Việt nam là nền kinh tế đứng thứ 60 trong các nền kinh tế thành viên của Quỹ tiền tệ IMF,xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2009 và đứng thứ 133 xét theo theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu
người.Việt Nam là một trong những quốc gia đã nhận được nguồn tài trợ rất lớn từ tổ chức quốc tế này,và hiện nay
Việt nam đã là thành viên của IMF, Việt Nam gia nhập IMF vào ngày
21/9/1956. Hạn mức đóng góp cổ phần của Việt Nam là 329.1 triệu SDR (loại tiền tượng trưng của IMF được quy đổi từ đóng góp bằng bản tệ và các ngoại tệ mạnh), trị giá khoảng 475.3 triệu USD. Nghĩa vụ nợ tài chính của Việt Nam đối với IMF tính đến ngày 30/11/2005 khoảng 148,36 triệu SDR.
Sau đây là những đánh giá chung về tình hình kinh tế Việt Nam của IMF cho đến năm 2010:
-Sức phát triển kinh tế của Việt Nam bị giảm sút rất nhiều từ cuối năm 1997 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Đông Á châu và những yếu điểm của nền kinh tế nội bộ. Tổng sản lượng quốc gia tăng trên 10% từ những năm đầu thập niên 1990 xuống tới 3.5% năm 1998. Nhiều lý do giải thích sự giảm sút này : đầu tư ngoại quốc (foreign direct investment) giảm sút, những khó khăn của các doanh nghiệp quốc doanh và hệ thống ngân hàng.
-Yếu điểm chính của nền kinh tế Việt Nam là vấn đề không hữu hiệu kinh tế của hệ thống doanh nghiệp quốc doanh và hệ thống ngân hàng quốc doanh. Các doanh nghiệp quốc doanh không có năng suất cao hoặc thua lỗ nhiều. Hệ thống ngân hàng quốc doanh do đó gặp khó khăn vì số tiền cho các doanh nghiệp này vay không được trả lại hết. Các doanh nghiệp tư doanh còn quá ít và còn quá nhiều luật lệ kiểm soát và do đó giới hạn sự phát triển trong lĩnh vực này. Mặt khác, kinh tế Việt Nam dựa trên hàng nhập khẩu rất nhiều.
Kinh tế Việt Nam bắt đầu tăng lên lại từ giữa năm 1999. Tổng sản lượng quốc gia tăng 4.25% trong năm 1999 nhờ xuất khẩu dầu và gạo, nhưng đầu tư ngoại quốc và tiêu thụ nội địa vẫn không gia tăng. Lạm phát ở mức thấp quãng 2.5%. Dự trữ ngoại tệ lên tới 2.7 tỷ dollar Mỹ. Tỷ lệ phân lãi giảm xuống tới 12%, nhưng vì tỷ lệ phân lãi dollar Mỹ cao nên có nhiều chuyển động tiền tệ qua những trương mục ngoại tệ.
-Những tiến bộ về cải cách hạ tầng (structural reforms - réformes
structurelles) trong năm 1999 và đầu năm 2000 đã được thực hiện mặc dù khoảng cách giữa dự định và thực hiện vẫn còn lớn. Bộ luật thương mại mới nhằm tạo nên một môi trường thích hợp hơn cho sự phát triển của các tư doanh nội địa. Một số sửa đổi của luật đầu tư quốc tế đã được thực hiện để khuyến khích đầu tư ngoại
quốc, nhất là giảm nhẹ điều kiện bắt các doanh nghiệp ngoại quốc phải dùng ngoại tệ trực tiếp trong những chi tiêu. Về tình trạng các doanh nghiệp quốc doanh, một dự định cải cách mới đã được công bố trong tháng 5 năm 2000. Trái lại, nghành ngân hàng quốc doanh còn rất ít cải cách.
- Những năm gần đây, trong điều kiện kinh tế toàn cầu hậu khủng hoảng phục hồi chậm, nhưng kinh tế Việt Nam đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và tăng trưởng khá nhanh. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng không cao, thể hiện ở tính hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển theo chiều rộng, tăng khối lượng các nguồn lực, nhất là tăng vốn đầu tư, chưa thực sự dựa trên cơ sở năng suất lao động và nâng cao hiệu quả. Thâm hụt ngân sách liên tục cao, nợ công tăng nhanh. Theo Bộ Tài chính, thâm hụt ngân sách năm 2010 dự kiến giảm 0,4 điểm % GDP xuống còn 5,8% GDP (dự toán là 6,2% GDP), vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực. lạm phát cao gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Trong năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng tăng 11,75% so với tháng 12/2009, vượt xa chỉ tiêu lạm phát Quốc hội thông qua đầu năm là không quá 7% và mục tiêu Chính phủ điều chỉnh là không quá 8%. Thâm hụt thương mại, thâm hụt tài khoản vãng lai vẫn ở mức cao trong khi dự trữ ngoại hối vẫn ở mức thấp, gây sức ép lên tỉ giá. Nhập siêu năm 2010 đạt mức dưới 20% kim ngạch xuất khẩu, nhưng vẫn ở mức cao. Thâm hụt cán cân vãng lai lớn cùng với thâm hụt ngân sách cao, nợ công có xu hướng tăng nhanh sẽ là những trở ngại lớn cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong những năm tới đây.