữu cơ hoặc các alcol (metanol, etanol).

Dung môi là dung dịch nước của các axit hữu cơ dễ bị vi khuẩn làm hỏng. Nếu bảo quản chúng quá 15 ngày, dung dịch cần được sulfit hóa.

Hiệu quả của quá trình, chiết phần lớn phụ thuộc vào phương pháp sơ chế nguyên liệu. Ngoài các biện pháp nghiền, tạo hạt để sản phẩm có kích thước thích hợp, nguyên liệu còn được chiếu xạ, tác động bằng dòng điện, bằng nhiệt độ và cuối cùng là sàng để phân loại.

Nghiền nguyên liệu là công đoạn đầu tiên của quá trình sơ chế, có ảnh hưởng lớn đến antoxyan vì quá trình đó phá vỡ sự cân bằng sinh học trong các tế bào sống.

Người ta tách antoxyan từ củ cải đỏ bằng xử lý nhiệt, xử lý bằng vi sóng và dùng nước làm dung môi chiết. Hỗn hợp chiết xnất được giữ ở 70 - 80oC.

Để CMTP chiết từ củ cải đỏ có độ ổn định cao người ta thêm một lượng nhất định muối của các kim loại kiềm vào khối dung dịch sau đó chưng cất hết dung môi.

Cùng có thể dùng axit ascobic kết hợp với axit chanh và natri bisunfat để giữ màu của CMTP được ổn định.

NGUYỄN HỮU TÚ

Theo "Bảo quản và sơ chế nông phẩm" 4/2000, (T

TANIN:

(A. tannin; cg. axit tanic, galotanin, axit galotanic), một nhóm các poliphenol tồn tại phổ biến trong thực vật, có khả năng tạo liên kết bền vững với protein và một số hợp chất cao phân tử thiên nhiên (xenlulozơ, pectin). Đầu tiên (từ cuối thế kỉ 18), T là tên gọi của dung dịch nước chiết xuất ra từ nhiều loại cây, dùng để thuộc da. Hiện nay, T là tên gọi của những hợp chất gặp trong thiên nhiên có chứa một số lớn các nhóm hiđroxi phenolic và có phân tử khối từ 500 đến 3.000. Hoá học của T rất phức tạp và không đồng nhất. T có thể được chia thành hai nhóm: a) Các dẫn xuất của flavanol, còn gọi là những T ngưng tụ; b) T có khả năng thuỷ phân (nhóm này quan trọng hơn), là những este của gluxit, thường là glucozơ với một hoặc nhiều axit trihiđroxibenzencacboxylic. Công thức dẫn ra ở đây là một T có tên corilagin.

Công thức thực nghiệm của corilagin là C27H24O18; ở 210 - 215oC nó phân huỷ phần lớn thành pirogalol và CO2. T có trong vỏ, trong gỗ, trong lá và trong quả của những cây như sồi, sú, vẹt, vv. T được dùng để thuộc da, làm chất cầm màu trong nhuộm vải bông; trong y học,

dùng làm thuốc chữa bỏng (bôi dung dịch nước của T lên chỗ bỏng, da sẽ chóng lành), làm tiêu độc (vì T có thể kết hợp với các độc tố do vi khuẩn tiết ra, cũng như với các chất độc khác như muối bạc, muối thuỷ ngân, muối chì).

Tanin

Một phần của tài liệu tư liệu về chất tạo vị và màu cho thực phẩm (Trang 28 - 30)